.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Monday, August 27, 2012

NGUYỄN HIẾU LẠI CHỬI CHỦ TỊCH HỘI NHÀ VĂN HỮU THỈNH MÙ ĐỌC VÀ GOM CÁC NHÀ PHÊ BÌNH THÀNH MỘT ĐỐNG

“Địa liền như Trần Nhuận Minh còn không đọc thì những vị biết chữ nhưng mù đọc như ông Hữu Thỉnh , ông Hữu Việt, ông Đỗ ngọc Yên , ông DXN, rồi một đống các vị mang danh nhà phê bình , các vị ngoại giao lừng lẫy ..cũng không hề đọc cuốn sách đó. Nếu các vị đó đọc và đọc một cách chăm chú thì HQT cũng không thể lừa mị các vị một cách dễ dàng như vậy”.

SÁNG MẮT TRƯỚC DANH LỢI, MÙ MẮT TRƯỚC VĂN CHƯƠNG

Làng tôi tên nôm là Chèm- nay là xã Thụy Phương, Từ Liêm, Hà Nội  một trong những làng cổ của nước Việt ta. Từ ngàn đời nay với vị trí cận kề bên sông Hồng Hà có tên nôm là sông Cái, dân trong làng chủ yếu là cầy cấy. Theo năm tháng, biến đổi có thêm nghề đánh cá, bán buôn lẻ . Bước vào thời ta không ít thanh niên làng trở thành công nhân, viên chức…Chẳng mấy ai theo nghề văn chương. Vậy mà gần đây theo cơn lũ của lạm phát văn vần được gọi sang là thơ đang dâng tràn đất nứơc ta thì việc làm thơ của làng tôi bỗng thành phong trào.
Xóm nào, thôn nào cũng có một vài tổ thơ đa phần các cụ cao niên. Tháng sáu vừa qua thì làng tôi chính thức ra mắt tổ văn thơ mang tên Hương Chèm. Thôi thì các cụ đã già ngày xưa buổi nông nhàn đánh tổ tôm, tết chạc giúp con cháu, nay làm thơ cũng xem như một thú vui tao khang thời thượng lành mạnh. Đọc thơ của các cụ người có nghề tế nhị thường khen “hay, có ý, có vần, có tình”. Qua xem một số bài thơ của ông Hoàng Quang Thuận( HQT) trong tập “Thi vân Yên tử “ thì thấy tài thơ của ông này cũng chỉ xêm xêm các thi nhân trong hội thơ văn Hưong Chèm làng tôi.

Với tài thơ này thì ở thời buổi Hội Nhà văn VN còn đàng hoàng, nghiêm nhặt trong việc xét duyệt để kết nạp thành hội viên thì còn rất lâu, rất lâu ông Viện trưởng mặt bóng, thân thể phì nhiêu này mới trở thành Hội viên, thành nhà… Thôi thì thời thế đổi thay, chất thương mại đang bao phủ hầu hết mọi nghành, mọi nghề của xã hội ta thì việc các đại gia có tiền có bạc sau khi ê hề chó cảnh, ôtô, chân dài bỗng thèm một danh hiệu cao quí “hội viên hội nhà văn” như một thứ trò chơi cao sang, trí tuệ đặng trang điểm cho sự trọc phú của mình, để rồi ào ạt tràn vào cái hội cao quí này. Tuy thật đáng trách các vị đầu trò, quản lý Hội nhà văn VN thật, nhưng nói ra cũng khó ( giống như tham nhũng thì luật xứ ta khó bắt tận tay day tận trán) nên bàn dân thiên hạ cũng đành chấp nhận cho qua.
Ngặt nỗi, được một lại lại muốn hai. Việc ngài Viện trưởng tuổi đời chắc sắp lục tuần nhưng tuổi hội viên vừa hết tuổi tôi, tài thơ bình bình cỡ “tiếng hát quê ta”. Tệ hại hơn nữa hầu hết các bài thơ trong đó được tác giả liều lĩnh mạo nhận là thơ nhập thần của tiền nhân lại là thứ thơ“ăn cắp”( tôi không muốn dùng từ đạo ) từ tứ, ý, đến lời văn của một sách quảng cáo cho một địa điểm du lịch.
Vậy mà trước tác “Thi văn Yên tử” của HQT lại được Hội Nhà văn VN trống rong cờ mở tổ chức cuộc hội thảo rầm rộ với sự có mặt của không ít các đại gia chính trị và văn thơ cỡ bự cùng cao đàm khoát luận dùng những lời có cánh nhất để ngợi ca, mổ xẻ rồi đùng đoàng tuyên bố sẽ gửi đi dự giải Nô ben văn chương thì đúng là… Một nhà văn đàn anh giữa khuya gọi điện cho tôi than thở “như thế thì hội ta đến kì mạt vận vì sự vô lố, dốt nát và lộng quyền bất chấp dư luận thiên hạ quá đỗi chú ạ”.
Vì sao lại có hiện tượng đáng buồn và có thể nói là thiếu văn hoá này ?

