Ban Chấp hành Hội Nhà văn VN vào ngày mai 20/12 và 21/12 sẽ xét giải thưởng Hội Nhà văn và xét kết nạp hội viên mới năm 2012.
Thật lạ, khi có một bài báo về Nguyễn Thị Thu
Huệ - UV BCH Hội Nhà văn (đang bồi hồi chờ xét giải cho tập truyện ngắn), được tung
ra đúng vào ngày được xem là nhạy cảm đặc biệt (19/12). Thông thường yêu nhau
thì cũng phải bày trò, mèo cũng được, chuột cũng hay, nhìn thiên hạ bằng nửa
con mắt. Mà đã khen nhau thì thiếu gì lúc, cũng cần có thời gian, viết cho kỹ
cho thanh. Đằng này, chạy vội vài dòng phỏng vấn, phỏng viếc đầu thừa đuôi
thẹo, ý độ lộ rõ mu rùa.
Dân tình đều thông tỏ việc
BCH Hội Nhà văn mấy năm liên tiếp đều bỏ phiếu cho nhau và ẵm hết giải của các
hội viên khác, sự việc đã được nhiều người quan tâm phản ánh qua bài viết và
đơn thư gửi trực tiếp Chủ tịch Hội nhà văn Hữu Thỉnh. Chúng tôi được biết, cách
đây 3 ngày một đồng chí trong Ban Tuyên giáo đã trực tiếp có ý kiến với lãnh
đạo Hội Nhà văn về vụ việc này, cụ thể là đối với tập “Thành phố đi vắng”.
“Thành phố đi vắng” là tập truyện ngắn mới
nhất của Nguyễn Thị Thu Huệ, nhưng lại đưa vào một số truyện cũ trong các tập
truyện đã in khác. Một tập truyện không có gì mới, nhặt nhạnh vô số chi tiết
báo chí, ngôn ngữ què cụt, bút pháp yếu kém, sặc mùi tư tưởng bệnh hoạn tởm lợm.
Một thành phố vô ơn, một thành phố vô tín, một
thành phố vô cảm, một thành phố vô tình, một thành phố vô lễ, một thành phố vô
vàn thối nát… Huệ đã ngả ngớn chê bai không thương tiếc, hếch răng hả hê mắng
chửi cái thành phố mà hàng ngày Huệ vẫn tứ khoái và thong dong kiếm tiền bằng vô số tư thế trong nhiều
cương vị Huệ sưu tập.
Cách đây chưa lâu, Nguyễn Thị Thu Huệ khi trả
lời PV báo chí đã bạo gan ám chỉ và lên giọng kiểu nữ hoàng (tặc): "Dù bố mẹ không làm gì sai,
nhưng nếu con cái sau này, một là sống như bố mẹ nó, hai là khinh bỉ bố mẹ, tìm
cách thoát ly ra khỏi gia đình đó vì nó muốn chọn một đời sống văn minh hơn,
học rộng biết dài… thì cũng đừng cho đấy là con bất hiếu!".
Ô hay? Che
giấu nhiều năm dưới lớn mớn vỏ bọc, giờ Huệ muốn thoát ly, đảo lộn cái gì, hay
định tấn công trời?
Một tập truyện
u ám, mê muội, bẩn thỉu, đáng khinh bỉ.
Thật kinh
khủng nếu tập truyện ngắn “Thành phố đi vắng” của Nguyễn Thị Thu Huệ được trao
giải Hội Nhà văn năm 2012, như một cách trả nợ đồng lần của những Ủy viên BCH
Hội Nhà văn đã từng được giải thưởng suốt mấy năm qua.
Ghệ rợn hơn là
cú PR vào phút 89 của một nhà báo có tán. Kinh (phục)!
NGUYỄN AN BÌNH
(Tác giả và hai nhà PBVH sẽ có bài viết cụ thể về từng truyện trong tập “Thành
phố đi vắng” và hiện tượng “đẻ giải ăn giải” vào sáng mai, mời bạn đọc chịu khó
chờ).
