Ấn tượng nhất đối với tôi là bộ
trưởng Trương Đình Tuyển rất yêu văn chương và quý mến các nhà văn. Ông thân
thiết và hay đàm đạo văn chương với các nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo,
Hoàng Trần Cương… Mỗi lần vô Huế ông đều gọi cho tôi. Khi ông mới lên bộ
trưởng, cái tên Phùng Quán vẫn gây sự sợ sệt đối với nhiều người.
Thế mà ông dám mời nhà văn Phùng Quán đến cơ quan Bộ Thương Mại đọc thơ. Vào
Huế, dù họp hành cấp tập, tối đến ông vẫn bảo tôi rủ mấy anh chị nhà thơ Huế
như Nguyễn Khắc Thach, Mai Văn Hoan, Hồ Thế Hà… đến chỗ ông ở để uống rượu và
đọc thơ cho vui. Trong những cuộc như thế, ông chăm chú nghe thơ anh em và say
sưa đọc những bài thơ mới của mình cho đến tận khuya.
Nhắc đến Bộ trưởng Trương Đình Tuyển
, người dân ai cũng nhớ hình ảnh ông tại những phiên đàm phán gia nhập WTO,
những phiên trả lời chất vấn trực tiếp tại các kỳ họp hàng năm của Quốc Hội
khoá XI. Ông nói việc nước, việc đại sự mà làu làu như việc nhà .
Ông bao giờ cũng trực diện, thẳng thắn không rào đón, nói năng rất hào hứng.
Nắm và phân tích sâu sắc tình hình thương mại đất nước và quốc tế một cách vanh
vách với các số liệu dẫn chứng thuyết phục. Nhưng ông lại nói vo,
không chuẩn bị trước văn bản . Nhiều lần nguyên chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An
đã khen ngợi ông sau các phiên trả lời chất vấn. Còn cử tri cả nước
khi xem truyền hình nghe ông nói ai cũng thích thú tán thưởng . Nhắc đến bộ
trưởng Trương Đình Tuyển, mọi người đều nhớ hình ảnh người chèo lái
con thuyền Việt Nam trong các dịp ký kết Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ, đàm
phám để Mỹ giành cho Việt Nam quy chế thương mại vĩnh viễn ( PNTR) ;
đàm phán đa phương , song phương về WTO vô cùng căng thẳng, gay cấn và mưu mẹo.
Ông đã nhiều lần bỏ ra khỏi phòng đàm phán. Ông đã tuyên bố với phái đoàn WTO
rằng, Việt Nam không thể vào WTO với bất cứ giá nào. Nhiều người gọi ông là “ông
WTO”. Việc kết thúc đàm phán vào đêm 26/10/2006, mở đường cho Việt Nam gia
nhập WTO 7/11/2006, trước Hội nghị thuợng đỉnh APEC Hà Nội 2006, có lẽ là chiến
công lớn nhất cuộc đời làm quan của ông. Nhìn vẻ mặt rạng rỡ của ông trong lễ
kết nạp Việt Nam làm thành viên thứ 150 của WTO ở Giơnevơ Thuỵ Sĩ hôm 7/11, ta
hiểu được ông đã sung sướng hạnh phúc như thế nào trước thắng lợi vang dội đó
của đất nước. Bộ trưởng Trương Đình Tuyển là “tư lệnh” Việt Nam
trong 14 phiên trường kỳ đàm phán kéo dài 11 năm, trực tiếp là 8 năm 2 tháng và
26 ngày ròng rã . Công lao và tâm huyết đó nhất định sẽ được lịch
sử ghi nhận.
