"Nhà ta vốn là dân hạ bạn,
đời
đời ưa chuộng việc hùng dũng..”
(Trần Nhân Tông)
Trong lịch sử Việt Nam, có những vị vua giỏi giang cáng đáng và lãnh đạo nước trong những tình huống khó khăn. Trần Nhân Tông là một trong những vị vua đầu khai triều và xây dựng nhà Trần. Triều ông là giai đoạn cực thịnh nhất của nhà Trần. Ông lãnh đạo nước trong những thời kỳ gay cấn nhất của lịch sử Việt Nam: chiến tranh xâm lược của đạo quân Mông Cổ reo rắc kinh hoàng ở khắp lục địa Á-Âu.
Trong
hai cuộc xâm lăng của Mông Cổ lần hai và lần ba, ông đã cùng tướng sĩ và nhân
dân đối phó và đánh bại giặc. Ông là người mở ra Hội nghị Diên Hồng hỏi ý kiến
toàn dân và cùng nhân dân đối kháng địch. Trần Nhân Tông không những là vị vua
cương chính và gần dân mà còn là một đạo sĩ Phật giáo hiền tài, một trong ba sư
tổ sáng lập ra trường phái Trúc Lâm duy nhất ở Việt Nam.
1-
Con người và sự nghiệp
(a) Bản
chất con người
Thái
tử Trần Khâm tức Trần Nhân Tông lên ngôi vua thay thế Thượng Hoàng Thanh Tông
năm 1279. Ông là một vị vua có cốt ở dân và có một târn hồn Việt cội rễ. Ẩn
tàng trong ông là ý thức về nguồn, gợi nhớ gốc tổ Rồng Tiên, như lời ông từng
nói với con Trần Anh Tông và Quốc Công Trần Quốc Tuấn: "Nhà ta vốn là dân
hạ bạn, đời đời ưa chuộng việc hùng dũng... thích hình rồng vào đùi để tỏ ra
không quên gốc." Tục xâm hình rất phổ biến trong dân gian Việt Nam từ thời
Hùng Vương, đến đời Trần Nhân Tông thì phát triển mạnh mẽ. Từ vua quan đến quân
dân đều vẽ xâm hình rồng trước bụng, sau lưng và hai vế đùi. Lúc này người ta
chẵng những quan niệm xâm hình rồng để khi xuống nước không bị giao long làm
hại mà còn ngầm nhắc nhở nhau về một nguồn gốc như lời vua nhắn nhủ.
Tục
này thịnh hành đến nổi người Trung Hoa trông thấy gọi là "thái long"
tức rồng vẽ. Theo sứ nhà Nguyên Trần Phụ, thì mỗi người dân Đại Việt còn thích
chữ "Nghĩa di quyền phụ, hình vu báo quốc" (Vì việc nghĩa mà liều
thân, vì ơn nước mà báo đền). Điều này cho thấy dưới đời vua Trần Nhân Tông,
quân dân đều một lòng và tụ tập quanh một ông vua có căn cơ là gốc dân.
(b) Tư cách lãnh đao
Nhân
Tông là một vị vua anh minh, biết dùng và trọng dụng nhân tài. Đời ông, nhân
tài, anh hùng, tuấn kiệt lũ luợt kéo ra giúp nước, lòng người như một. Bên ông,
về quốc triều có Thái sư Trần Quang Khải, về binh sự có các danh tướng Trần
Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật .., về
văn học có các văn thi sĩ uyên bác như Nguyễn Thuyên, Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh
Chi. Riêng Nguyễn Thuyên là người khởi đầu dùng chữ Nôm làm thơ phú, văn hay
như Hàn Dũ bên Trung Quốc ngày xưa nên Nhân Tông cho đổi tên là họ Hàn.
Sự
hiểu người và dùng người của ông được thể hiện qua một câu chuyện tiêu biểu
sau. Trong không khí khẩn trương, khi con trai của Hốt Tất Liệt là Thái tử
Thoát Hoan đang sôi sục căm hờn điều động binh mã ở biên thùy để sửa soạn tràn
vào Đại Việt. Vào một ngày cuối năm Nhâm Ngọ (1282), tại bến Bình Than có một
cuộc họp lịch sử giữa vua Trần Nhân Tông và các tướng sĩ. Giữa lúc vua Nhân
Tông và mọi người đang bàn bạc sôi nổi, vua chợt nhìn ra ngoài sông và thoáng
thấy một chiếc thuyền lớn chở đầy than theo dòng đổ về xuôi. Nhác thấy trên
thuyền có một người đội nón lá, mặc áo ngắn, ngộ ngộ trông như người quen, vua
bèn chỉ và hỏi quan thi thần:
- Người kia có phải là Nhân Huệ Vương không?