Màn kịch vụng về sự đồng loã hành vi mượn áo tâm linh ?
Nhân vật vocalisé (phụ hoạ) cho HQT là ông Dương Xuân Nam( DXN) một ngưòi từng là Tổng biên tập báo Tiền Phong. Một vị đã có công trong việc nhập khẩu tiêu chí thi hoa hậu coi trọng số đo ba vòng, cùng độ dài của chân  đầy chất vật dục của phương Tây để thay vì tiêu chuẩn xiển dương nét đẹp thuần khiết của con gái Việt từ ngàn xưa lấy vẻ đẹp khuôn mặt mắt bồ câu, môi cắn chỉ, mũi dọc dừa, má lúm đồng tiền…và sự nền nã đoan trang của dáng hình thắt đáy lưng ong . Một vị mà trước khi về hưu đã gây ra vụ xì căng đan làm ồn ào dư luận bị xem như một chuyến cất vó cuối cùng khi hạ thấp những tiêu chuẩn học vấn và nhiều vấn đề liên quan khác để công nhận bằng được một thí sinh tên Thùy Dung trở thành hoa hậu năm 2008.
Một vị năm nay đã vào độ tuổi 65, một ngưòi kinh bang tế thế lọc lõi trong nhiều lĩnh vực, nhất là trong việc tìm nguồn thu kinh tế mà trong trả lời báo chí về vụ này lại tỏ ra ngây thơ vì sự dễ tin khi kí giấy để minh chứng cho việc chép thơ nhập đồng của HQT. Ông DXN là một đảng viên Cộng sản theo chủ nghĩa duy vật không tin thần thánh vậy mà ông lại liều lĩnh bỏ tôn chỉ của Đảng để tán dương một cách nhiệt tình và chân thành một hiện tượng kì bí mà gọi nôm na là duy tâm.  Giả dụ sự nhập đồng kia là có thật thì làm sao hai ông ngưòi trần mắt thịt lại biết trước được ngày, giờ của  “kì bí”, xuất thần kia để làm thủ tục đầy chất hành chính mà xác nhận. Và bài báo “kinh thiên động địa” nhưng đầy nhân tâm của luật sư Nguyễn Minh Tâm vạch trần sự ma giáo, liều lĩnh mượn danh thần thánh để mua danh, mua lợi. Trong trả lời phỏng vấn ông DXN vẫn ra điều không quan tâm bảo “tôi chưa đọc bài viết đó” để rồi ông này xổ toẹt theo kiểu bỏ của chạy lấy ngưòi “giả sử có chuyện đó thì ông Thuận phải chịu trách nhiêm vì đó là việc của ông ấy”

