1/ Những trang sử phải viết lại
“Con
người xuất hiện vào lối 500.000 năm trước đây rồi lần lượt bị tiêu diệt qua bốn
đợt băng tuyết, những người còn sống sót kéo nhau lên các miền núi cao nguyên
sống trong hang hốc. Sang đến Tân Thạch, sau khi làn băng giá thứ tư tan rã,
khí hậu trở nên ấm áp, loài người lục tục rời bỏ những hang động trong dẫy
Thiên Sơn để thiên di xuống các vùng bình nguyên… Một nhóm sang phía Tây thành
người da trắng. Trong những người tiến về phía Đông làm thuỷ tổ giống da vàng
có hai chi gọi là Bắc Tam hệ và Nam Tam hệ.
Bắc Tam hệ
là ba phái đi theo Thiên Sơn Bắc lộ gồm có:
1/Phái
Mãn tộc chiếm lĩnh vùng cực Đông Bắc Trung Hoa ngày nay.
2/
Phái Mông Cổ chiếm lĩnh chính Bắc Trung Hoa.
3/
Phái Đột Quyết chiếm lĩnh Tây Bắc Trung Hoa và Đông Nam Tây Bá Lợi Á.
Nam Tam hệ
gồm có ba tộc là Miêu (Viêm, Việt), Hoa, Tạng.
Thoạt kỳ
thuỷ, Miêu tộc theo dòng sông Dương Tử vào khai thác vùng Trường Giang thất
tỉnh sau theo bình nguyên Hoa Bắc lên khai thác vùng lục tỉnh Hoàng Hà. Phía
Nam lan tới khu vực Việt giang ngũ tỉnh…
Khi Miêu
tộc đã định cư rồi thì Hoa tộc tuy theo Thiên Sơn Nam lộ nhưng còn sống đời săn
hái vùng Tân Cương, Thanh Hải…Về sau họ theo khuỷu sông Hoàng Hà tiến vào Bắc
Trung Hoa chiếm đất của người Việt.”(1)
Những dòng trên được khởi thảo bởi các học giả người Pháp
như E. Aymonier, E. Chavannes, L. Aurousseau vào đầu thế kỷ XX, sau đó được
nhiều sử gia Trung Hoa như Vương Đồng Linh, Chu Cốc Thành bổ sung và trở thành
cuốn sử chính thức của Á Đông, được nhiều đại học danh tiếng nước Mỹ sao chép
lại.
Nhưng đến nay, nhờ những phát kiến về di truyền học, bức
tranh về nguồn gốc loài người cùng thời tiền sử Á Đông được vẽ lại bằng những
đường nét khác hẳn:
Người hiện đại Homo sapiens xuất hiện tại Đông Phi khoảng
180.000 năm trước. Đó có thể do cuộc hôn phối của người đàn ông duy nhất với 3
người đàn bà, sinh ra 3 đại chủng: Europide (da trắng), Australoid (da đen) và
Mongoloid (da vàng). Người tiền sử từ Trung Phi đi lên Trung Đông từ rất sớm
nhưng do bức thành băng hà chắn phía bắc nên không thể đi tới châu Âu. Đợt di
cư đầu tiên là đi theo hướng mặt trời mọc về phương Đông. Cuối năm 1998, Dự án
Đa dạng di truyền người Trung Quốc (2), cung cấp những dữ liệu cho thấy cuộc
hành trình của người hiện đại sang phương Đông như sau:
- Khoảng 70.000 năm trước, người hiện đại Homo
sapiens từ Trung Đông theo ngả Nam Á tới Trung và Bắc Việt Nam. Tại đây hai đại
chủng Mongoloid và Australoid hoà huyết tạo ra những chủng Indonesien,
Melanesien, Vedoid và Negritoid tràn lan khắp lục địa Đông Nam Á. Khoảng 50.000
năm trước, người từ Đông Nam Á di cư tới châu Úc, sau đó là New Guinea và các
đảo ngoài khơi. Khoảng 40.000 năm trước, do băng hà tan, khí hậu trở nên ấm áp,
người từ Đông Nam Á đi lên khai thác lục địa Trung Hoa. Do sống theo từng nhóm
riêng rẽ trong thời gian dài trên địa bàn rộng, người Đông Nam Á đã phân ly
thành những bộ lạc khác nhau mà sau này lịch sử gọi bằng tên chung là Bách
Việt. Ban đầu người Việt mang theo những công cụ đá mài mà tiêu biểu là loại
búa đá lưỡi cong (gọi là phủ, việt) nên tên người Việt được viết với bộ Qua.
