Buổi trưa, tôi gặp hai bạn tôi ở quán cà phê. NXH nói với tôi về trường hợp lành bệnh của Khánh Trường, tựa điều gì giống như một “phép lạ!”
H.
giải thích, sau khi các bác sĩ Tây y cho biết, lần này (sau nhiều lần,) họ bó
tay trước biến cố tai biến mạch máu não của Khánh Trường. Và, cho gia đình đón
bệnh nhân về nhà, chờ… chết! Người bạn đời của Khánh Trường, như bất cứ một phụ
nữ Việt Nam thương chồng nào khác, với truyền thống “còn nước, còn tát,” bà tìm
tới Ðông y.
NXH,
kết luận:
“Thật
kỳ diệu, bây giờ, tuy vẫn còn phải ngồi xe lăn, nhưng Khánh Trường đã có thể
làm việc, vẽ liên tiếp nhiều giờ không mệt…”
ÐTB
khoanh tay, im lặng. Nơi cuối tia mắt xa xăm của B., tôi bắt được tín hiệu liên
quan tới những game màu trong sáng. Những tấm canvas lớn, dù đã được đóng khung
lại, nhưng đường nét và, màu sắc vẫn vượt qua lằn ranh biểu kiến, đi tới những
chân trời tâm thức, không giới hạn.
Không
biết có phải khi nghe NXH, nói về trường hợp “kỳ diệu” của Khánh Trường, khiến
tôi liên tưởng tới cuộc triển lãm cá nhân, đầu tiên của Khánh Trường, sau nhiều
ngày dũng mãnh chống lại tật bệnh, với niềm tin ngoại lệ và, ngoại khổ?
Nếu
tôi không hiểu lầm thì ÐTB cũng đang nhớ tới cuộc triển lãm cá nhân đầu tiên
của Khánh Trường, sau nhiều ngày dũng mãnh chống lại tật bệnh với một niềm tin
ngoại lệ và, ngoại khổ. Hay chỉ vì tôi đang nghĩ tới cuộc triển lãm đã diễn ra
cách đây gần nửa năm, của Khánh Trường?
Tuy
nhiên, điều quan trọng với tôi (cũng như với ÐTB?) là chủ đề của cuộc triển lãm
vừa kể, đã hiển lộ một xác định lớn, rất lớn: Sự chuyển hóa thân/tâm của họa
sĩ:
-
Ðáo bỉ ngạn. Vượt qua, để đến được bờ kia trí tuệ. Thăng hoa.
Tôi
nhớ, tôi đã ghi lại đâu đó, trong một bài viết khá lâu của tôi, một phát biểu
ngắn về Khánh Trường với 30 tác phẩm làm thành cuộc triển lãm “Ðáo Bỉ Ngạn” của
bạn tôi, rằng:
“Nhẹ
nhàng, thoải mái, giữ cho tâm thân lúc nào cũng an bình. Với cá nhân tôi, Thiền
chỉ giản dị thế thôi.
“Nên
khi vẽ những bức tranh liên quan đến chủ đề Thiền, tôi luôn tự nhủ sẽ tuyệt đối
trung thành với ý niệm trên. Vì vậy 30 bức tranh trong lần triển lãm này đều
được gạn lọc, hạn chế tối đa từ đường nét, màu sắc đến đề tài; cũng như không
để mình bị cuốn vào những lãnh địa mới, lạ mà hầu hết họa sĩ đều mong thử
nghiệm, khai phá.
“Cũng
có nghĩa tôi dùng một bút pháp rất chân phương, mộc mạc để chuyển tải những
giáo lý cơ bản nhất của Phật giáo với mong ước ai cũng có thể tiếp cận và hiểu
dễ dàng.” (1)
“Nhẹ
nhàng, thoải mái, giữ cho tâm thân lúc nào cũng an bình…” cụm từ phản ảnh tính
an nhiên, tự tại, hay sự đã tới được bờ bên kia của Khánh Trường, chúng ta
đọc/nghe chỉ trong một chớp mắt…
Nhưng
để sống/vẽ/viết được “chỉ trong một chớp mắt” ấy, thực tế, người họa sĩ tài hoa
này, đã trải qua nhiều lần lột da. Nhiều lần tưa máu. Nhiều chết đi, sống lại!