Rồi
lập tức sai quân cheo thuyền nhỏ đuổi theo. Nhưng lát sau chỉ thấy quân trở về
không, tâu với vua là ông lái ngang bướng ấy không chiu đến mà chỉ trả lời
rằng:
- Lão già này là người bán than, có việc gì mà vua gọi đến!
Nghe
thấy thế, các quan rất đổi ngac nhiên và lo cho người bán than, cái tội khi
quân mạn thượng này dù xử nhẹ cũng phải dăm chục trượng là ít. Nhưng Nhân Tông
vẫn tươi cười mà rằng:
- Thế thì đúng là Nhân Huệ Vương rồi, người thường không dám
trả lời ta như thế!
Rồi sai nội thị đi gọi: lần này
"lão ta" chịu đến. Vua quan nhìn ra thì đích thị không sai. Người lái
thuyền bán than đó chính là Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư. Đội chiếc nón lá và
bận tấrn áo nâu ngắn bạc phếch, quần sắn tới đầu gối, trông ông ta thật phong
trần. Nhưng lạ thay, cuộc sống lam lũ vẫn không làm mất được cái vẽ tinh anh
quắc thước và dáng dấp hiên ngang ở người tướng vũ dũng của cuộc kháng chiến
chống Mông Cổ năm xưa, vì nóng tính và trót phạm lỗi với triều đình nên bị cách
chức và tịch thu gia sản. Chuyến đi hôrn nay của ông tình cờ lại hóa hay
- Thế nào, liệu khanh còn đủ sức đánh giặc hay không? – Nhân
Tông ướm hỏi.
Nghe thấy hai chữ "đánh giặc", mắt Trần Khánh Dư
vụt sáng:
- Dạ, thần còn đủ sức. Mấy năm nay vung rìu đẵn gỗ, cánh tay
thần xern ra còn rắng rỏi hơn xưa.
Nhân Tông cười vui vẽ và ngợi khen:
- Quả là gan Trần Khánh Dư còn bền hơn sắt đá. Được rồi còn
phải xem khanh lập công chuộc tội ra sao?
Đoạn
xuống chiếu tha tội cho Trần Khánh Dư, ban mũ áo, phong làm phó tướng quân rồi
cho ngồi ở ghế cuối hàng vương để bàn việc nước. Thế là triều đình lại có thêm
được một người tài giỏi đứng ra phò vua giúp nước.
Sự dùng người của Nhân Tông như thế xứng đáng phong cách của
một người lãnh đạo: hiểu và dùng người đúng chỗ.
(c) Cách cư
xử người
Trần
Nhân Tông là một vị vua khí khái và nhân đức. Đối diện với bao phong ba bão
táp, ông lãnh đạo tướng sĩ và nhân dân chống đỡ những cơn hiểrn nguy. Nhưng
không lúc nào là ông không để ý đến tình trạng của quân dân.
Khi
quân Mông Cổ với khí thế hung tàn tràn vào Đại Việt, Hưng Đạo Vương Trần Quoc
Tuấn vì kém thế thua chạy rút về Vạn Kiếp. Nhân Tông nghe Hưng Đạo Vương thua,
liền ngự một chiếc thuyền nhỏ xuống Hải Dương rồi cho vời Hưng Đạo Vương đến
bàn việc, nhân thấy quân mình thua, trong bụng không yên, mới bảo Hưng Đạo
Vương rằng:
- Thế giặc to như vậy, mà chống nó thì dân sự tàn hại, hay
là trẫm hãy chịu hàng đi để cứu muôn dân?
Hưng Đạo Vương tâu rằng:
-
Bệ hạ nói câu ấy thì thật là nhân đức, nhưng mà tôn miếu xã tắc thi sao? Nếu
bệ hạ muốn hàng, xin trước hãy chém đầu tôi đi đã, rồi sau sẽ hàng.
Nhân
Tông nghe lời nói trung liệt như vậy, trong bụng mới yên.
