.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Wednesday, July 3, 2013

NHÀ BÁO LÊ PHƯƠNG DUNG: CHỈ TÌNH YÊU Ở LẠI



Tôi đã đọc nhiều bài báo Phương Dung viết về Hà Nội và viết về thủ đô các nước xa lắc khi cô có dịp đặt chân tới. Tất cả đều tinh tế, thú vị và độc đáo.
Tôi thích bài thơ” Trên đại lộ danh vọng ” của Dung. Xin trích mấy câu kết:
“… Nếu anh hỏi em mơ gì chiều nay
trên đại lộ quang vinh
Nơi hàng ngàn ngôi sao cứ hoài
nhấp nháy
Em biết mọi danh vọng cuộc đời
rồi sẽ qua đi
Chỉ tình yêu – Là điều cuối cùng ở lại”.
Nhà báo Lê Phương Dung tại nhà riêng 
Ảnh do LPD cung cấp.
Tiếng cô gái trong điện thoại vui vẻ gọi tôi:
- Chị ơi, tối nay nhé, mình ra Bờ Hồ gặp nhạc sỹ Đức Trí – “Người hát rong” không nhà không cửa ấy mà, để em biếu ông chiếc điện thoại và một va ly quần áo em vừa mua ” trang bị ” cho ông để đủ ấm qua mùa đông khắc nghiệt của Hà Nội.
Tôi nhận ra Phương Dung, nhà báo - biên tập viên của một tờ Tạp chí chuyên ngành, trong nghiệp báo đưa đẩy thì chị em chúng tôi cũng có những “duyên nghiệp” gắn bó tròm trèm trên dưới 20 năm, và hỏi lại:
- Nếu chị không nhầm thì sáng nay em vừa nhận Huy hiệu “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân” của Mặt trận Tổ quốc, thành tích gì vậy?
- Vâng ạ, vì có thành tích đóng góp tiền của xây dựng trường học cho học sinh vùng cao, cũng như mua toàn bộ trang thiết bị, bàn học sinh cùng bảng chống loá cho nhà trường; Làm từ thiện giúp bệnh nhân nghèo ở nhiều bệnh viện…
Tôi nhận lời Dung, thế là tối mùa đông cận kề ngày noel của năm 2012. Chúng tôi gồm các nhà báo, nhà văn, nhà thơ xôm tụ bên Hồ Gươm lung linh ánh đèn, cùng hát với nhạc sĩ Đức Trí và trao tặng quà cho ông trong tràn đầy xúc động.
Tuần trước, Phương Dung vừa rủ tôi vào Viện Huyết học tặng vợ chồng thượng uý Phan Văn Hoàng người Nghệ An (Bộ đội Trường Sa) số tiền 20 triệu đồng để phụ giúp một phần chữa bệnh cho con gái đầu lòng 13 tháng tuổi của anh chị. Hoàn cảnh của anh Hoàng rất thương tâm, lấy vợ hơn 10 năm không sinh con, chạy chữa mãi, trong nhà có gì phải bán sạch để lấy tiền chữa bệnh. Năm 2011, trời thương cho sinh bé gái Phan Thu Hoài, nhưng bé được 1 năm tuổi thì bệnh viện phát hiện ra bé bị suy tuỷ nặng. Khi ở trong bệnh viện, vợ anh Đại uý Hoàng đã nắm chặt tay Phương Dung, hai hàng nước mắt chan hoà khiến chúng tôi cũng không cầm lòng được. Thế mà mấy hôm sau đã thấy Dung gọi đi tặng quà cho bác “nhạc sĩ đường phố” rồi.
Lê Phương Dung là thế, một nhà báo hảo tâm có tâm hồn trong sáng, miệt mài và lặng lẽ làm từ thiện không so đo tính toán, không phô trương ồn ào. Đã có kênh truyền hình ngỏ ý muốn làm phim về Dung nhưng cô đã dứt khoát từ chối. Có lần lên huyện miền núi Mèo Vạc – Hà Giang viết bài, thấy đời sống của đồng bào vùng cao còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, Dung về xuôi bỏ tiền túi ra mua liền 100 cặp dê (200 con) đưa lên tặng cho bà còn dân bản ở đây với một ước mơ cháy bỏng: “Mênh mông đồng cỏ thế này, núi non hùng vĩ thế này, dê sẽ sống khoẻ, sinh sản mạnh.. .nó sẽ biến thành nhà cửa, quần áo, xe cộ, sách vở cho trẻ đến trường…”.