“Nhẹ
nhàng, thoải mái, giữ cho tâm thân lúc nào cũng an bình…” là cách nói của họa
sĩ – Một con người theo tôi, đặc biệt, hiếm hoi, đã đạt tới một định lực tương
hòa giữa thân và tâm, trong thực giới bất toàn của thân thể. Tôi muốn nói tới
sự giới hạn mọi hoạt động của Khánh Trường trong chiếc xe lăn.
Tôi
muốn nhấn mạnh tới cái tâm thái, cái tuệ-lực trong thân tứ đại của Khánh Trường
xương thịt, khi bạn tôi không thể đứng lên, vẽ những bức tranh lớn.
Tôi
muốn kể với NXH, rằng, bạn có biết, để hoàn thành 30 bức tranh, chủ đề “Ðáo Bỉ
Ngạn,” Khánh Trường đã phải vẽ bằng cách nhìn sự vật theo chiều nghịch đảo?!
Nói
cách khác, dễ hiểu hơn thì, Khánh Trường không thể có phòng tranh “Ðáo Bỉ
Ngạn,” nếu Khánh Trường không thể vượt, thoát khỏi giới hạn ba chiều không
gian: Trên/dưới, trái/phải, xa/gần.
Mặt
khác, tôi cũng muốn kể với NXH, rằng, theo cảm nhận của tôi, từ sự vượt, thoát
ấy, Khánh Trường cũng đã xóa bỏ được cái nhìn của những cập đối đãi nhị nguyên,
như: Ðúng/sai; còn/mất; đi/về; hợp/tan; thành/bại…Vốn là thuộc tính căn để của
mỗi chúng ta, giữa thế gian này. Trong đó, hệ trọng nhất là cái tâm phân biệt
hình/tướng. Khánh Trường cho thấy nỗ lực trở về nhất nguyên. Trở về cái Một.
Khi
đem được tâm trở về nhất nguyên, trở về cái Một, cũng đồng nghĩa với sự kiện
Hiền giả/Saga, kẻ thức ngộ đã vượt qua biển đối đãi, để tới được bờ kia.
Với
tôi, Khánh Trường, qua hội họa của mình. Bạn tôi là kẻ thức ngộ ấy.
Bởi
thế, qua một phát biểu khác, khi giới thiệu bức tranh “Bát Nhã Tâm Kinh của
mình, Khánh Trường viết:
“Ngoài
cây Bồ đề, Vô ưu cũng là loại cây rất được tôn quí trong Phật giáo. Cây Vô ưu
nở hoa quanh năm, đặt biệt từ tháng 2 đến tháng 5, cũng là mùa Phật đản, màu
hoa rất rực rỡ. Hoa Vô ưu màu cam đỏ, hương thơm dịu, nở thành từng chùm. Theo
kinh điển, Hoàng hậu Mahamaya khi mang thai, năm 564 TCN, đã rời hoàng cung về
quê sinh nở như tập tục của quê hương bà thời bấy giờ. Trong lúc ghé vườn Lâm
Tỳ Ni bà đã hạ sinh thái tử Tất Ðạt Ða, tay vịn cành Vô ưu. Khi trưởng thành,
nhìn thấy con người mãi trầm luân trong vòng sinh lão bệnh tử, ngài muốn tìm
đường giải thoát cho tất cả, nên quyết định lìa xa vợ con, cung vàng điện ngọc,
ra đi tầm chân lý. Trải qua bảy năm với nhiều biến cố, có khi rất nghiệt ngã,
cuối cùng ngài chứng ngộ, dưới cội Bồ đề.
(……)
“Bát
nhã tâm kinh hiển thị qua ngôn ngữ màu sắc bằng tư duy hội họa…” (2)
Tôi
biết tôi dường còn muốn nói với NXH, nhiều hơn nữa, những cảm nhận của cá nhân
tôi về trường hợp Khánh Trường. Nhưng, khi thấy những dãi nắng đã trải thấp hơn
bên kia bức tường dài phân chia hai khu vực, tôi chọn sự im lặng.
Và,
tới lúc phải chia tay hai bạn, tôi lại chợt thấy thêm rằng, rồi đây, với một
người như Khánh Trường, có thể sẽ còn có những hò hẹn bất ngờ khác, với
định mệnh của riêng mình!?!
Nguồn:
Du Tử Lê
(14
tháng 5, 2012)
—————————–
Chú
thích:
(1),
(2) Trích Brochure triển lãm Khánh Trường tại Thiền viện Sùng Nghiêm, Nam Cali,
ngày 22 tháng 1 năm 2012.
No comments:
Post a Comment