Cũng vậy, đối với quân thù, trong trận chiến thắng lịch sử
của quân ta ở Tây Kết (Khoái Châu, Hải Hưng), tướng giặc là Toa Đô bị trúng tên
chết và Ô Mã Nhi phải chốn chui xuống thuyền vượt biển chạy về Trung Quốc. Khi
các tướng thắng trận đưa đầu Toa Đô về nộp, Nhân Tông thấy người dũng kiện mà
lại hết lòng với chúa, nên xúc động mới than rằng: "Làm bầy tôi nên như
người này" rồi cởi áo ngự bào đắp vào đầu Toa Đô, sai quân dùng lễ mai
táng cho tử tế.
Khi
bóng quân Mông Cổ không còn trên đất Nam, triều đình bắt được một tráp chứa các
biểu hàng của một số quan. Số là khi quân giặc đang cường thịnh, triều thần lắm
kẻ hai lòng, có giấy má đi lại với chúng. Đình thần muốn lục tráp ra để trị
tội, nhưng Nhân Tông và Thánh Tông Thượng Hoàng nghĩ xa đến sự hoà giãi dân tộc
nên sai đem đốt cả tráp đi cho yên lòng mọi người và cùng nhau xây dựng lại cố
đô. Duy chỉ những người thực sự hàng và hợp tác với giặc mới bị trị tội.
(d)
Trị nước
Trách
nhiệm giữ nước đã xong, Nhân Tông còn phải lo việc ngoại giao với giặc và xây
dựng lại đất nước và con người. Với nhà Nguyên, Mông Cổ, vua không kiêu căng
khi thắng, mà hoà khí, khiêm nhượng nhưng nhân chính. Sự tàn phá của quân Mông
Cổ thật nặng nề đến nổi, lúc chiến thắng trở về Thăng Long, vua không còn cung
điện để ở mà phải tạm trú ở Lăng thị vệ. Trong tờ biểu gởi Hốt Tất Liêt, Nhân
Tông đã phải viết: "đốt phá hết chùa miếu trong nước, khai quật phần mộ tổ
tiên, cướp bóc dân gian, phá phách sản nghiệp trăm họ, mọi tàn ác không việc
nào trừ ...".
Hậu
quả của chiến tranh tan khốc như vậy cho nên phải có chính sách an dân và ủy
lạo dân. Sau cuộc chiến,
Nhân
Tông xuống chiếu đại xá cho thiên hạ. Nơi nào bị địch đốt phá thì tha tô ruộng
và tạp dịch toàn phần, các chổ khác thì xét miễn giảm theo thứ bậc khác nhau.
Chinh sách khéo léo và có tầm nhìn xa này, thể hiện một tinh thần thương dân và
ở một đầu óc có tư tưởng đầu tư xây dựng lâu dài, đã được kể lại trong quyển
"Long thành dật sự" như sau:
Sau
chiến tranh, thành Thăng Long nhiều đoạn bị san bằng, vua Nhân Tông định hạ chỉ
gấp rút xây lại thành
trì.
Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn can rằng: "Việc sửa lại thành trì không cần
kíp lắm. Việc cần kíp của triều đình phải làm ngay không thể chậm trễ được là
việcc ủy lạo nhân dân. Hơn 4 năm, quân giặc hai lần tràn sang quấy rối, từ nơi
núi rừng đến nơi đồng ruộng, đều bị tàn phá hầu hết. Vậy mà nhân dân vẫn một
lòng hướng về triều đình, xuất tài, xuết lộc, đi lính và đóng thuế, làm nên một
lực lượng mạnh cho triều đình chống nhau với giặc. Nay nhà vua được trở về yên
ổn. Việc làm trước hết là chú ý ngay đến dân, những nơi nào bị tàn phá, tuỳ
tình trạng nặng nhẹ mà cứu tế; nơi nào bị tàn phá quá nặng, có thể miễn tô thuế
mấy năm. Có như thế dân mới nức lòng càng quy hướng về triều đình hơn nữa.
Người xưa đã nói: "chúng chí thành thành" nghĩa là ý chí của dân là
một bức thành kiên cố. Đó mới là cái thành cần sửa chữa ngay, xin nhà vua xử
lý."
Vua
Nhân Tông vui vẽ nghe theo lời khuyên của Trần Quốc Tuấn. Đây cũng là một bài
học quan trọng mà gần đây chúng ta đã không nắm mà nguy hơn nữa là đã làm ngược
lại.