Khoảng 15.000 năm cách nay, những lớp người tới sau mang theo giống lúa, khoai
sọ và gà, chó từ văn hoá Hoà Bình Việt Nam lên, phát triển nông nghiệp lúa nước
trên lưu vực Dương Tử rồi Hoàng Hà. Lúc này tên người Việt được viết với bộ Mễ
để ghi nhận chủ nhân của cây lúa nước. Cho đến thiên niên kỷ thứ IV TCN, người Bách
Việt có nhân số chiếm tới 54% nhân loại, trong đó người Lạc Việt có khoảng
15-20% , giữ vai trò lãnh đạo về ngôn ngữ và xã hội. Người Bách Việt xây dựng
nền văn minh nông nghiệp sớm và rực rỡ nhất thế giới.
Khoảng 30.000 năm trước, một số nhóm Mongoloid từ Đông
Nam Á theo con đường Ba, Thục lên định cư tại Tây Bắc Trung Quốc. Đó là tổ tiên
của những bộ lạc Mông Cổ thiện chiến sống du mục trên các đồng cỏ Thiểm Tây,
Cam Túc. Sau này, được khoa học định loại là chủng Mongoloid phương Bắc.
2/ Khai sinh người Hán và việc hình thành nước Tàu
a/ Khai sinh người Hán
Có thể hình dung bức tranh sau: Ít nhất vào khoảng 30.000
năm cách nay, người Bách Việt đã có mặt khắp 18 tỉnh của Trung Quốc. Ở vùng
phía Bắc có tình trạng: Sống cách nhau con sông Hoàng Hà nhưng giữa người Bách
Việt và người Mông Cổ là hai thế giới khác biệt. Dù phải sống trên thảo nguyên
khô lạnh và khắc nghiệt nhưng người Mông Cổ do phương thức sống du mục nên
không thể lùa đàn gia súc qua sông Hoàng tới vùng đồng bằng lầy lội. Mãi sau
này, khi thấy những người nhỏ bé, có sắc da đen, tóc xoăn, trồng lúa nước sống
nhàn hạ và sung túc bên kia sông, người Mông Cổ nảy lòng tham, mưu toan chiếm
đất của Bách Việt. Khoảng 2600 năm TCN, một số bộ tộc Mông Cổ du mục do họ Hiên
Viên dẫn đầu, vượt sông Hoàng Hà, chiếm Thiểm Tây, Sơn Tây… Do người Bách Việt
quá đông, chống cự kiên cường nên người Mông Cổ lâm vào trận chiến dai dẳng, ác
liệt, chịu nhiều thiệt hại. Sau trận quyết chiến Trác Lộc, tuy diệt được
thủ lĩnh Việt tộc là Đế Lai, chiếm được một phần đất đai nhưng người Mông Cổ
vẫn thường xuyên bị tấn công trong một trận chiến du kích trường kỳ. Mặt trận
càng mở rộng thì quân Mông Cổ càng phải dàn mỏng ra và lâm vào tình thế bất
lợi. Từ thực tế chiến trận, kẻ xâm lược nhận ra: không thể toàn thắng người
Việt bằng bạo lực. Mặt khác, từ thực tế cho thấy nguồn thức ăn dồi dào, đất đai
rộng rãi, người đông đúc nên không bắt buộc phải tàn sát diệt chủng và nô lệ
hoá kẻ bại trận. Do vậy, ở những nơi chiếm được, người Mông Cổ thực thi chính
sách mềm dẻo: dành cho người Mông làm quan cai trị, làm công nghiệp, thương
nghiệp, để cho người Việt giữ nguyên quyền cày cấy trên đất của mình, đi lính,
làm tạp dịch và đóng một mức thuế vừa phải. Nhận thấy người Việt hiền lành, ưa
cuộc sống tự do, thích ca múa… nên các thủ lĩnh Mông Cổ tôn trọng nếp sống của
người Miêu Việt, dùng âm nhạc, ca múa phủ dụ. Nhờ vậy, dần dần giữa người Mông
và người Việt xây dựng được cuộc chung sống tương đối hoà thuận. Do sống chung
đụng, đã có cuộc hoà huyết giữa người Bách Việt và người Mông Cổ, tạo ra chủng
mới là Mongoloid phương Nam. Việc hoà huyết này như phản ứng dây truyền tràn
lan rất nhanh, chỉ vài ba thế hệ, phần lớn người Việt trong vùng bị chiếm cũng
như người Mông Cổ chiếm đóng biến thành chủng Mongoloid phương Nam. Sắc dân này
trở nên thành phần chủ thể của dân cư thời Đào Đường, nhà Hạ, Thương, Chu. Khi
Lưu Bang lập nước Hán thì được gọi là người Hán.