_____________________________
VỀ NHỮNG “THÀNH PHỐ ĐI VẮNG”
Tập truyện ngắn mới nhất của Nguyễn Thị Thu
Huệ có tựa “Thành phố đi vắng”. Và chị tỏ ra bi quan về nhiều thứ cũng đang
“vắng đi” trong lòng người.
Chị
- nhan sắc có, tiếng tăm có, vật chất dư giả, con cái trưởng thành. Nếu có cơ
sự gì xảy đến chắc tiếc đời lắm nhỉ?
Mấy
hôm nay, chuyện “Ngày tận thế” được nhiều người quan tâm. Cơ sự xảy ra ở đây là
chuyện đó? Với tôi, không phải bây giờ mới nghĩ đến chuyện này, mà lâu rồi.
Có
nhiều bộ phim, cuốn sách nói về sự diệt vong, biến mất… và mình cảm nhận được
điều đó qua các số phận nhân vật. Chưa bao giờ mình nghĩ, đến một ngày con
người trên trái đất này lại nói về điều đó với những hoài nghi và tinh thần đối
mặt.
Nói
thế nào nhỉ, nếu tất cả cùng biến mất…, không có gì lấy làm tiếc, vì đã hóa hư
không tất cả. Đời sống này lâu nay thử thách con người, đến và đi là “ở trọ
trần gian” mà.
10
năm trước đi Mỹ cùng chị 1 tháng, thấy chị thật là con người sắc sảo mạnh mẽ.
Giờ vẫn thế hay đã anh hùng thấm mệt?
Không
phải thấm mệt, mà mệt toàn phần. Một tinh thần hoang mang, lo lắng về sự bất an
đang bao phủ, những niềm tin dần mất và sự bất lực trước cuộc sống. Một thân
xác tẩm đầy độc tố của bất cứ cái gì ăn, uống vào người mỗi ngày…
Khi
trẻ, ta ít bị lôi kéo, xô đẩy. Ta có thể làm những điều ta muốn. Nửa đêm có thể
lao ra biển, hay men theo bờ vực mà lên núi cao. Ta có quyền mơ mộng, và ước
muốn. Nhiều quyền lắm.
Người
già, không còn chọn lựa, cũng chẳng có quyền nhiều, ngay cả với chính cái đời
mình.
Đã
già đâu? Nhưng mới đây thấy chị trả lời báo Công An, về nhà văn nữ và nữ tính.
Chị khen nhà văn ta ai cũng nữ tính và đáng trân trọng về tài đức. Chị khéo từ
bao giờ vậy?
Từ
nhỏ, tôi không phải là người khéo. Những điều tôi trả lời phỏng vấn là suy nghĩ
của những năm tháng này. Chị thật tinh ý khi nhận ra sự thay đổi đó, dù chỉ
trong những câu trả lời phỏng vấn, ở hai thời gian cách khá xa nhau.
Ở
mỗi tuổi, tôi ứng xử với bản thân và xung quanh mỗi khác. Ngày trước mỗi lần
tôi trách mẹ chuyện gì, mẹ nói ngắn gọn Bao giờ Huệ bằng tuổi mẹ, Huệ sẽ hiểu.
Ngày
đấy tôi 30, trách mẹ 55 sao thế này sao thế nọ, ngày trước mẹ có làm thế đâu.
Bây giờ, dù chưa tới tuổi 50, tôi đã đi đúng con đường của mẹ. Bình thản hơn,
yêu quý những điều nho nhỏ và…nhạt nhẽo hơn.
Chị
nói về một số truyện của mình trong tập “Thành phố đi vắng” mới xuất bản: “buồn
lắm”. Nỗi buồn về sự vô cảm, suy đồi, sa lầy của con người? Trong tập, tôi
thích nhất truyện “Sống gửi thác về”, đầy lão luyện, trải đời.
Đó
là nỗi buồn đan xen cảm giác bất lực trước cuộc sống khi thấy con người tự hủy
hoại bản thân, hủy hoại ngày tháng sống quý giá của mình vì những điều vụn vặt,
tầm thường, đôi khi là hèn hạ.