Khi khúc ruột miền Trung bị thiên tai hoành hành, nhà thơ Trần Ninh Hồ đã bắt gặp Dung ở Phú Yên cùng các bạn bè, đồng nghiệp 9 người, với toa tàu 30 tấn chở vải vóc mỳ tôm, thuốc men, quần áo của Dung mua, đem đến tận nơi vùng bão lũ tặng đồng bào…
Nhân Noel 2012, Dung đã tặng 200 phần quà cho một giáo phận tại tỉnh Hà Tĩnh, mỗi xuất quà trị giá 1 triệu đồng. Và thật cảm động trong dịp tết Nguyên đán Quý Tị năm nay, tấm lòng thơm thảo của Phương Dung lại “tìm đến” với nhà thơ, thương binh nặng Hoàng Cát đang bị bệnh ung thư rất nặng. Nhận 50 triệu đồng để chữa bệnh, ông nhà thơ thương binh không nén nổi sự xúc động.
Cách đây hơn 10 năm, là phóng viên Tạp chí Thương Mại. Phương Dung hay viết bài cho báo Tuổi trẻ Thủ đô do tôi làm Tổng Biên tập. Tôi rất thích những bài viết của cô: ngắn gọn, khúc triết, mang tính nhân văn và thường góp ý giúp cô nâng cao nghiệp vụ, Dung tiếp thu rất nhanh, do đó mà chị em qua lại, gắn bó.
Thế rồi, năm 2000, vụ án Mai Văn Huy, Giám đốc Công ty Thương Mại Dầu Khí Đồng Tháp buôn lậu là đề tài “nóng” của báo chí hai miền Nam, Bắc. Phương Dung bị bủa vây vì những thị phi, những ác ý nhưng cô không hề phản ứng lại. Ít ai biết rằng gần 10 nhà báo bị “nghi vấn” hồi đó không hề bênh vực hành vi buôn lậu của Mai Văn Huy, mà chỉ xoay quanh nhân vật Bùi Thanh Sơn, nhân viên Công ty TMDKĐT, đã tham ô 300 triệu đồng tiền thau chua rửa mặn ở Củ Chi (Thành phố HCM). Sơn đổ tội tham ô cho Huy. Một số nhà báo nói Sơn có dấu hiệu vu khống. Khi Dung cùng với một số nhà báo vào Đồng Tháp, Huy có chi 18 triệu đồng tiền vé máy bay và biếu mỗi người 200 nghìn đồng, và 1 ký tôm khô. Sau đó, họ bị tai tiếng, bị dư luận ném đá, buộc Công an phải vào cuộc điều tra. Không ai biết rằng, chính Phương Dung là người đã đứng ra nộp lại tiền vé máy bay của cả đoàn và tiền mỗi nhà báo nhận mỗi người 200 nghìn đồng chỉ vì cô “thấy tội cho các anh chị, không muốn thu lại của từng người nữa”.
Vì cho đăng bài về Công ty Dầu Khí Đồng Tháp trên báo Tuổi trẻ Thủ đô, tôi đã phải làm việc với cơ quan Công an. Họ cũng nói ngay rất rõ là nhà báo Lê Phương Dung không hề liên quan đến vấn đề kinh tế, hay nhận hối lộ gì ở đây cả. Khi đối chất với Mai Văn Huy trước cán bộ điều tra xét hỏi, anh ta có nói một câu:
- “Từ lâu, tôi vẫn thường được nghe nói chất “sỹ phu Bắc Hà”, nhưng thực lòng tôi không hiểu nó như thế nào. Giờ được gặp chị Nga, chị Dung thì tôi mới hiểu thế nào là “sỹ phu Bắc Hà”. Tự nhiên hai hàng nước mắt của tôi chảy ra.