Cũng
vậy để cải tổ bộ máy hành chánh, và thúc đẩy nền kinh tế giúp dân giàu mạnh.
Trần Nhân Tông quyết định giảm thủ tục, các quan lộc và quan liêu trong nước.
Trước một bộ máy quá lớn và quá nặng nề từ Thượng thư sảnh, Môn hạ sảnh, Nội
mật viện, đến các quan, cac lục bộ, các cục (Nội thư hoả cục, Chi hậu cục..),
các đài (Ngự sử đài), các viện (Khu mật viện, Hàn lâm viện, Thẩm hình viện,
Quốc sử viện, Thái y viện,..), các ty .. khiến Trần Nhân Tông phải thốt lên :
" Sao một nước bé bằng bàn tay
mà phong nhiều quan thế! "
Lại
một lần nữa, vấn đề này cũng là vấn đề mà hiện nay chúng ta đang trực tiếp đối
diện
(e)
Trung hiếu và gia huấn
Trần
Nhân Tông coi việc trung hiếu là quan trọng hàng đầu. Đối với thượng hoàng và
các bề trên ông đều hết lòng đáp nghĩa. Ông thường lễ long trọng hàng năm trước
các lăng tiền bối. Bài thơ của ông làm lúc về bái yết lăng ông nội Trần Thái
Tông vẫn còn để lại trong sử sách.
Trượng
vệ thiên môn túc
Y
quan thất phẩm thông ..
(Qua
nghìn cửa chào nghiêm túc,
Đủ
áo mũ các quan của bảy chức ..)
Khi
ông là Thượng hoàng, đối với con ông là Trần Anh Tông, ông để tự do nhưng đều
khuyên bảo những điều nhân đức về phép trị dân. Sử sách chép rằng, Anh Tông là
người có hiếu nhưng thường uống rượu và lẽn đi chơi đêm khắp kinh thành, đến gà
gáy mới về. Vì thế có lúc Nhân Tông phải có thái độ cứng rắn.
Thang
năm năm Kỷ Hợi (1299), vua Anh Tông uống rượu xương bồ say quá. Thượng hoàng
Nhân Tông từ phủ Thiên Trường (Nam Định), nơi các Thượng hoàng thường ở an
dưỡng, về kinh sư, quan trong triều không ai biết cả. Nhân Tông thong thả xem
khắp các cung điện, từ sáng đến trưa. Người trong cung dâng cơm, Nhân Tông
ngoãnh trông, không thấy vua, ngạc nhiên hỏi ở đâu?
Cung
nhân vào đánh thức nhưng vua say quá không tỉnh. Ông giận lắm, trở về Thiên
Trường ngay, xuống chiếu cho các quan ngày mai đến họp ở phủ Thiên Trường. Đến
chiều, vua Anh Tông mới tỉnh, biết Thượng Hoàng về kinh, sợ hải quá, vội vàng
chạy ra ngoài cung gặp một người học trò tên Đoàn Nhữ Hài, mượn thảo bài biểu
để dâng lên tạ tội, rồi cùng với Nhữ Hài xuống thuyền đi suốt đêm đến phủ Thiên
Trường. Nhân Tông xem biểu rồi quở mắng một lúc, và tha lỗi cho Anh Tông. Từ đó
vua Anh Tông không uống rượu nữa.
2-
Xuất thế và thơ văn
Sau
khi quân xâm lăng Nguyên Mông Cổ không còn dám có tham vọng chiếm Đại Việt, năm
năm sau (1293) Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con ở Thăng Long rồi rút về Thiên
Trường đi ngao du và bắt đầu xuất thế. Trước lúc đó, ông đã là một nhà đạo sĩ
và thi văn nổi tiếng đời Trần. Đời của ông lúc này chuyển qua một giai đoạn
khác, việc nước và gia đình đã xong giờ đến việc mình và đời sống tinh thần của
bản thân.
Ông
cùng các đệ tử của mình lên núi Yên Tử (Quảng Ninh) xây dựng các chùa. Một trong
những chùa nổi tiếng nhất là chùa Hoa Yên. Ông là vị "tổ" đã có công
lớn trong việc xây dựng nên phái Phật giáo ở vùng Yên Tử Sơn này. Trần Nhân
Tông, cùng sư Pháp Hoa và sư Huyền Quang là tam tổ của trường phái Trúc Lâm và
thường được goi là phái Trúc Lâm Tam Tổ vì chỉ riêng ở Việt Nam mới có.