“Chất
quan” của ông WTOTrương Đình Tuyển là chất ham học,ham đọc,
chất liêm sĩ thể hiện rất đậm nét trong công việc và sinh
hoạt hàng ngày của ông. Tôi là phóng viên báo Thương Mại, mấy lần theo
đoàn tháp tùng Bộ trưởng đi công cán ở miền Trung. Quê vợ tôi lại ở
Nghệ An, mỗi lần tôi về thăm, bố vợ tôi, nguyên phó bí thư, chủ tịch một huyện đã
nghỉ hưu từ thời bao cấp, kể rất nhiều giai thoại về bí thư tỉnh uỷ
Trương Đình Tuyển. Nhờ thế mà tôi biết nhiều nét tính cách đặc biệt
của ông Bộ trưởng lòng dạ thẳng ngay này. Một lần Bộ trưởng Trương
Đình Tuyển đi máy bay từ TP Hồ Chí Minh ra Huế để họp với các doanh nghiệp trên
địa bàn. Tôi thường trú ở Huế nên theo xe của Sở Thương mại về sân bay Phú Bài
đón ông. Khi bộ trưởng xuất hiện ở cửa máy bay, tôi thấy ông một tay xách cặp,
một tay ôm vào ngực một chồng dày nào tài liệu, sách và báo xuống cầu thang máy
bay. Hình như trên máy bay ông mãi đọc tài liệu, đọc báo, nên khi máy bay dừng
, ông quên sắp xếp vào cặp. Thấy đoàn Huế ra sân bay
đón, ông quên mất là mình đang ôm chồng tài liệu, ông giơ tay chào,
thế là tài liệu bay tung toé khắp nơi. Cậu Thìn lái xe và tôi phải
chạy đuổi theo gió để nhặt lại. Thế mà lên xe ông lại tiếp tục đọc. Khi mở cửa
xe để vào khách sạn, ông lại làm rơi chồng tài liệu một lần nữa . Ông tranh thủ
đọc và đọc chăm chú từng phút như thế, chả trách ai hỏi gì ông cũng
biết , nói năng , trả lời đâu ra đấy.
Khi
ngồi chủ trì cuộc họp, ông ít khi cà vạt, com lê, Ở nhiều cuộc Hội
nghị Thương mại hàng năm, kể cả khi đón thủ tướng hay phó thủ tướng
về làm việc với Bộ, tôi cũng ít thấy ông com lê cà vạt. Hình như
ông không thích loại y phục lễ lạc gò bó này. Ngồi họp, tay ông
chống má, mắt lim dim như ngủ. Mặt ông hốc hác, phong
trần. Nhưng khi nào có đại biểu nào đó nói ý gì đó “có
vấn đề”, ông ngồi thẳng đậy, mở cuốn sổ trước mặt ghi ghi , rồi lại
ngồi lim dim lắng nghe. Có lần tại cuộc họp với doanh nghiệp Thương mại Quảng
Trị , anh Nguyễn Thế Phiệt, giám đốc Công ty Thương mại huyện miền
núi Hương Hoá đọc bản báo cáo viết sẵn cho Bộ trưởng nghe tình hình công
ty của mình. Đang nghe, bỗng ông
Tuyển rời vị trí đến đứng cạnh anh Phiệt, vỗ vai xin ngắt lời . Ông
Tuyển hỏi :
- Anh là giám đốc hay cán bộ công
ty?”.
Anh Phiệt mặt tái mét, run như cầy
sấy:
-
Dạ, báo cáo Bộ trưởng, em là giám đốc ạ !
-
Giám đốc sao không nhớ việc công ty mà phải đọc báo cáo viết sẵn. Đưa bản này
cho nhà báo Ngô Minh. Tôi hỏi gì anh trả lời nấy, được không ? Anh
xem, tôi là Bộ trưởng, công việc cả ngành mà họp với các anh tôi có đọc bài
viết sẵn bao giờ đâu !