Thấm thoát đã hơn 10 năm trôi qua, Mai Văn Huy đã được trả tự do. Cơ duyên thế nào Huy lại bay ra Hà Nội, uống cà phê với tôi và Phương Dung bên Hồ Tây. Anh ta nhờ vả Dung giúp vốn làm ăn, và thật không ngờ Dung đã vui vẻ cho Huy vay rất nhiều tiền để tạo lập cuộc sống khi Huy chỉ còn hai bàn tay trắng. Điều đáng mừng, hiện nay Huy là Giám đốc một doanh nghiệp mạnh ở Cần Thơ. Kết thúc câu chuyện thật có hậu.
Chắc các bạn muốn biết một nhà báo làm sao có nhiều tiền để làm từ thiện? Xin nói ngay: Bà nội của Dung là dân Paris gốc, lấy chồng Việt Nam. Dĩ nhiên bố Dung lai Pháp, ông đi bộ đội, là chiến sĩ Vệ quốc đoàn… Bản thân Dung đã trải qua những giai đoạn khó khăn của thời thơ ấu, mẹ goá con côi. Một mình mẹ Dung đã chèo lái, ở vậy thờ chồng nuôi bốn đứa con thơ dại khi goá chồng ở tuổi 30. Dung ngoan ngoãn, hay làm hay làm, tần tảo từ tấm bé. Trong một lần đi cùng Dung, tôi đã được gặp những người bạn, người công tác cùng mẹ của Phương Dung ở Cty Bách hoá bông vải sợi VP, thì họ đều ca ngợi và luôn nhớ về mẹ của Phương Dung, một người phụ đẹp nền nã, con gái gốc Nam Định, có một cách giáo dục con cái rất nghiêm khắc “quân phiệt”, nhưng lại là một người thường xuyên hay giúp đỡ người khác “thương người như thể thương thân”, và còn khen Dung giống mẹ mình ở cái tính bộc trực, thẳng thắn. Dung cũng chung lưng, gánh vác, lo toan, đi làm thuê, làm mướn để có thêm thu nhập giúp mẹ nuôi các em. Họ kể, cứ nghỉ hè là Dung mít lại đi làm “cô hàng giải khát” và phụ nấu bếp cho bếp ăn tập thể, học thì rất giỏi vì Dung có một trí thông minh kỳ là, nên được tuyển thẳng vào lớp hai khi tròn 6 tuổi.
Nhưng rồi số phận dun dủi khiến gia đình bà nội ở Paris tìm ra cô. Họ nội của Dung là một dòng dõi quý tộc lớn ở Pháp, có nhiều dinh thự, lâu đài, họ đã cho cô phần thừa kế lớn gia sản. “Số giàu mang đến dửng dưng” là thế. Có tiền, nhưng Dung không “giầu đổi bạ ” mà vẫn hoà đồng, chân tình với những người bạn, sẵn sàng giúp đỡ hàng xóm láng giềng một cách vô điều kiện.
Hàng ngày, nhìn nhà báo Phương Dung chơi pi-a-nô, hát nhạc Trịnh, ăn mặc sành điệu, tự tin điều khiển chiếc ô tô sang trọng của mình, chắc chẳng ai có thể ngờ chừng 20 năm trước, cô sinh viên Phương Dung có hai bằng ngoại ngữ và kinh tế, phải đi rửa bát thuê cho các quán ăn để tự nuôi thân và phụ giúp cho mẹ đẻ nuôi các em ăn học. Có lúc Dung đã phải tá túc trong một ngôi đền trong phố cổ Hà Nội, hưng chịu mọi nỗi cơ hàn, bị mẹ đánh, đuổi đi chỉ vì Dung đã” dám ” bảo vệ tình yêu của mình, khi gia đình Dung quyết liệt không chấp nhận cuộc tình này.
Nhưng cuộc sống thiếu thốn, gian khổ không vùi dập được Dung, trái lại nó giúp cô có thêm nghị lực để vươn lên và trưởng thành. Dù khó khăn, cô vẫn yêu thương mọi người, giúp đỡ bạn bè. Câu chuyện Dung tặng nhà báo T.H có hoàn cảnh khó khăn hơn mình chiếc xe máy khi Dung chẳng khá gì khiến bạn bè còn nhắc mãi.