Như vậy, trên thực tế, người Hán chỉ ra đời từ sau năm 2600
TCN, là con lai giữa người Mông Cổ phương Bắc và người Bách Việt.
b/ Sự hình thành nước Tàu.
Sách cổ Trung Quốc chép rằng: Họ
Hiên Viên chiến thắng Si Vưu trên sông Hoàng Hà, được tôn làm Hoàng Đế. Do sử
sách chép quá vắn tắt khiến cho hậu thế không biết sự việc diễn ra như thế nào.
Trong quan niệm truyền thống, Hoàng Đế là ông vua duy nhất, là cội nguồn duy
nhất khai sinh ra Trung Hoa. Ngay Đại Việt sử ký toàn thư cũng nói Hoàng
Đế dựng muôn nước. Đồng thời sử sách cũng quy cho Hoàng Đế toàn bộ công
trạng tạo lập văn minh tiền sử Trung Hoa. Cho đến nay chưa có công trình nghiên
cứu nào minh định sự kiện này. Các sách sử đều cho rằng: người Hán từ phía Bắc xuống chiếm đất của người Việt. Chính
nhận thức sai lầm này đã dẫn đến những ngộ nhận kéo dài trong lịch sử Á Đông.
Dựa trên sự hình thành cộng đồng
dân cư trên lục địa Trung Quốc ở thời kỳ này, tôi đề nghị một kịch bản khai
sinh nước Tàu như sau:
Ở phía bắc sông Hoàng Hà có nhiều
bộ lạc Mông Cổ sinh sống trong tình trạng luôn có chiến tranh giành giật bãi
chăn thả, gia súc và nô lệ. Để có sức mạnh, một số bộ lạc liên minh với nhau.
Họ Hiên Viên là thủ lĩnh một liên minh bộ lạc mạnh nhất và là mũi chủ công tiêu
diệt Đế Lai, đưa lại chiến thắng cho người Mông Cổ. Vì vậy, sau chiến thắng, họ
Hiên Viên chiếm được vùng đất rộng nhất, trù phú nhất và được tôn làm Hoàng Đế.
Sau Hoàng Đế là Đế Cốc, Đế Chí rồi Đế Nghiêu. Đấy là dòng chủ lưu, được ghi
nhận trong truyền thuyết và sách sử. Tuy nhiên, trên thực tế, không chỉ có
liên minh của Hiên Viên mà nhiều bộ lạc hay liên minh bộ lạc Mông Cổ khác cũng
vượt Hoàng Hà chiếm đất của người Việt. Trên giang sơn của người Bách Việt
có nhiều vùng bị chiếm đóng và diễn ra cuộc chung sống giữa kẻ thua và người
thắng như mô tả ở trên. Những trung tâm xen kẽ theo hình da báo này không ngừng
mở rộng địa bàn để chiếm ưu thế, tranh giành mối lợi. Sử sách ghi lại, vào đời
Chu, trên địa bàn Trung Nguyên có đến gần 1000 ‘nước’, có tên riêng, tự trị,
chỉ gắn kết lỏng lẻo với nhà Chu. Những ‘nước’ này gồm những bộ lạc Việt còn
độc lập ở xen kẽ với những vùng bị chiếm đóng. Vào thời Xuân Thu, số tiểu quốc
sáp nhập lại, còn hơn 100, trong đó nổi lên hơn chục nước tương đối lớn: Tần,
Mân, Vương, Chu Nam, Thiệu Nam, Lương, Đường, Bội, Vệ, Dung, Cối, Trịnh, Tào,
Tề. Thành Thang tập hợp những nước nhỏ này, tạo dựng nhà Thương, trở thành ông
vua đầu tiên của lịch sử Trung Hoa. Đến nhà Chu, do tài năng, đức độ của mình
mà Văn Vương giữ vị trí thiên tử, quần tụ quanh mình nhiều nước chư hầu.