Sau
đó giám đốc nào lên cũng mở sổ ra và nói, không đọc bài viết sẵn nữa. Bữa ấy
tôi mừng thầm có được một lúc chục bản báo cáo, kiến nghị, lại khỏi phải ghi
chép số liệu. Thời kỳ này, khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đang
“ đấu tranh” chuyện “hai giá”. Tức là giá máy bay, giá tham quan du lịch, giá
dịch vụ điện nước cho người nước ngoài đều cao hơn giá cho người
trong nước gấp gần chục lần. Trong cuộc toạ đàm với các doanh nghiệp ở Huế ,
ông giám đốc Công ty xi măng Lucvaxi ở Huế, người Hông
Kông, đứng lên đỏ mặt nói rất căng thẳng về vấn đề “hai giá”, đòi Chính
phủ Việt Nam phải cùng một giá dịch vụ ngay tức khắc. Tôi thấy bộ
trường Trương Đình Tuyển ghi chép mấy câu, rồi đến gần ông giám đốc người Hồng
Kông , giải thích một cách thông minh bất ngờ và thú vị :
-
Thưa ngài giám đốc, là thành viên Chính phủ, tôi hiểu tâm trạng bức xúc của
Ngài. Tôi cũng rất bức xúc. Nhưng theo tôi biết thì Chính
phủ Việt Nam đang cân nhắc giữa việc điều chỉnh “một giá” dịch vụ
cho người nước ngoài với việc điều chỉnh lại tiền lương khởi điểm cho
lao động Việt Nam làm trong các công ty liên doanh, hay 100% vốn nước ngoài. Vì
mức lương khởi điểm 50 “đô” là rất thấp so với các nước trong khu vực. Theo
ngài thì điều chỉnh cùng một lúc ,hay cái gì trước cái gì sau ?
Ông
giám đốc liên doanh người Hông Kông sau khi nghe dịch đã chắp tay vái vái :”
Tôi hiểu, tôi hiểu. Xin ngài xá cho!”. Đó là sự đối đáp thông minh, nhạy cảm
rất cần thiết của nhà đàm phán trong đấu tranh với đối tác nước ngoài để giành
giật từng điểm có lợi cho đất nước về kinh tế.
Ông
Tuyển là người không thích quan cách. Tôi đến phòng Bí thư tỉnh uỷ
Nghệ An của ông, tôi thấy góc phòng có bếp ga, song nồi, chén bát. Tôi ngạc
nhiên hỏi :” Thế không có ai phục vụ cho anh à ?”. Anh cười :” Làm sao phải có
thêm một người phục vụ ! Mình ăn được thì nấu được chứ”. Ông tự đạp
xe đạp đi chợ Vinh mua thực phẩm về nấu lấy ăn. Nấu một bữa, ăn cả
ngày. Ngày nghỉ cuối tuần , không họp hành gì , ông nhảy tàu hoả ra
Hà Nội với vợ con. Tôi nghe anh em cán bộ tỉnh uỷ Nghệ An kể, văn
phòng tỉnh uỷ trang bị cho ông cái tủ lạnh, nhưng ông không nhận. Ông chỉ đề
nghị mua cái bình gas, hết bao nhiêu tiền ông trả. Trong lúc bí thư,
chủ tịch nhiều tỉnh , huyện, giám đốc các sở đi xem bóng đá phải là xe
con , dù nhà chỉ cách sân vận động cây số. Còn bí thư tỉnh uỷ Trương
Đình Tuyển vẫn đạp xe đạp ra sân vận động xem bóng đá .
Ông
Tuyển là người thẳng thắm và liêm khiết, rất tiết kiệm của công. Khi
ông được điều về làm bí thư Nghệ An, lãnh đạo tỉnh bàn nhau định
phân phối đám đất và xây nhà cho ông theo tiêu chuẩn chung. Khi hỏi
ý liến ông, ông gắt: “Tôi đã có nhà ở Hà Nội rồi”! Trong lúc đó
nhiều ông quan tìm mọi cách để biến nhà công vụ thành nhà riêng. Dịp
Đại hội Đảng bộ các huyện, văn phòng tỉnh uỷ Nghệ An bố trí xe con
cho Bí thư, các phó bí thư, các Trương ban. Còn anh em chuyên viên thì đi chung
xe 16 chỗ ngồi. Đó là “tập tục” xưa nay, nên họ không cần hỏi ý kiến
Bí thư mới. Đến giờ xuất phát , thấy xe con, xe ca đỗ san sát trong
sân, ông Tuyển ngạc nhiên hỏi: “Xe đi đâu mà nhiều thế này”. Một ông văn phòng
thưa: “Thưa anh, xe đi Đại hội huyên…”. Ông đỏ mặt phán: “Các xe con