Cuộc đời của Dung không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Sau cái đận vào Đồng Tháp, Dung bị ung thư phổi phải ra nước ngoài phẫu thuật, thời gian tiếp theo là mấy lần lên bàn mổ. Nhưng có lẽ cô gái tốt bụng, được trời thương, hộ trì cho qua kiếp nạn đê sống vui, sống khoẻ với hai cậu con trai ngoan ngoãn, còn người chồng mà cô” hi sinh tình máu mủ “,để bảo vệ, thì cô cũng dứt ra cho bằng được chỉ vì một lần duy nhất nhìn thấy anh ta đang dúi đầu người mẹ đẻ của mình, khi đó mẹ của Dung đã bị mù mắt do bệnh thiên đầu thống. Đã bị nhiều lần thằng “con rể ” trời đánh, hành hạ, tạt tai vì cái tội ăn cơm vãi ra ngoài, và cho là bà ăn bám, nhưng vì thương con gái, nên đành nghiến răng chịu đựng, và hiển nhiên khi Dung bắt quả tang tại chỗ, anh ta đã không được Dung tha thứ.
Mọi thứ dù khó khăn, hay gặp những cư sử nhiều khi phải nói là bạc bẽo, trở mặt của chính những người đã từng nhận ở Dung sự giúp đỡ rất chân tình vô điều kiện, khi được việc rồi họ quay ngoắt 180 độ với Phương Dung, thì Dung vẫn vui vẻ nhẹ nhàng. Không bao giờ thù hận hay trách cứ ai là một điều rất đặc biệt ở Dung. Nhưng tôi nghiệm ra những người đó thường gặp vận hạn, rủi ro ngay sau đó. Ngẫm ra cũng là một sự khác lạ…
Còn thư cảm ơn Phương Dung thì có đến hàng xấp. Em Lê Thanh Hiền, sinh viên Học viện HCQG cũng mới gửi thư cho Dung. Mẹ Hiền là bác sỹ bệnh viện đa khoa Thái Nguyên bị chết vì tai nạn ô tô, bố làm công chức nuôi hai chị em Hiền, gia cảnh nghèo túng. Khi ông bị mắc bệnh thiên đầu thống, Dung đã giúp toàn bộ chi phí mổ mắt, nay ông đã khỏi hẳn.
Lá thư có đoạn: “dù cháu chưa được gặp cô, nhưng qua lời bà cháu kể cháu thật lòng ngưỡng mộ cô. Bố cháu từ Thái Nguyên về Hà Nội chữa mắt đã được cô giúp đỡ. Bố cháu phi thường lắm. Bố làm việc vất vả, hi sinh nhiều chỉ để lo cho hai chị em cháu không bị thiếu thốn. Có lẽ ông trời thương bố cháu nên đã cho bố cơ hội gặp được một người có tấm lòng nhân hậu như cô. Cả nhà cháu vẫn thường nhắc đến cô với sự biết ơn và cảm phục. Cháu nhiều lần muốn được gặp cô để nói lời cảm ơn, nhưng chưa có cơ hội nào cả…”.
Còn cụ bà Phạm Thị Nguyên cán bộ VPCP nghỉ hưu ở Hoàng Hoa Thám, Hà Nội thì viết:
“…Hôm vừa qua cô tổ chức cho chúng tôi ba chục cụ đi xem ở Nhà hát lớn, một nơi tôi ít được đến, mọi người đều rất hân hoan vì cách cô tổ chức thật chu đáo, một mình tôi ở xa, cô đưa về tận nhà, đêm thao thức tôi cảm động không sao ngủ được. Nhân đây tôi cũng xin nói với cô về chuyến đi của đoàn Phật tử hơn 50 người về cúng chùa Ninh Bình do cô thuê xe đưa đón hôm 20/10 vừa qua. Khi lên đường thì trời mưa rất to đến nơi thì trời tạnh, chúng tôi nghĩ có sự hộ trì của cô nên chúng tôi gặp may mắn. Tôi rất vui mừng khi biết cô cho một chuyến xe và 10 triệu đồng cùng bánh kẹo, hoa quả để cúng chùa. Khi lên xe cô còn phát tiền cho tất cả các Phật tử, công đức của cô thật vô lượng, vô biên, cô là hiện thân của con nhà Phật, chỉ có Bồ tát mới có tấm lòng vàng như vậy…”.
