Bà Lê Thị Dắt phát biểu. Ảnh: VanVn |
Bằng những hoạt động thiết thực và bổ ích trong 5 năm của giai đoạn I dự án luôn mang đến những hoạt động ý nghĩa cho những người sáng tác cũng như trẻ em Việt Nam. Với mục đích chính là nâng cao năng lực sáng tác cho các nhà văn và họa sĩ sáng tác cho thiếu nhi, Ban tổ chức Dự án đã tổ chức hàng chục cuộc hội thảo trao đổi kinh nghiệm sáng tác giữa các nhà văn họa sĩ Đan Mạch với các nhà văn họa sĩ Việt Nam.
Với sự giúp đỡ của chuyên gia Đan Mạch, một phương pháp làm việc mới đã được giới thiệu và ứng dụng. Lần đầu tiên các nhà văn và họa sĩ Việt Nam được làm việc theo nhóm, được tự thể hiện và truyền tải các tác phẩm của mình trước các em nhỏ để lấy ý kiến và nghe cảm nhận của các em. Những phương pháp đồ thị mô hình tưởng như không bao giờ áp dụng vào văn chương và hội họa thì đã được các chuyên gia sử dụng để giới thiệu đến các đồng nghiệp trẻ tuổi Việt Nam ở một thể loại được đánh giá là khó – thể loại giả tưởng. Và quan trọng hơn cả là khi kết thúc giai đoạn I (2006 – 2010), Dự án đã quy tụ được hơn 30 nhà văn và họa sĩ nòng cốt tham gia vào các hoạt động của Dự án.
Chính những chuyến tàu kể chuyện đã mang những câu chuyện của
các nhà văn và họa sĩ đến với bạn đọc một cách nhanh nhất. Tới mỗi điểm dừng, Dự
án phối hợp với các tỉnh Đoàn, nhà văn hóa thiếu nhi để tổ chức giao lưu với
các em, lắng nghe cảm nhận của các em và cùng các em sáng tạo ra thế giới tưởng
tượng đầy màu sắc của tuổi thần tiên.
Không chỉ đến rồi đi, trong 5 năm của giai đoạn I, Dự án đã
xây dựng được 15 câu lạc bộ bạn đọc ở các tỉnh vùng sâu vùng xa như Tuyên
Quang, Thái Nguyên, Mộc Châu (Sơn La), Hòa Bình. Miền Trung có Thanh Hóa, Nghệ
An, Hà Tĩnh. Dự án vươn tới miền Tây Nam Bộ như An Giang, Cần Thơ hay miền Đông
Nam Bộ như Bà Rịa Vũng Tàu.
Một trong những hoạt động nổi bật của dự án là tổ chức thường
niên các cuộc vận động sáng tác cho đối tượng nhi đồng với hai thể loại truyện
và tranh truyện. Đây là một công việc khó khăn nhưng cũng đầy ý nghĩa. Bởi vì
hơn lúc nào hết, văn học thiếu nhi đang bị sức ép của các loại hình giải trí
khác. Đất nước đổi mới và hội nhập, kinh tế, văn hóa và đời sống xã hội không
ngừng phát triển. Thế hệ bạn đọc ngày nay thông minh và luôn đòi hỏi những điều
mới mẻ. Vì vậy, Những người sáng tác cho các em đang đứng trước những thử thách
và sức ép rất lớn. Để có một tác phẩm đứng trong lòng bạn đọc, các nhà văn, nhà
thơ họa sĩ phải nỗ lực rất nhiều. Đó cũng là một khó khăn cho mảng sách văn học
thiếu nhi hiện nay.
Để góp phần nâng cao chất lượng sách cho thiếu nhi cũng như
khơi gợi, thúc đẩy phong trào thiếu nhi cũng như khơi gợi, thúc đẩy phong trào
sáng tác cho các em, trong 5 năm của giai đoạn I, dự án đã tổ chức liên tục 4
cuộc vận động sáng tác. Với những đề tài hấp dẫn như: Bước qua hai thế giới, Đối
thoại với thiên nhiên, Một ngày kì lạ, Ước mơ xanh… Ban tổ chức muốn mang đến
cho độc giả nhỏ tuổi những tác phẩm vừa tái hiện cuộc sống hiện thực, vừa xen lẫn
những ước mơ vượt thoát khỏi cuộc sống đời thường, hướng bạn đọc vươn tới một
thế giới xa xôi, kì lạ, qua đó bồi đắp thêm trí tưởng tượng cho các em. Dự án
đã thu hút hàng trăm cây bút chuyên và không chuyên trong khắp mọi miền tổ quốc.
Có những nhà văn đã thành danh như Trần Đức Tiến, Quế Hương, Khôi Vũ lại có những
gương mặt trẻ tham gia các cuộc vận động sáng tác một cách bền bỉ như Nguyên
Bình, Lục Mạnh Cường (Hà Giang); Bích Khoa, Phương Trinh, Nam Hương, Anh Đào… ở
thành phố Hồ Chí Minh; Minh Hằng, Nhã Thuyên… ở Hà Nội. Tất cả tạo nên một nguồn
nước tươi mát trong dòng chảy của văn học thiếu nhi nước nhà.
Với những thành công đạt được trong 5 năm của giai đoạn I
(2006 – 2012), chính phủ Đan Mạch đánh giá cao những thành quả mà dự án đã gặt
hái được trong giai đoạn I, chính phủ Đan Mạch đã quyết định kéo dài dự án Hỗ
trợ Văn học thiếu nhi Việt Nam – Đan Mạch giai đoạn 2 (2011 – 2015). Đây cũng
là cơ hội tuyệt vời để Ban tổ chức Dự án có thể triển khai tiếp những công việc
còn dang dở ở giai đoạn I cũng như mở ra những hình thức hoạt động mới trong việc
phục vụ thiếu nhi.
Bước sang giai đoạn II, Dự án đã tổ chức tiếp tục 2 cuộc VĐST,
tuy nhiên ở giai đoạn II, đối tượng có thay đổi. Phần truyện tranh dành cho cho
lứa tuổi từ 3 – 6, phần văn xuôi dành cho lứa tuổi từ 10 – 14. Đây cũng là đối
tượng đông đảo đang cần sự quan tâm của gia đình và xã hội. Việc dự án hướng tới
độ tuổi này cũng là mong muốn mang đến cho các em đời sống tinh thần phong phú
hơn, bổ ích và lí thú hơn (kể chuyện trên truyền hình).
Từ 2006 – 2011, liên tục trong 5 cuộc VĐST, ban Dự án đã thu
nhận trên 1.900 tác phẩm, đã trao giải 63 tác phẩm truyện và tranh truyện. Các
tác phẩm đoạt giải đã được NXB Kim Đồng in và giới thiệu rộng rãi trong cả nước.
Có thể nói: Dự án Hỗ trợ Văn học thiếu nhi Việt Nam – Đan Mạch
là sự kết nối tuyệt vời giữa các nhà văn và họa sĩ Đan Mạch với các nhà văn họa
sĩ Việt Nam. Đó cũng là sự kết nối sinh động và ấn tượng giữa những người sáng
tác và bạn đọc.
Lê Thị
Dắt
(Giám
đốc Dự án Hỗ trợ văn học Thiếu nhi Việt Nam – Đan Mạch, nguyên TBT NXB Kim Đồng)
No comments:
Post a Comment