Đấy là hiện trạng của vùng phía
bắc sông Dương Tử. Còn ở mạn nam Dương Tử, nước Xích Quỷ là liên minh bộ lạc
của người Bách Việt cũng phân rã thành những nước như Ngô, Việt, Sở phía đông;
Ba, Thục, Kiềm, Điền, Dạ Lang… phía tây. Dân cư các nước này tuy độc lập
với các thế lực phương bắc nhưng có tiếp xúc làm ăn quan hệ với người phương
bắc và xảy ra sự hoà huyết với họ. Như phản ứng dây chuyền, những người lai
thuộc chủng Mongoloid phương Nam ngày càng đông và chỉ sau vài thế kỷ, đã chiếm
đa số trong dân cư các nước phía nam Dương Tử. Vào cuối thời Chu, các nước Ngô,
Việt rồi Sở tuy luôn chiến tranh với người phía bắc nhưng về chủng tộc, phần
lớn dân số đã là Mongoloid phương Nam, đồng chủng với người phương bắc. Tới
khoảng 2000 năm TCN, đa số dân sống trên đất Trung Quốc đã là chủng Mongoloid
phương Nam. Sau khi nhà Tần thống nhất Trung Quốc, diệt Ba, Thục, chiếm miền
Kinh, Dương rồi nhà Hán tiêu diệt nước Sở, nước Trung Quốc có bản đồ gần như
ngày nay, với thành phần dân cư đa số là người Hán thuộc chủng Mongoloid phương
Nam.
Tới đây cũng cần bàn rõ về số
phận người Mông Cổ:
Có thể đã diễn ra tình huống thế
này: Khi vượt Hoàng Hà chiếm đất của Bách Việt, người Mông Cổ chuyển dịch theo
từng bộ lạc. Mỗi bộ lạc hay liên minh bộ lạc này chiếm từng khu vực của người
Việt và nhanh chóng thiết lập sự thống trị của mình, tạo thành hình thế giống
như tấm da báo hay những vết dầu loang. Giai đoạn này có thể kéo dài hàng trăm
năm. Tới khi những vết dầu loang mở rộng, sát liền ranh giới với nhau,
tự nhiên tạo nên bức thành ngăn không cho những bộ lạc Mông Cổ đến sau thâm
nhập. Bên trong ‘bức thành’ đó, người Mông Cổ hoà huyết và hoà nhập văn hoá với
dân Bách Việt tạo thành chủng Mongoloid phương Nam, là chủ nhân mới của Cửu
Châu, sau này mở rộng khắp Trung Nguyên, làm nên các nước Thương, Chu, Tần,
Hán. Những bộ lạc Mông Cổ bị ngăn lại, trở thành dân khác chủng với người Hoa
Hạ, lập ra nước Mông Cổ ở phía Bắc hoặc vẫn sống theo từng bộ lạc, bị các triều
đại Thương, Chu gọi là Địch.
Người Hán phương Nam hưởng ưu thế
di truyền của hai nguồn gốc nên thông minh, năng động hơn. Họ cũng được thừa kế
nền văn minh rực rỡ từ tổ tiên Bách Việt. Trên cơ sở đó, khoảng 1500 năm TCN,
họ đã xây đựng nền văn minh Trung Hoa tiên tiến vào hàng đầu của thế giới.
Những thành tựu tiêu biểu là:
-
Cải tiến và hoàn thiện chữ tượng hình của người Việt.
-
Bổ sung vào bản kinh vô tự của người Việt là kinh Dịch hai thành phần là Thuyết
quái và Hệ từ. Nhờ vậy kinh Dịch được phổ biến và trở thành công cụ nhận thức
sự vận động của thiên nhiên và xã hội.
-
Đúc kết tri thức của người Việt cổ thành kinh Thư, kinh Thi, kinh Lễ, kinh
Nhạc.
