.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Thursday, June 21, 2012

TRẦN MẠNH HẢO “KÍNH THƯA, KÍNH MẾN” VỀ TỌA ĐÀM KHOA HỌC “NGUYỄN QUANG THIỀU TRONG SỰ ĐỔI MỚI THƠ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI”

 

Thư ngỏ của thường dân Trần Mạnh Hảo:
KÍNH GỬI ÔNG PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP, VIỆN TRƯỞNG VIỆN VĂN HỌC
Kính thưa ông PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp Viện trưởng
Ông Viện trưởng kính mến,
Tôi tên là Trần Mạnh Hảo, quê Nam Định, sống tại Sài Gòn, tuổi đời thuộc lứa U70, viết văn làm thơ, viết phê bình văn học vô luồng ( không ở trong luồng cũng không ở ngoài luồng - vô lề :không ở trong lề phải mà cũng không ngoài lề trái) xin thưa cùng ông mấy việc như sau :

Việc thứ nhất : về tên gọi của cơ quan ông đang làm thủ trưởng : VIỆN VĂN HỌC
Thưa ông, theo thiển nghĩ của chúng tôi, gọi Viện Văn học là danh không chính nên ngôn không thuận, ngôn không thuận thì việc không thành ( lời Đức Khổng Phu tử)
Có lẽ những ai đặt tên cho cơ quan ông, một cơ quan nghiên cứu lý luận phê bình văn học  là VIỆN VĂN HỌC thực sự đã không rành rẽ tiếng Việt. Chưa ở đâu như ở cơ quan ông lại có nhiều người mang học vị tiến sĩ và học hàm giáo sư văn học như thế mà lại dốt tiếng Việt đến như thế. Có lẽ các vị PGS.TS, GS.TS nhiều như …thế chưa bao giờ mở từ điển ra coi xem từ VĂN HỌC nghĩa là thế nào ?
Chúng tôi xin tra từ điển dùm ông nhé : “ VĂN HỌC dt.Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, xây dựng hình tượng để phản ánh hiện thực : văn học dân gian-tác phẩm văn học-nghiên cứu văn học” ( trang 1796, Đại từ điển Tiếng Việt. NXB Văn hóa thông tin 1999).
Theo định nghĩa từ VĂN HỌC này, nội hàm của nó quy định phần lớn nghĩa của từ chỉ việc sáng tác văn học, sau rốt mới có tí ti : nghiên cứu văn học mà thôi.
Vậy, việc gọi tên cho một Viện chuyên môn làm nghiên cứu lý luận phê bình văn học là VIỆN VĂN HỌC là không chính danh, là các ông, xin lỗi rất dốt tiếng Việt. Khi đã dốt tiếng Việt cỡ thế này, thì làm sao các ông có khả năng nghiên cứu văn học đây ?
Nhớ thời hai vị tiền bối : GS. Đặng Thái Mai làm Viện trưởng và nhà văn, nhà phê bình Hoài Thanh làm viện phó Viện mang tên rất đúng tiếng Việt là VIỆN NGHIÊN CỨU VĂN HỌC.
Xin ông vì danh dự chung của giới cầm bút mà kịp thời bỏ cái tên KHÔNG CHÍNH DANH = VIỆN VĂN HỌC  đi để thay bằng tên ngày trước là VIỆN NGHIÊN CỨU VĂN HỌC, không Tầu nó ngó thấy sẽ cười vào mũi dân Việt Nam mà rằng : dốt thế này thì để cho NGỘ dùng lưỡi bò liếm mẹ nó nước NỊ đi cho khuất mắt.
Việc thứ hai chúng tôi xin thưa với ông là chuyện ông làm thành viên ban giám khảo cuộc thi thơ Làng Chùa, cùng với toàn Ban Gám khảo ( có cả ông phó chủ tịch Hội Nhà Văn VN Nguyễn Quang Thiều) đã cho một trường ca có tên “ Nơi ngày đông gió thổi” của tác giả Đinh Thị Như Thúy giải nhất, mà blog Văn chương+ đã tường thuật như sau :
NHÀ THƠ ĐINH THỊ NHƯ THÚY – TRẠNG NGUYÊN GIẢI THƯỞNG THƠ LÀNG CHÙA VÀ TRƯỜNG CA “NƠI NGÀY ĐÔNG GIÓ THỔI”
Vừa ẵm giải thưởng thơ của Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Đinh Thị Như Thúy lại chơi thêm cái giải trạng nguyên thơ làng Chùa nữa. Nhưng là làng thơ được cả nước biết tên tuổi. Quả là phúc trùng lai. Cái làng này lạ, tổ chức thi thơ mà đến cả Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Nguyễn Quang Thiều về làm thư ký thơ làng. Ban Giám Khảo thì toàn cây đa, cây đề như Viện trưởng Viện văn học Nguyễn Đăng Điệp, Phó GĐ Nxb Hội Nhà văn Trần Quang Quý, nhà thơ Mai Văn Phấn, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội - Dương Kiều Minh, rồi nhà thơ Y Phương... nhìn vào BGK mà suy ra kết quả giải thưởng cuộc thi. Giải làng mà quy tụ được quá nhiều anh hùng và giai nhân về chơi hội. Sáng nay 9h ngày 17/3/2012, tại Làng Chùa, Sơn Công, Ứng Hòa, Hà Nội diễn ra Lễ trao giải thơ rất độc đáo này. Trân trọng giới thiệu, bài thơ đoạt giải nhất của nhà thơ Đinh Thị Như Thúy với bạn đọc. (Văn chương +)”
Tạp chí nhà văn đã in lại lời tuyên dương có cánh ca ngợi hết lời “ Nơi ngày đông gió thổi” của ông, PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp Viện trưởng viện văn học như sau :