Xã
hội ngày càng phân hóa đẳng cấp, và náo loạn về văn hóa, đảo lộn về đạo đức…
Những ám ảnh đó thấm vào người viết mỗi ngày.
Mới
đây, hai nhà văn Trần Đức Tiến và Đình Kính gọi điện, trong nhiều chuyện nhân
tình thế thái, chuyện xã hội mà bọn nhà văn chúng tôi quan tâm, có thông tin về
việc Hãng khảo sát quốc tế Gallup công bố cuối tháng 11, chỉ có 40% số người
Việt Nam được hỏi cho biết họ trải qua nhiều cảm xúc trong một ngày, và người
Việt Nam đứng thứ 13 trong số những nước ít xúc cảm nhất thế giới. Điều này
nghe đau lòng, dù biết nó đang phủ trùm lên đời sống những năm tháng này.
Thành
phố đi vắng với khoảng 2/3 số truyện trong tập, tôi chìm vào những câu chuyện
về sự vô cảm. “Ngu, tham, hèn, ác” là bốn đặc tính tồi tệ nhất của con người.
Chỉ cần có 1 trong số 4 tính, cũng đủ biến người đấy thành đáng sợ. Vậy mà số
người sở hữu cả bốn đặc tính đó ngày càng nhiều hơn, nhan nhản khắp nơi, mọi
lứa tuổi.
Nhà
văn Hồ Anh Thái thường khuyên bạn bè “cứ xác định mình mà chết đi thì đứa khóc
duy nhất là con mình, mà có khi còn chưa chắc”, ý nói không nên ảo tưởng về sự
tồn tại của bản thân, ý nghĩa của bản thân đối với xung quanh. Anh Thái cưới
không mời ai, đại tang không báo vì sợ làm phiền mọi người, nhưng là người bạn
cực kỳ. Một người quảng giao như chị có thể nghĩ khác?
Xã
hội chúng ta, những người không muốn làm phiền xung quanh ngày càng ít, nhỉ?
Xem ra, ai cũng tự cho mình cái quyền nhảy bổ vào đời người khác, dạy khôn,
phán xét, bình luận như chính họ đang thu lu trong túi áo người kia vậy!
Với
sức khỏe vô biên, trí tuệ hạn chế và một đời sống cá nhân nghèo nàn đến nỗi nếu
không nhảy vào đời người khác, họ không biết tiêu tốn năng lực và thời gian
sống vào đâu.
Càng
ngày tôi càng nhiều quan điểm trùng với anh Thái. Chơi với nhau hơn 30 năm, có
những điều anh ấy nói ngày trước, tôi không để ý, vì nó chưa vận vào mình.
Mỗi
tuổi qua đi, bây giờ gặp chuyện này chuyện khác, thấy anh lại nói đúng bởi điều
đó được rút ra từ chính kinh nghiệm sống của anh, và những người xung quanh.
Một
người bạn lớn là người không bao giờ xuất hiện khi mình không chuẩn bị gặp, và
có mặt khi ta thấy cần. Một người mình luôn nhớ về họ vào những dịp đặc biệt.Và
trên hết, là không bao giờ làm phiền ta.
Càng
có tuổi lẽ ra chúng ta càng phải thích nói thật hơn nhưng như Bùi Ngọc Tấn đã
nói “chúng ta đã quen nghe những lời nói dối để qua đó biết được sự thật”?
Thế
hệ của bác Tấn không thoải mái nói thật, sống thật nên mỗi người phải tự sàng
lọc những thật giả để thích nghi. Ngày đấy, nhiều khi người ta phải nói dối từ
những chuyện rất nhỏ bé.
Thời
chúng ta, “nói dối” biến thái sang dạng cao cấp, nhiều tầng lớp hơn. Người ta
có thể khóc nức nở, xả thân giúp người khác thiếu nước chết thay được, nhưng
đôi khi vẫn là giả dối. Thế nên, câu của bác Tấn lại càng đúng.
Dương Phương Vinh
Nguồn: TP
Tôi kết nhất câu này : " kiếm tiền bằng vô số tư thế " . 69 hay doggy ?
ReplyDelete