về. Còn tất cả lên xe ca. Tiền đâu mà xe cộ rầm rầm thế?”. Lần
khác, ông nhận được giấy mời dự Đại hội Đảng bộ huyện nọ. Đúng giờ
ông nhờ một anh cán bộ chở xe máy xuống huyện. Toàn Ban chấp
hành huyện uỷ vì không biết mặt bí thư mới,
nên cứ ra cổng để đón đoàn xe của tỉnh uỷ về dự Đại hội. Chờ mãi, đến khi thấy
chiếc xe ca chở quan chức tỉnh về, hỏi ra thì mọi
người mới chưng hửng : Bí thư tỉnh uỷ mới đang ngồi đọc tài
liệu trong hội trường đại hội từ lâu rồi! Lên dự Đại hội Đảng bộ một
huyên miền núi, sau khi bầu báng xong, kết thúc hội nghị, huyện uỷ chiêu đãi
rất thịnh soạn . Cuối bữa tiệc, Bí thư tỉnh uỷ hỏi Bí thư huyện uỷ mới :” Ông
làm sao có nhiều tiền mà chiêu đãi nhiều người thịnh soạn thế này ?”. Ông bí
thư huyện tái mặt: “Dạ thưa anh, bốn năm năm mới có một lần”. Ông Tuyển nghiêm
sắc mặt: “Tiền là tiền thuế của dân, miền núi lại nghèo, dân đang đói, ông
không xót sao ? Còn đi dự đại hội xã thì họp xong là ông chuồn, vì ngại xã phải
mời cơm. Rủ anh em cùng đi về dọc đường ăn quán. Khi ăn quán ông thường giành
“quyền” trả tiền vì “Lương tôi cao hơn các cậu” . Bà con tiểu thương bán thực
phẩm chợ Vinh do xem tivi nên biết mặt ông Tuyển. Khi mua rau, cá, ông hỏi bà
con “có bán đắt không đấy ?”. Bà con trả lời ngay: “Làm bí thư tỉnh
uỷ mà tự đi chợ nấu ăn , là bà con biết “loại” người nào rồi. Bà con thương
lắm, tin lắm, không bán đắt mô!”. Ông Tuyển về làm bí thư Nghệ An chưa
trọn nhiệm kỳ, mà có huyện miền núi như Tân Kỳ ông đến thị sát tới 3 lần. Ông
đi cơ sở không bao giờ báo trước. Không bao giờ để huyện hay nông
trường, nhà máy lo chỗ ngủ, đãi đằng cơm nước, mà tất cả đều do Văn phòng tỉnh
uỷ chuẩn bị theo sự chỉ đạo của ông.
Người
dân Nghệ An còn kể nhiều giai thoại nữa, như chuyện ông Tuyển cứ sau
mỗi cái Tết lại nộp vào ngân quỹ của tỉnh hàng tỷ đồng. Đó là tiền mà các quan
chức Nghệ AN mang ra Hà Nội “chúc Tết” gia đình Bí thư ông khi ông
không ở nhà. Ông bắt vợ nhận và cho vào một cái hòm, như “hòm công đức”.v.v..
Thời
về làm Bí thư tỉnh uỷ Nghệ An, “chất quan” dân giã, bộc trực và khí
khái đó rất kỵ rơ với một loạt ông quan liêu, tham nhũng, say xỉn,
hạch sách nhân dân, tiêu tiền dân như nước… ở các
huyên đã có tới sáu bí thư , phó bí thư huyện uỷ đã bị
ông Tuyển cách chức. Nghe tin này, dân Nghệ An ai cũng hởi lòng hởi dạ.
Đó
là những câu chuyện thật đã thành giai thoại về Trương Đình Tuyển
mà bố vợ tôi và các lão thành cách mạng Nghệ An rất hay
kể. Giai thoại là chuyện dân gian, được dân tin yêu thế nào, phải là
“chất quan” thế nào mới có nhiều giai thoại đọng lại
trong lòng dân như thế. Về chuyện xe cộ , tôi cũng mục sở
thị nhiều lần về “chất quan” Trương Đình Tuyển. Một lần Đoàn công tác bộ Thương
mại từ Huế ra Quảng Trị. Sở thương mại tỉnh cho hai chiếc xe đến chở
đoàn. Một chiếc xe con bốn chỗ và một chiếc xe
22 chỗ ngồi. Bộ trưởng Trương Đình Tuyển ra khỏi khách sạn, lên
thẳng chiếc xe ca ngồi vào vị trí thứ hai sau lưng lái xe. Lãnh đạo tỉnh thiết
tha đề nghị Bộ trưởng xuống đi xe con. Ông cười bảo: “Các ông vẽ chuyện. Đây ra
Đông Hà xe này chở đoàn còn rộng, đi thêm xe con làm gì cho tốn
!”. Từ Quảng Trị ra Quảng Bình cũng diễn ra cảnh tượng đó. Lần này
thì Bộ trưởng nổi nóng đuổi anh lái xe con: “Em đưa xe về ngay!”.