 “Nơi ngày đông gió thổi”… có sự kết hợp hài hòa giữa thực và ảo, giữa hơi thở thao thiết của tình yêu và hạnh phúc, cô đơn và đau khổ… Hấp lực thơ Đinh Thị Như Thúy không nằm ở những cách tân táo bạo, những cách nói gây sốc mà là sự trường sức và phóng khoáng của một trường liên tưởng mạnh với nhiều hình ảnh đẹp, gợi cảm và đầy nữ tính…                     http://tapchinhavan.vn/news/Tin-tuc-Su-kien/Trao-gia-cuoc-thi-Tho-ca-va-nguon-coi-lan-thu-II-1117/
Chúng tôi đã vào công cụ tìm kiếm  http://google.com đánh tên “ Nơi ngày đông gió thổi- Tiền Vệ” tìm thấy bài thơ này dài đến nỗi tôi đã đọc trong bốn tiếng đồng hồ mới hết. Chúng tôi thấy “ Nơi ngày đông gió thổi” không phải là thơ mà là một bài văn xuôi huyên thuyên dễ dãi viết không chuẩn tiếng Việt.
Chúng tôi mong ông và các ông trong ban giám khảo giải thơ Làng Chùa, cùng các PGS.TS va các GS.TS nơi Viện ông hãy thương lấy chúng tôi cùng mà viết bài lên báo phân tích vì sao một bài thơ nhạt nhẽo và dở cỡ nhất thế giới như thế lại được các ông vinh danh thành trạng nguyên thơ Làng Chùa ? Chúng tôi sẵn sàng tranh luận với cả Viện của ông và cả Hội của ông Thiều.
Nếu các ông cứ im lặng không trả lời yêu cầu này của tôi thì việc trao giải thơ Làng Chùa này đích thị là việc treo đầu dê bán thịt chó, đánh lừa giới văn học cả nước, làm sai lạc thẩm mỹ thơ lớp trẻ, gây đại họa cho văn học Việt Nam. Và như thế, ông Viện trưởng sẽ bị mang tiếng mãi là người không hề biết tí ti gì về văn học, không có thẩm mỹ thi ca chân chính, sao lại làm Viện trưởng Viện Văn học được ?
Việc thứ ba là chuyện Viên Văn học của ông chuẩn bị hội thảo : ““Nguyễn Quang Thiều trong sự đổi mới thơ Việt Nam đương đại”
Nhân dịp "Châu thổ", thơ tuyển lần thứ nhất của tác giả Nguyễn Quang Thiều được Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành, Viện Văn học tổ chức Tọa đàm khoa học "Nguyễn Quang Thiều trong sự đổi mới thơ Việt Nam đương đại". Qua trường hợp thơ Nguyễn Quang Thiều, tọa đàm hướng đến việc tìm hiểu và định giá thơ ca của Nguyễn Quang Thiều như một tiếng nói đại diện của thế hệ nhà thơ sau 1975 trong bối cảnh của quá trình đổi mới thơ Việt Nam đương đại”
Chúng tôi thấy thơ ông Nguyễn Quang Thiều viết rất dễ dãi, tào lao, nếu chọn cho ông này năm bài thơ hay để vào tuyển thơ hay e rằng không có. Xin ông xem bài viết của chúng tôi về thơ ông Nguyễn Quang Thiều : “ Về trường phái thơ “TÂN…CON CÓC” của Nguyễn Quang Thiều”, hãy đánh tiêu đề này vào công cụ tìm kiếm http://google.com để tìm sẽ thấy ít nhất 50 web và blog có in bài này.
Vừa qua, chúng tôi có viết bài phê bình thơ ông Nguyễn Quang Thiều và một số nhà thơ cùng trường phái thơ “ Tân…con cóc”. Ông Thiều không tranh luận lại mà lên mạng Internet chửi chúng tôi như một ả mất gà rằng :
“Ông Hảo có viết thơ thì chắc không phải là kẻ ác độc đến tận cùng. Nhưng ông ấy là kẻ vô phúc. Kẻ vô phúc thì đáng thương hơn là đáng giận con ạ. Chắc thể nào trước khi chết, ông ấy sẽ nhận ra điều đó. “…“làm điều bẩn thỉu”
“Nhưng với những gì anh viết về tôi ( tôi xin nhấn mạnh: không liên quan đến thơ ca của tôi ) tôi chỉ còn biết nói với anh một câu duy nhất: anh là một thẳng đê tiện và bỉ ổi.”…Ký tên Nguyễn Quang Thiều.”
Một người làm thơ dở khi bị phê bình chửi người khác là “Thằng đê tiện và bỉ ổi” kiểu ông Nguyễn Quang Thiều chửi chúng tôi như trên, trong lịch sử văn học nước nhà chắc chưa ai dám hành xử kiểu này ? Một người có nhân cách và hành vi đầu đường xó chợ như thế này, người đó có xứng làm phó chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam hay không, có xứng được Viện Văn học của ông vinh danh bằng một cuộc hội thảo sang trọng  đến thế hay không, thưa ông PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp ?
Mấy yêu cầu nhỏ nhoi của tôi mong ông trả lời, cốt là để giữ danh dự cho ông và nền văn học nước nhà hầu như đang bị bọn đầu cơ …thao túng, nhằm kết liễu nền văn chương đương đại Việt Nam.
Kính chúc ông và gia đình mạnh khỏe
Trân trọng kính chào ông :
Thường dân : Trần Mạnh Hảo
Sài Gòn ngày 20-6-2012
TMH
Nguồn: ĐVS