Trăm sự cũng từ sự mù đọc của những vị biết chữ
Về sự đọc của ngưòi Việt ta đúng là đang ở mức báo động. Theo như điều tra sơ bộ của Thaiha books thì bình quân một ngưòi dân Việt nam hiện nay một năm đọc 3 cuốn sách trong đó sách giáo khoa chiếm 2,3 cuốn , còn lại 0,7% là sách tự chọn. Trong tỉ lệ 07% này thì tỉ lệ sách giải trí chiếm đa phần. Trong khi đó thì bình quân ngưòi Thái Lan đọc một năm 5 cuốn sách không kể sách giáo khoa. Vậy bình quân sự đọc của ngưòi Thái gấp 5 lần ngưòi Việt ta.
Đó là chưa kể đến các nứơc văn minh khác như Nhật bản , Anh, Mĩ..Nếu ai có dịp sang Nga thì đều thấy người đi trên tàu điệm ngầm, xe buýt đều cắm cúi đọc sách. Sự đọc của Việt nam ta sa sút như vậy nên  lượng in các tác phẩm văn nghệ của ta vào những năm trứơc thập niên 90 của thế kỉ 20 từ ít nhất 1 vạn bản trong những năm gần đây chỉ rút lại đa phần là 1000 bản. Con số này so với dân số 88 triệu ngưòi nước ta thì chỉ đạt tỉ lệ 0,00057%.
Những ngưòi thường không đọc đã đành mà ngay cả những ngưòi trong nghề cần đọc sách cũng không chịu đọc. Nếu đánh giá một quốc gia bằng trí tuệ thông qua đọc sách thì thực trạng đọc ở nứơc ta thật đáng buồn. Vì thế nên nứơc Mỹ mới sản sinh ra Bill gates và Steve Johs mà ở nứơc ta mới sinh ra Hữu Thỉnh- một ông nói năng rất hoạt khẩu khi đánh giá các tác phẩm của đồng nghiệp bằng những mĩ từ lộng lẫy” nhan sắc lắm ,lay động lắm” mặc dù ông chưa bao giờ đọc …
Trỏ lại “vụ ăn cắp thơ “ của HQT ta thấy rõ một điều. Cuốn “chùa Yên tử , lịch sử, truyền thuyết và dành thắng” của ông Trần Trương thực chất là một thứ sách dịch vụ quảng cáo du lịch đã được tái bản chí ít là hai lần. Bản đầu nó được in ra từ năm 1996. Và chắc chắn ông Trần Nhuận Minh tá túc ở Quảng Ninh vaì chục năm, người cũng cất lên những lời có cánh tụng ca “thơ nhập thần “ dởm của HQT ít ra cũng đã một lần cầm cuốn sách của ông Trần Trương nhưng không đọc ,hoặc đọc lứơt qua. Địa liền như Trần Nhuận Minh còn không đọc thì những vị biết chữ nhưng mù đọc như ông Hữu Thỉnh , ông Hữu Việt, ông Đỗ ngọc Yên , ông DXN, rồi một đống các vị mang danh nhà phê bình , các vị ngoại giao lừng lẫy ..cũng không hề đọc cuốn sách đó. Nếu các vị đó đọc và đọc một cách chăm chú thì HQT cũng không thể lừa mị các vị một cách dễ dàng như vậy.
Tôi ngẫm vụ ăn cắp thơ của HQT xét đi xét lại chỉ là một việc nhỏ, mặc dù nó làm cho Hội nhà văn VN thêm một lần xuống giá về một tổ chức hội nghề vốn được tôn trọng. Về một vị chủ tịch nhà thơ vốn coi thường dư luận vì không đọc báo, đọc mạng ... đã ở tuổi trí tuệ ít sáng suốt . Thôi tạm gạt bỏ sự tư túi ( nếu có) vì bị mê hoặc dẫn dụ về đồng tiền trong thời kì thương mại này đi để từng bứơc gạt đi sự ăn cắp , sự ma giáo trong văn chương, xin các vị hãy chịu khó đọc một chút. Chính vì sự đọc ít, không đọc của các vị đã tạo điều kiện cho sự ăn cắp văn, thơ lộng hành và ngày càng lộng hành đến mức khủng khiếp mà “vụ thơ” HQT là một tiêu biểu.
Các vị hãy chịu khó, trân trọng đọc nhau, đọc thiên hạ, đọc lại mình để thêm một lần hiểu rằng tác phẩm của nhà văn, nhà thơ thế hệ này không phải không có những kiệt tác, những cuốn thực sự đáng đọc. Và cao hơn để các vị có trọng trách trong Hội nhà văn VN hiểu: Nghề văn cao quí lắm đừng đưa sự mua bán ma giáo, lừa mị vào chốn ấy. Đánh đĩ mười phương xin cố chừa cho phương cầm bút viết văn,làm thơ này. Cúi xin.