-
Sáng chế ra la bàn, xe kéo.
3/ Kết luận
Từ những dữ liệu di truyền học,
chúng ta xác định được rằng, người Hán xuất hiện từ khoảng 2600 năm TCN, thuộc
chủng Mongoloid phương Nam, do sự hoà huyết giữa người Mông Cổ phương Bắc và
người Bách Việt. Nếu người Hán được hiểu với nghĩa như trên thì cần bàn lại về
thuật ngữ “người Hán” thường dùng hiện nay. Trong nhiều tài liệu, chẳng hạn của
Y. Chu cũng nói: “Người Hán phía Bắc và phía Nam Trung Quốc có đặc điểm di
truyền khác nhau.” Nói cụ thể, người Hán phía Bắc thuộc chủng Mongoiloid phương
Bắc, còn người Hán phía Nam thuộc chủng Mongoloid phương Nam. Vô hình trung nảy
sinh mâu thuẫn: hai chủng người khác nhau về di truyền cùng
được gọi là người Hán!
Phải chăng đã tới lúc phân định
rõ: người Trung Quốc ở miền Nam thuộc chủng Mongoloid phương Nam, là cư dân tạo
thành nhà Hán nên được gọi là Người Hán. Còn người Trung Quốc ở phía Bắc thuộc
chủng Mongoloid phương Bắc nên trả lại cho họ đúng tên là người Mông Cổ? Đấy là
những bộ lạc Mông Cổ du mục trước đây bị nhà Thương, nhà Chu coi là Địch. Sau
này khi các vương triều Trung Hoa mở rộng lãnh thổ, chiếm thêm dân, thêm đất,
những người Mông Cổ này sáp nhập Trung Quốc và được gọi là người Hán phương
Bắc. Danh có chính thì ngôn mới thuận.
Chỉ khi phân định rõ ràng như
vậy, chúng ta mới tránh được những ngộ nhận đáng tiếc.
Phải vậy chăng? Rất mong quý vị
cao minh chỉ giáo.
HÀ VĂN THÙY
Tham khảo:
1. Kim Định. Việt lý tố nguyên.
An Tiêm. Sài Gòn, tr 52
2. J.Y. Chu & đồng nghiệp: Genetic relationship
of population in China.
Proc. Natl. Acad. Sci.USA 1998 số
95 tr. 11763-11768
- Jin Li: Ngày 29.9.1998 Jin Li thông báo một tin chấn động
giới khoa học tại Washinton: " Công trình của chúng tôi cho thấy con người
hiện đại trước hết đã đến Ðông Nam Á sau đó đi lên Bắc Trung Hoa."
"Từ Trung Ðông men theo bờ Ấn Ðộ Dương, ngang qua Ấn Ðộ đến Ðông Nam Á.
Sau đó họ đi lên Bắc Trung Hoa, Siberia và cuối cùng là châu Mỹ."
["Our work shows that modern humans first came to Southeast Asia and then
move late to Northern China." "...from Middle East, following the
Indian Ocean coatline across India to Southeast Asia. Later, they moved
northern China, Siberia and eventually the Americas"(Los Angeles
Times 29.9.1998)].
Bài viết khá thuyét phục. Xin được ghi nhận.
ReplyDeleteNhưng tác giả đã nghiên cứu "Vì sao lại gọi là HÁN TỘC" chưa? Nó có nghĩa gì?
Cảm ơn.
Ai muốn tranh luận vể cổ sử Việt Nam, thì nên đọc cho hết các bài viết của Hà Văn Thùy, rồi hãy lên tiếng. Tôi mong mỏi những tiếng nói góp phần là rỏ hơn các luận điểm của Hà Văn Thùy (cứ tạm gọi là vậy). chứ đưng mang tâm tức củ (của Aurusseau) để chất vấn. Nên chung tay xây dựng nên thuyết mới về cổ sử Việt Nam.
ReplyDeleteChỉ cần google Hà văn thùy thì có cả đống bài viết về cổ sử VN!
xin post lại ở link: http://nguyenthanhnam1210.wordpress.com/2012/02/05/khai-sinh-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-han-va-s%E1%BB%B1-hinh-thanh-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-tau-ha-van-thuy/
ReplyDelete