Trời cho Dung làm tỷ phú tài năng và xinh đẹp, nhưng cô vẫn lao vào cuộc sống để viết báo, làm thơ với tất cả tình yêu con người sẵn có. Tôi đã đọc nhiều bài báo Phương Dung viết về Hà Nội và viết về thủ đô các nước xa lắc khi cô có dịp đặt chân tới. Tất cả đều tinh tế, thú vị và độc đáo.
Tôi thích bài thơ” Trên đại lộ danh vọng ” của Dung. Xin trích mấy câu kết:
“… Nếu anh hỏi em mơ gì chiều nay
trên đại lộ quang vinh
Nơi hàng ngàn ngôi sao cứ hoài
nhấp nháy
Em biết mọi danh vọng cuộc đời
rồi sẽ qua đi
Chỉ tình yêu – Là điều cuối cùng ở lại “.

Không ham tiền tài, danh vọng, không bon chen và cũng chả bao giờ giữ lại trong mình sự thù hận hay tức tối với kẻ ganh ghen, nói xấu, bôi nhọ mình.
Phương Dung cứ nhẹ nhàng thanh thản với cuộc sống, trong một kỷ luật rất “con nhà lính”. (Mẹ của Phương Dung cũng vốn là một quân nhân chuyển ngành với thương tật 1/4). Có lẽ mà vì vậy cô trẻ “rất dai”. Chúng tôi vẫn nói đùa với nhau rằng có lẽ thời gian đã quên hẳn Dung rồi chăng?
Với một quan niệm: Cho tức là nhận. Khi ta đem niềm vui đến cho mọi người thì chính ta là người hạnh phúc nhất.
Tôi yêu Phương Dung bởi cô là một nhà báo như thế.
Hà Nội, Xuân 2013
KHÚC THỊ NGA
Nguồn: Tạp chí Nhà báo Thủ Đô, xuân Quý Tỵ / Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo

4 comments:

  1. Bài viết rất xúc động,cảm ơn nhà báo Khúc Nga và bác chủ nhà đã cho đăng lại bài viết về nữ nhà báo Lê Phương Dung,cũng là cô học trò ngoan ngoãn rất giỏi văn,hát hay của tôi.Chúc em tiếp tục thành công với những đứa con ngoan ngoãn,và em phải biết rằng trong suốt cuộc đời tôi làm nghề dạy học,hay nói theo cách văn học làm người trở đò,đưa nhiều thế hệ các em học sinh,những người đi đò qua sông để tới những chân trời mới rộng mở,thì có lẽ cô trò nhỏ là em,đã để lại cho cô nhiều ấn tượng vui nhất đó phương ạ.Cô giáo Mùi sẽ không bao giờ quên cái lần được thay mặt nhà trường đưa em và bạn Trần Minh Phú đi thi văn giỏi cấp tỉnh,cô học trò nhỏ với hai bím tóc lủng lẳng,da trắng ngần mũm mĩm,đã không ngần ngại nhường ngay xuất bánh mì luộc cho bạn,với một lý do:tớ cứ ăn mì vào là đau bụng.
    Kỷ niệm về em thì nhiều,nhiều lắm.Chỉ một điều cô vẫn tâm niệm rằng:Trò Lê Phương Dung chắc chắn sẽ thành đạt,sẽ là một công dân tốt,và tất nhiên điều em trở thành nhà báo cũng không nằm ngoài dự đoán của các thầy,các cô trường cấp I Tiên Phú-Phù Ninh-Phú Thọ.
    Cô giáo Bùi Thị Mùi- Chủ nhiệm lớp của em.

    ReplyDelete
  2. Phương Dung rất hay! Anh yêu em!
    Địt mẹ Hội nhà láo Vẹt nam ăn cơm của dân lại đi giúp đảng đánh dân.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Comment này mà bác chủ nhà cũng treo được ở blog của bác hay sao ợ.
      Hội NB Việt Nam trêu ghẹo gì bác Anonimous juli 3, 2013 at 9:41 AM mà bác thịt họ ghê thế nhở.

      Delete
  3. Tui biết Nhà báo Lê Phương Dung một người yêu văn chương và yêu lẽ phải. Chị xứng đáng được mọi người NHỚ MÃI

    ReplyDelete