Những cử chỉ bình dân, thân tình như vậy tôi chưa bao giờ thấy ở
những ông quan tỉnh, quan bộ. Họ “một bước là ngựa xe đứng đi quân hầu chật”,
nhậu nhẹt luôn có “em út” kề cạnh đến lúc say xỉn, còn lái xe con thì “đỗ bên
ngoài chờ thủ trưởng”! Đêm đó ra Đồng Hới, sáng hôm sau, anh Hải thư ký bộ
trưởng đưa cho ông Tuyển hai cây thuốc “ba số” do lái xe Quảng Trị gửi lại, nói
là “Chi cục Quản lý thị trường Quảng Trị biếu”. Dù là người rất nghiện thuốc
lá, nhưng nghe chuyện đó ông trợn mắt: “Ai lại đi bắt thuốc lá lậu rồi biếu Bộ
trưởng bao giờ ! Nhưng xe họ đi rồi nên chia hết cho mọi
người trong đoàn để biết mùi hàng lậu thơm tho thế nào“. Tôi nói:
“Em không hút thuốc, lấy làm gì”. Ông Tuyển cười: “Nhà thơ không hút cũng phải
nhận để tặng bạn thơ nghiện”.
Ấn
tượng nhất đối với tôi là bộ trưởng Trương Đình Tuyển rất yêu văn chương và quý
mến các nhà văn. Ông thân thiết và hay đàm đạo văn chương với các nhà thơ Nguyễn
Trọng Tạo, Hoàng Trần Cương…. Mỗi lần vô Huế ông đều gọi cho tôi. Khi ông mới
lên bộ trưởng, cái tên Phùng Quán vẫn gây sự sợ sệt đối với nhiều người. Thế mà
ông dám mời nhà văn Phùng Quán đến cơ quan Bộ Thương Mại đọc thơ. Vào Huế , dù
họp hành cấp tập, tối đến ông vẫn bảo tôi rủ mấy anh chị nhà thơ Huế
như Nguyễn Khắc Thach, Mai Văn Hoan, Hồ Thế Hà… đến chỗ ông ở để uống rượu và
đọc thơ cho vui. Trong những cuộc như thế, ông chăm chú nghe thơ anh em và say
sưa đọc những bài thơ mới của mình cho đến tận khuya.
Ông
là thi sĩ đích thực. Thơ ông rất tâm trạng, rất mới, chứ không như
“thơ lãnh đạo” xưa nay. Ông có hàng mấy trăm bài thơ chép trong sổ tay. Có lần
ở Đông Hà, Quảng Trị, tỉnh uỷ, UBND tỉnh chiêu đãi. Sau mấy vại bia là tiết mục
văn nghệ của các em xinh đẹp. Nghe ba cô gái Quảng Trị hát, máu thơ
nổi lên, không phân biệt quan hay dân, bộ trưởng Tuyển đứng lên “xin
đáp lễ” bằng thơ. Ông say sưa đọc một lúc đến năm bài thơ của mình.
Toàn những bài thơ tâm trạng rất hay. Thơ ông da diết, trí tuệ . Bài thơ viết
trong chuyến đi thăm lăng mộ Taj Mahal, Di sản thế giới ở Ấn
Độ ông có bài thơ “ Viết ở lâu đài Taj Mahal”. Xin được
chép nguyên văn :
Tôi
đến thăm lâu đài Taj Mahal
Đọc
những trang văn
Trên
nền đá trắng
Tôi
bồi hồi nghe bao chuyện buồn vui
Đã
truyền đi tiếng vọng
Kiếp
người !