Qùynh Mai ngày 18/8/2012
NGUYỄN HIẾU

2 comments:

  1. Nhà Báo Lê Phương Dung.August 30, 2012 at 11:05 AM

    Tôi rất tâm phục khẩu phục những điều ông viết thưa Nhà văn Nguyễn Hiếu. Ở đời mọi người thì ai cũng thích nghe những lời ỏn thót , ngọt ngào. Nhưng " những nơi cay đắng là nơi thật thà ông ạ, tình cờ tôi cũng có biết ông cùng tuổi với Nhà thơ Lưu Quang Vũ, thì tuổi tí này ( 1948 ). Chuột là con vật đứng đầu trong 12 con giáp , vì những người sinh năm tí có " chất lãnh đạo bẩm sinh ". Chính vì đặc điểm đó mang lại cho họ sự gan dạ và kiên định. Người tuổi tí sẽ không chấp nhận thất bại và luôn khao khát sự thống trị... Tuy nhiên, một vài lời khuyên khôn ngoan cho những người sinh vào năm tí là : Học cách ân cần với mọi người và cố kìm chế việc áp đặt ý kiến riêng của mình lên người khác là điều hết sức quan trọng. Hy vọng rằng, người tuổi tí sẽ trưởng thành hơn, và thông thái hơn để có thể trở nên kiên nhẫn và bao dung hơn với mọi người . Tôi " trộm nghĩ " vậy, và cũng " cứ liều phán " như vậy. Thôi thì trúng thì trúng mà chẳng đúng thì trúng, cũng có sao đâu ạ, vì tôi không phải là " thầy bà, hay như cái nhà thằng chiêm tinh bấm độn khốn nạn lừa đảo Huỳnh Quang Thuận " . Nên chắc NV Nguyễn Hiếu chẳng nỡ lòng nào lại đi mắng mỏ Madame Journaliste hết sức bình thường đến " vô danh tiểu tốt " này đúng không ạ. Xin chúc NV NH cùng gia đình mình đón một ngày rằm trong yên bình may mắn, và tôi cũng đồng chúc Bác chủ nhà như vậy . Kính chúc

    ReplyDelete
  2. Vợ ông Thi sĩ Thiềm thơ thẩn " lu loa, thanh minh, thanh nga " rẳng cái hội thảo thơ của chồng mụ ấy chỉ phải cống nộp cho Ông nguyễn Hữu Thỉnh Chủ Tịch hiện tại đến thời điểm này của Hội Nhà Văn Việt Nam có nhõn 200 ( Hai trăm triệu ) thôi chứ " có đáng " là bao mà Bác Nguyễn Hiếu, và mọi người cứ quan điểm kinh tế hoá quá lên để làm gì, bất quá thì chị Vũ thị Xuán Hà cũng chỉ được Chủ Tịch Hữu Thỉnh chia cho vài ba chục bọ, chả đủ tiền để mà đi là da bụng, căng da mẹt để làm vui lòng phi công trẻ của chị thôi. Số còn lại thì thôi, để cho Hữu thỉnh làm tí vốn dưỡng già, chứ về ngồi một chỗ , chả cá tí vốn liếng nào dắt thắt lưng da thì nói như cái cháu hoa dại Ngọc Trinh " không có tiền thì cạp đất ra mà ăn à ". Thôi thì Hữu Thỉnh chót dại , chót cầm rồi thì thôi " hưu tha , già thải " NV NH nhé.

    ReplyDelete