.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Monday, February 20, 2012

NHÀ NGHIÊN CỨU VŨ NGỌC LIỄN BẠO GAN ĐẠO VĂN CỦA NHÀ THƠ XUÂN DIỆU VÀ HOÀNG TRUNG THÔNG, “ÂM MƯU GIẬT GIẢI THƯỞNG NHÀ NƯỚC 2011” !?


Độ nửa năm trở lại đây, trên các loại báo mạng bỗng rộ lên loạt bài chửi mắng thậm tệ “Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn” can tội đạo văn cuả các nhà thơ Xuân Diệu, Hoàng Trung Thông, và các nhà nghiên cứu Tống Phuớc Phổ, Mạc Như Tòng… Thoạt đọc, tôi không tin. Xuân Diệu, Hoàng Trung Thông, nổi tiếng lừng lững như thế, ai nỡ ăn cắp. Mà có lỡ vụng trộm rồi, thì…biết chùi mồm cách chi cho sạch đựơc!?


Đến Thư viện quốc gia Hà Nội truy lùng cuốn “Đào Tấn Thơ và Từ” (đựơc báo mạng chỉ đích danh là đạo văn từ cuốn Thơ và Từ Đào Tấn) nhưng không có. Tra mục lục vấn đề, chỉ tìm ra cuốn Thơ và Từ Đào Tấn. Đây là cuốn sách đựơc Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 1987 với một nhóm các nhà biên soạn gồm 7 tác giả: Vũ Ngọc Liễn (chủ biên), Xuân Diệu (giới thiệu), Hoàng Trung Thông (lời bạt), Nguyễn Thanh Hiện, Tống Phứơc Phổ, Mạc Như Tòng, Đỗ Văn Hỉ (Hiệu đính).
Liên lạc với nhà nghiên cứu phê bình Ngô Thảo, cựu giám đốc-Tổng biên tập Nhà xuất bản Sân khấu) về việc đạo văn của Vũ Ngọc Liễn (từ cuốn Thơ và Từ Đào Tấn thành ra cuốn Đào Tấn-Thơ và Từ do Nhà xuất bản Sân khấu ấn hành năm 2003), Ngô Thảo cho biết, đây là lần đầu tiên ông nghe nói Vũ Ngọc Liễn đạo văn. Cuốn Đào Tấn Thơ và Từ do Nhà xuất bản Sân khấu ấn hành 2003 là theo đơn đặt hàng của nhà nuớc, sách dày 635 trang in, khổ 14,4 X 20,5cm, không có giá bìa.
Đối sánh cuốn Thơ và Từ Đào Tấn của Nhà xuất bản Văn học 1987 với cuốn Đào Tấn-Thơ và Từ của Nhà xuất bản Sân khấu năm 2003 (do một nguời bạn làm ở Nhà xuất bản này gửi tặng) tôi mới tá hỏa: Hầu như toàn bộ nội dụng cuốn Thơ và Từ Đào Tấn đã đựơc “kính chuyển” sang cuốn Đào Tấn Thơ và Từ sau khi Thơ và Từ Đào Tấn đã ra mắt bạn đọc đuợc 16 năm. Giữa hai cuốn chỉ có 2 điều khác biệt. Một là, cuốn Thơ và Từ Đào Tấn (1987) in 24 bài Từ của Đào Tấn, còn cuốn Đào Tấn Thơ và Từ (2003) in 60 bài. Hai là, ngoài những nội dung bê gần như nguyên bản, cuốn Đào Tấn Thơ và Từ còn có thêm lời bạt của Thanh Thảo. Và quan trọng khác biệt thứ 3, là cuốn Thơ và Từ Đào Tấn (1987) bao gồm 7 tác giả, thì khi “di lý” sang cuốn Đào Tấn Thơ và Từ (2003) chỉ còn lại  duy nhất một người sống sót- đó là Vũ Ngọc Liễn. Và ông “người sống sót” này đã xóa tên 6 người chết, biến công trình tập thể thành công trình cá nhân. Và hiện “công trình cướp công người chết” này không hiểu là bằng cách nào và con đuờng nào đó mà đã lọt vào tới vòng chung khảo của Giải thưởng Nhà nứơc năm 2011. Nếu họa may “cóc đớp phải ruồi” mà nó nhận đựơc giải, thì sự kiện cáo bản quyền ắt là điều khó tránh.
Trong lịch sử nhân loại chưa từng xảy ra chuyện người chết cãi nhau với người sống. Vậy nên nguời viết bài này xin tình nguyện xung phong làm “luật sư đại diện người âm” khi điều không ai muốn xảy ra.
Tuy nhiên, quy chế Giải thưởng Nhà nước không có điều khoản nào dành cho nguời sưu tầm. Chỉ có giải dành cho người và tác phẩm ở lĩnh vực sưu tầm và nghiên cứu văn nghệ dân gian. Song, cuốn Đào Tấn Thơ và Từ mà Vũ Ngọc Liễn “đè đầu cưỡi cổ” người chết không thuộc lĩnh vực văn nghệ dân gian (Phônclo) mà là ở lĩnh vực sưu tầm nghiên cứu văn bản học. Vì thế nên mới có chuyện “mượn gió…đạo văn” của “Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn”.
Để giữ nghiêm phép nước và phép làm người trong lĩnh vực sáng tạo, rất mong các quý vị trong Hội đồng Quốc gia xét giải thuởng Nhà nước 2011 sáng đèn giời soi xét.
MINH TÂM
(Bài đã đăng báo Tiền Phong ra ngày 20/2, trên đây là bản gốc của tác giả, trân trọng cảm ơn nhà báo TT đã cung cấp tư liệu).

3 comments:

  1. Mong rằng tác giả bài báo nguyên gốc này làm thầy cãi thầy kiện gì đó thì cứ liên lạc trực tiếp với tôi để chứng minh đâu là sự thật! Còn tôi chỉ nói đơn giản: toàn bộ thông tin trong bài viết này là bịa đặt trắng trợn, những ai có trong tay cuốn sách này đều có thể kiểm chứng dễ dàng.

    ReplyDelete
  2. Trong cuốn biên khảo "Đào Tấn Thơ và Từ" (NXB Sân khấu 2003), chúng tôi làm một phép thống kê sơ bộ về các tác giả tham gia dịch và phiên âm, hiệu đính đều ghi rất rõ ràng: Xuân Diệu, Hoàng Trung Thông, Yến Lan, Đỗ Văn Hỷ,Mịch Quang, Tống Phước Phổ, Giang Tân,Trần Gia Thoại, Mạc Như Tòng, Hà Giao, Văn Trọng Hùng,...Phần phụ lục đưa nguyên 201 tác phẩm chữ Hán của Đào Tấn. Vậy thì căn cứ nào bảo cụ Vũ Ngọc Liễn đạo văn?
    Chỉ có một căn cứ: đó là sự mập mờ nhằm thỏa mãn sự hận thù cá nhân, dựng chuyện mà nói theo kiểu tung hỏa mù. Động cơ là gì, chắc ai cũng có thể đoán ra!

    ReplyDelete
  3. tác giả mất dạy

    ReplyDelete