Không ai biết được có bao nhiêu tác phẩm được giải thưởng
Hội Nhà văn Việt Nam lần lượt theo thời gian chúng đều chìm vào quên lãng!
Phần lớn giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam đều đặt tiêu chỉ chính trị lên hàng đầu, sau đó mới đến văn chương . Thứ nữa là các tác phẩm viết về lịch sử xa xưa tránh hiện thực Cách mạng như: Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Hoa lau, Minh sư....
Các tác phẩm viết về công,
nông, binh ưu tiên hàng đầu: Trước đây là Vùng mỏ, Con trâu, Nữ chiến sỹ Bùi
Thị Phác... (Hội Văn nghệ Việt Nam) giờ thì Dấu chân người lính, Nàng Út, Rừng
thiêng nước trong, Cơn giông...(Hội Nhà văn Việt Nam)...
Thời kỳ đổi mới các giải
thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam cố tìm những cách viết lạ, đột phá những không
gây được tiếng vang mà còn phản cảm, nhất là năm 1993 trao giải thưởng thơ cho
tập " Sự mất ngủ của lửa" của Nguyễn Quang Thiều và năm 2002,
2003 gỉ đó trao cho "Lô lô" thơ của Ly Hoàng Ly bị tác giả này từ
chối không nhận giải thưởng!
Hai tập trên là hai tập thể
nghiệm, chưa được thử thách trong công chúng và thời gian. Có người cho thơ
không ra thơ, tấu không ra tấu đã bị nhà thơ Trần Mạnh Hảo, nhà văn Nguyễn Hiếu
và nhiều nhà thơ, nhà văn khác coi đó là Vô lối, phản thơ, trường phái thơ
"tân ...con cóc".
Và vừa rồi, năm 2010 -
2011, Hội Nhà văn Việt Nam lại tiếp tục trao cho 4 tập mới ở dạng thể nghiệm
cũng chưa được thử thách trong công chúng và thời gian của các tác giả: Mai Văn
Phấn, Từ Quốc Hoài, Đỗ Doãn Phương, Đinh Thị Như Thúy. Nó cũng thơ không phải
thơ, vè không phải vè cũng thuộc phái Vô lối, Phản thơ và trường phái
tân... con cóc!
Tiền giải thưởng trao cho
các tập trên không lớn, nhưng nếu là tiền thuế của dân đóng thì cũng là một sự
"xót tiền dân". Hội Nhà văn Việt Nam không thể thích ai là ban phát
lấy được!
Người dân đổ mồi hôi sôi
nước mắt để nộp thuế, để có tác phẩm cho họ thưởng thức, chứ những tập đang ở
dạng thể nghiệm, lai căng phản văn chương ấy làm sao công chúng tiếp thu được!
Nên biết rằng: Tự lực
văn đoàn một nhóm cá nhân nhà văn đứng ra tổ chức chưa đầy 10 người (Nhất
Linh, Khái Hưng, Thế Lữ, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Xuân Diệu, Tú Mỡ, Nguyễn Gia
Trí, Trần Tiêu) chỉ hoạt động được chưa được 10 năm thời 1933 - 1943 thế kỷ
trước, chỉ ba lần trào giải thưởng mà với sự công tâm, vì văn chương dân
tộc, vì nhân dân, nhóm đã trao cho các tác giả có những tác phẩm để đời Làm lẽ
(Mạnh Phú Tư), Kim tiền (Vi Huyền Đắc).... Thậm chí những tác giả chỉ nhận giải
khuyến khích hoặc thư khen như: Nguyễn Bính, Tế Hanh, Anh Thơ, Mộng
Tuyết...cũng trở thành những nhà thơ nổi tiếng lưu truyền đến đời sau.
Chất lượng giải thưởng Thơ
của Hội Nhà văn Việt Nam càng ngày càng xuống thấp!
Đó cũng là điều cần xem xét
lại!
NHÀ THƠ ĐỖ HOÀNG
No comments:
Post a Comment