Sự
nhập thiền của Trần Nhân Tông không phải là một tiêu cực yếm thế. Thiền Trúc
Lâm mang một hinh thái nữa có nữa không, nữa thực nữa hư và có một tinh thần
biện chứng tích cực. Một thiền Phật giáo nhập thế mà tất cả mọi người dân đều
có thể áp dụng theo đuổi ở mọi nơi, mọi lúc trong đời sống không phải chỉ ở cửa
chùa. Bắt nguồn từ thiền Vô Ngôn thông, quan điểm cơ bản của thiền Trúc lâm là
“tức tâm tức Phật”, Phật ở tâm, ở trong ta, khi đốn ngộ thì ta là Phật và Phật
là ta. Từ Yên Tử Sơn, lâu lâu Nhân Tông đi ngao du các nơi, thăm thắng cảnh
thanh bình của quê hương mình. Lúc qua Thiên Trường vào một buổi chiều, trong
cảnh tranh tối tranh sáng của đồng quê Việt Nam, dưới con mắt Thiền của mình,
ông đã xúc cảm làm một bài thơ tựa đề "Thiên Trường vãn vọng"
Thôn
hậu thôn tiền đạm tự yên
Bán
vô bán hữu tịch dương biên
Mục
đồng địch lý quy ngưu tận
Bạch
lộ song song phi hạ điền
(Xóm
trước thôn sau tựa khói lồng
Bóng
chiều dường có lại dường không
Mục
đồng sáo vẵng trâu về hết
Cò
trắng từng đôi hạ xuống đồng)
Những
buổi chiều của đồng quê Việt Nam đẹp đẽ và yên tỉnh như kia là một hiện thực,
đã có từ nghin năm nay trong đời sống nhân dân, và đã tác động mạnh mẽ vào một
tam hồn Việt cội rễ của đạo sĩ Trần Nhân Tông.
Danh
tiếng của đạo sĩ Trần Nhân Tông vang lừng khắp Đại Việt đến tận đất Chiêm
Thành. Trong cuộc thăm viếng lịch sử chưa từng có của một Thượng hoàng nước Đại
Việt, cả Chiêm Thành từ vua quan đến nhân dân một lòng tôn kính một hiền sĩ từ
phương xa ghé vào. Nhân Tông cũng xúc động và học hỏi nhiều từ một nền văn minh
khác. Đối với ông, con người đâu đâu cũng vậy. Biên giới chỉ là một hàng rào
giã tạo đặt ra bởi sự không thông hiểu giữa con người. Ông đã nhin xa và muốn
thắt chặt tình thân hữu anh em của hai dân tộc Việt-Chiêm. Ông đề nghị với vua
Trần Anh Tông kết hợp con gái Nhân Tông (tức em gái Trần Anh Tông) là công chúa
Huyền Trân với vua Chiêm Thành. Cả Chiêm Thành, từ sự kính trọng đối với một
đạo sĩ hiền tài này, đã hoan hỷ chấp nhận. Vua Chiêm là Chế Mân (Jaya
Sinhavarman III mà trước đây là thái tử Harijit đã cùng đồng minh Đại Việt
chống quân Nguyên đổ bộ ở Chiêm Thành) đã tặng Đại Việt hai châu Ô và châu Rí
trong cuộc hôn nhân lịch sử này. Nhưng tiếc thay sau khi Chế Mân và Trần Nhân
Tông mất, chiến tranh lại tái diễn giữa hai dân tộc.
Năm
1308, Thượng hoàng Trần Nhân Tông băng hà ở am Ngọa Vân, núi Yên Tử. Sư Pháp
Hoa thiêu xác ông, nhặt hỏa cốt và hơn ba ngàn hạt xá lị để vào hộp, mang về
chùa Từ Phúc ở kinh sư.