Taj Mahal sừng sững giữa trời
Pho
sử đá ghi cảnh đời nghịch lý
Vua
khóc vợ xây đền đài kỳ vỹ
Tôi
khóc người thợ đá
Đá
ơi !
Và
sông Hằng nước mắt cứ đầy vơi
Ông còn có nhiều câu thơ hay khác như Không đa mang
cũng phong trần / Không đam mê cũng đôi lần liêu xiêu… Sang Nga, đi
bên sông Nê Va gặp cô gái Hồi choàng khăn che mặt, ông viết: “Mắt
mồ côi anh gặp mắt em rồi”. Có lần một số Tết báo
Thương Mại có in một bài thơ ông viết tặng vợ nhưng ký một bút danh khác. Bài
thơ ghi công vợ bao năm về quê chăm lo việc họ, việc nhà, “Anh như lãng tử
hành nghề phiêu diêu”. Tôi hỏi: “Sao anh làm bộ trưởng lại gọi
là “hành nghề phiêu điêu ?”. Anh cười: “Luật pháp, chính sách mình chưa
chặt, còn nhiều kẽ hở để bọn xấu lợi dụng, nên làm bộ trưởng bây giờ “chết” lúc
nào không biết, không phiêu diêu là gì nữa!”. Ông Tuyển có cả một
tập thơ tình yêu. Toàn những bài không có đầu đề. Đó là những bài thơ “khóc”
một cuộc tình thời trai trẻ. Hai người yêu nhau thời sinh viên,
nhưng không ai dám thổ lộ. Khi ông đi bộ đội trở về Hà Nội lấy vợ,
trong nột chuyến tàu điện Hà Nội thì gặp nàng . Tình cảm lại dâng trào :
Tuổi hai
mươi đôi môi đỏ mọng
Em
trao cho ai những chiếc hôn đầu
Dẫu
rất yêu em
Anh
chỉ được hôn lên mái tóc
Cái
e ấp này chẳng tại anh đâu…
Hay:
Vụng
về và chậm muộn
Sao
cứ nhiều đam mê
Thu
có còn đủ nắng
Cho
xôn xao mùa về…
Gần
đây nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo có đọc cho tôi nghe mấy câu thơ mới của
Trương Đình Tuyển phác hoạ rất đúng chân dung của ông :
Tôi
khảo cổ chính tôi và thấy
Một
xấp dày ngu ngơ…
“Ngu
ngơ” nghĩa là không biết những mánh lới để chạy chức chạy quyền ăn tiền ăn đất.
Cái “chất ngu ngơ” đó là chất kẻ sĩ, chất thi sĩ không màng danh
lợi. Nghe nói vừa qua, có vị quan cấp trên có gợi ý ông
Tuyển lên làm chức cao hơn, nhưng ông từ chối, không dám nhận. Ông mong mỏi sau
đàm phán WTO xong , được nghỉ việc quan để về viết hồi ký, làm thơ.
Hồi ông đang bộ trưởng Thương Mại lần thứ nhất, tôi hỏi ông: “Sao
anh không xuất bản thơ mình? Thơ anh có chất lắm”. Ông cười nheo
mắt: “Mình in thơ bây giờ thiên hạ sẽ bảo Bộ trưởng lấy “tiền chùa”
in thơ à ! . Mặc dù mình không thèm làm việc hạ tiện đó, họ vẫn cho là như thế,
đúng không?. In thơ thì vội gì. Nàng thơ bỏ mình mới sợ. Đúng không nhà thơ Ngô
Minh?”. Vâng, ông bảo không xa nữa đâu, khi về hưu ông sẽ in một tập
thơ dày gồm ba phần : Thơ cho mọi người. Thơ cho một người .
Và thơ cho mình…
Vâng,
cái “chất quan” Trương Đình Tuyển cũng là chất thơ làm xúc động lòng người, làm
dân tin yêu, cảm phục. Ôi giá mà tất cả các “quan” của ta ai cũng có “chất
quan” giống như “ông WTO” Trương đình Tuyển.
NGÔ MINH
No comments:
Post a Comment