Tôi hỏi nhà thơ Nguyễn thị Ngọc Hà
thì được biết, ông Hữu Thỉnh bảo đến gặp ông Đỗ Trung Lai, ông Lai lại
bảo không phải việc của mình. Tóm lại “đồng đổ cho cốt, cốt đổ cho đồng”. Cho
đến phút cuối cùng việc này không được thực hiện. Ban tổ chức không có nửa lời
giải thích.
Có một câu chuyện nhỏ khá thú vị là kèm theo lời mời tham dự Liên hoan thơ châu
Á-Thái Bình Dương lần thứ nhất, chúng ta còn phải giải thích cho đoàn Xiri
Lanka hiểu rằng ở Việt Nam có một tổ chức mang tên là Hội Nhà văn Việt Nam.
Không biết có phải vì thế mà nhà thơ Nguyễn Quang Thiều khẳng định không dưới
một lần trong ngày hội thơ lần thứ X : Việt Nam là một cường quốc về thơ!
Trong một bài trên báo Giáo dục
& Thời đại, nhà thơ Gia Dũng trả lời phỏng vấn có nói đại ý : Việt Nam là
quốc thi.
Việt Nam đã có NGÀY THƠ được xác
định trong LỊCH trước nhiều nước. Đó là niềm tự hào và và lối sống nhân văn rất
đáng được tôn vinh và phát huy. Giá trị của thơ trong bước trưởng thành
và hoàn thiện của loài người là không thể phủ nhận. Đó không phải chỉ là niềm
vinh dự của cơ quan đứng ra tổ chức các NGÀY HỘI THƠ, mà còn là của hàng triệu
cây bút khắp cả nước.
Trong buổi họp chuẩn bị cho ngày hội
thơ lần thứ X, ông Hữu Thỉnh chủ tịch Hội Nhà văn VN đã trực tiếp nói với đại
diện của các câu lạc bộ là năm nay mời các tác giả thơ của các câu lạc bộ đọc
thơ trên sân khấu cùng với các nhà thơ chuyên nghiệp. Nhà thơ Phạm Đức và nhà
thơ Nguyễn Thị Ngọc Hà chịu trách nhiệm tuyển chọn và thông qua ban tổ chức
ngày hội thơ của Hội Nhà văn.
Hai nhà thơ này đã làm việc rất tích cực và trách
nhiệm trước sự tin tưởng của mọi người tham gia. Hay tin này, tác giả Nguyễn
Ngọc Quỳnh ( người đã sáng tác thơ 40 năm nay ) từ Sơn Tây vội vàng xuống nộp
bài... và cũng mong chờ phấp phỏng như nhiều tác giả khác.
Hàng mấy trăm
tác giả tham gia ở KHÔNG GIAN THƠ CÁC CÂU LẠC BỘ, dù người có bài được chọn hay
chưa có, đều rất háo hức chờ đợi, xem phản ứng của người nghe với các bài thơ ở
“tầm thấp” (CLB) ra sao.
Tôi hỏi nhà thơ Nguyễn thị Ngọc Hà
thì được biết, ông Hữu Thỉnh bảo đến gặp ông Đỗ Trung Lai, ông Lai lại
bảo không phải việc của mình. Tóm lại “đồng đổ cho cốt, cốt đổ cho đồng”. Cho
đến phút cuối cùng việc này không được thực hiện. Ban tổ chức không có nửa lời
giải thích.
Tôi nghĩ Hội Nhà văn chỉ là một hội nghề nghiệp, được Nhà nước và
xã hội công nhận, được giao trách nhiệm tổ chức các công việc tương tự như
trên. Còn ngày hội thơ là ngày HỘI của cả nước. Nếu không có hàng triệu người
yêu thơ thì ngày hội chẳng còn ý nghĩa gì. Ông Chủ tịch Hội Nhà văn nếu không
làm được thì đừng nói, kẻo lại có người nghĩ rằng NGÀY HỘI THƠ của riêng
Hội Nhà văn
Đặng Khánh Cường
No comments:
Post a Comment