Mùa
thu năm 1310, linh cửu chứa hỏa cốt Thượng hoàng được rước về chôn ở làng Quý
Đức, Phủ Long Hưng (Thái Bình). Khi nghe tin ấy, cả nước đều muốn tiễn linh cửu
người Việt hiền tài này lần cuối cùng. Trước hết, tạm quàn Nhân Tông ở điện
Diên Hiền, khi sắp phát dãn, đã đến giờ rồi mà quan liêu dân chúng đứng xem đầy
khắp cung điện, ngay cả tể tướng cầm roi xua đuổi mà cũng không thể giản ra
được. Vua cho gọi Trịnh Trọng Tử đến bảo rằng: "Linh cửu sắp phát dẫn mà
dân chúng đầy nghẽn như thế này thì làm thế nào ?". Trọng Tử là người có tiếng
là nhiều tài năng trí xảo nhất Thăng Long và cũng rất giỏi về âm nhạc. Trọng Tử
lập tức đến thềm Thiên Trì gọi quan Hải khấu và quan Hổ dực do Trọng Tử trông
coi đến ngồi la liệt ở thềm, sai hát mấy câu hát Long Ngâm. Mọi người đều ngạc
nhiên, kéo nhau đến xem, cung điện mới giãn người, linh cửu mới rước đi được.
Long Ngâm khúc là một lối hát vãn, giọng bi ai, nghe rất cảm động ... Suốt mấy
ngày ấy từ Thăng Long đến Thái Bình, Long Ngâm khúc của cả nước theo
linh cửu của ngài đến nơi an nghĩ cuối cùng.
Một
ngôi sao sáng đã vụt tắt trên bầu trời nước Đại Việt. Mặc dầu thể xác ông không
còn và đã tan thành tro bụi như ông muốn, nhưng hồn ông vẫn còn trong lòng dân
tộc Việt.
Lời bạt:
Trong
lịch sử trên thế giới rất hiếm người tài vừa là vua trị vì vừa là một hiền
triết. Văn minh La Mã có Marcus Aurelus, hoàng đế triết gia, vừa minh trị an độ
nhân dân, độ lượng với mọi người và để lại tác phẩm triết học nổi tiếng
“Meditations”. Ở phương đông hơn mười hai thế kỷ sau có Trần Nhân Tông, cũng
một minh quân, sáng lập trường phái thiền Trúc Lâm Việt Nam với các tác phẩm
thiền “Khoá Hư lục”(1), “Thiền lâm thiết chủy ngữ lục”, “Tăng già
toái sự” (5) không kém sâu sa.
Thiền Trúc Lâm Yên tử tuy không còn, nhưng dư âm vẫn còn
vọng: cuối thế kỷ 18, Ngô Thì Nhậm mong tái lập lại dòng thiền này với tác
phẩm “Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh”,
gần đây chùa Trúc Lâm ở Đà Lạt là một cố gắng mong muốn khôi phục dòng thiền
Trúc Lâm Yên Tử. Hoàng thành cổ Thăng Long nay đã được khám phá, một ngày nào
đó tôi hy vọng là điện Diên Hiền sẽ được hồi phục. Nguời người sẽ được đến tận
nơi vua làm việc, đãi yến, nơi linh cửu vua tạm quàn, hình dung cảnh quan và
tưởng nhớ mùi hương thiền toả ngát sáu trăm năm mươi năm trước và tưởng tượng
trở lại thời vàng son của thiền Việt Nam với minh quân Trần Nhân Tông. Núi Yên
Tử giờ đã có cáp treo, nhưng đi hành hương đường dốc bộ vẫn là tốt nhất theo
dấu chân của Thượng hoàng Nhân Tông.
NGUYỄN ĐỨC
HIỆP
(1) Theo
Thiều Chửu và một số nhà nghiên cứu cho là Trần Nhân Tông là tác giả “Khóa hư
lục” chứ không phải Trần Thái Tông
Tham khảo
(1) Đại
Việt Sử Ký toàn thư, Quyển 5 và 6, Kỷ Nhà Trần, Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam,
1993
(2) Khuyết
danh, Thiền uyển tập anh, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1990
(3) Nguyễn
Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, http://www.quangduc.com/lichsu/17vnpgsuluan.html
(4) Tạ
Ngọc Liễn, Vài nhận xét về Thiền Tông và phái Trúc Lâm – Yên Tử đời Trần,
Nghiên cứu Lịch sử, số 4 (175), tháng 7,8/1977, p. 51-62
(5) Nguyễn
Duy Hinh, Yên Tử - Vua Trần – Trúc Lâm, Nghiên cứu Lịch sử, số 2 (173), tháng
3,4/1977, p. 10-21.
No comments:
Post a Comment