5 comments:

  1. Ông Nguyễn Đăng Điệp là người tử tế. Việc ông Điệp phải nâng bi cho ông Nguyễn Quang Thiều chẳng qua cũng chỉ vì kinh tế gia đình và vì tương lai con cái. Hoàn cảnh nó bó buộc thôi các bác ạ. Bọn công an chúng nó thất đức lắm.

    ReplyDelete
  2. Ối. Lão Trần Hảo bị tẩu hỏa nặng roaaaaiiiiii ị ị ị.

    ReplyDelete
  3. Hảo có 4 lần phản:
    1/Phản Chúa theo Coojgn sản ( rời nhà dòng đi lính, vào Đảng)
    2/Phản Đảng theo hải ngoại ( Ly Thân)
    3/ Phản hải ngoại hồi chính với Đảng làm con đê chắn sóng, đánh bạn bè nhà thơ, đánh cả thi sĩ Hoàng Cầm để lập công. Đảng sáng suốt nên không cho Hảo xơ múi gì ngoài mấy cái giải HNV.
    4/ Tức mình, phản Đảng lần nữa chạy theo dân chủ. Chửi Đảng như hát khi lợi dụng góp ý nghị quyết đại hội X.( Cái này còn nghi: phản Đảng hay cò mồi?)

    Pierre chỉ ba lần chối Chúa. Nhưng Hảo có bốn lần chối bản thân mình. Chỉ vì muốn giữ cái đề pô buôn thuốc Tây cho con mụ Giáng Tiên. Một con rận như vậy có nên tin không?

    ReplyDelete
  4. Thang cha hao nay pai cho vao trai di tuyen truyen nham nhi qua

    ReplyDelete
  5. Thang cha hao nay pai cho vao trai di tuyen truyen nham nhi qua

    ReplyDelete