Nếu hỏi giới showbiz Sài Gòn cũ ai
là danh ca (từ nửa sau thập niên 60) có hàng trăm áo dài đẹp và vài chục đôi
giày sang cùng với cát-xê “huyền thoại” - một triệu vnd (hay vài chục kí
vàng 24k) một tháng, thì họ cho bạn biết ngay. Và nữa, nếu hỏidiva nào
“hiếu chiến” đến mức sáng đêm còn miệt mài với cái “chiếu bạc” hay “bàn mạt
chược”, thì bạn cũng không phải chờ lâu mới có giải đáp.
Tất nhiên, chỉ đùa thôi, nhưng dù thế nào, tiếp cận một nghệ sĩ từ những góc độ “phi nghệ thuật” như vậy là thiếu “nhậy cảm”? Có chăng chỉ cần hỏi Ca sĩ nào từng được mệnh danh “Giọng Ca Vàng Ròng”, hay “Tiếng Hát Vàng Mười”, mặc dù câu trả lời sẽ vẫn thế - Lệ Thu!
Một điều thoạt có thể gây ngạc nhiên: Số người ngưỡng mộ Lệ Thu lẽ ra đã phải lớn hơn rất nhiều. Vậy, những lí do nào đã làm hạn chế số khán/thính giả tiềm năng của cô? Có thể kể: (1) Rất hiếm khi Lệ Thu xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng - truyền thanh hay truyền hình, (2) mỗi tối cô chỉ hát ở một phòng trà “độc quyền”, mà “vé vào cửa” là rất đỗi xa xỉ với hầu hết người Sài Gòn xưa, và (3) đĩa hay băng (nhạc nói chung, ca khúc Lệ Thu nói riêng) đòi hỏi các thiết bị quay đĩa (tourne-disque) hoặc quay băng (magnétophone hoặc máy nghe cassette) - tất cả đều đắt, vượt quá khả năng của giới lao động bình thường. Kết quả là, thứ nhất, chỉ có thành phần trung lưu trở lên mới có điều kiện thưởng thức giọng hát của ca sĩ này. Và thứ nhì? Có nhiều ca khúc Lệ Thu hát rất xuất sắc mà lại được rất ít người - kể cả những người yêu thích tiếng hát của cô - biết đến. (Để kiểm chứng, bạn thử click vào đây để nghe, và trả lời: (1) “Tên bài hát?”, và (2) “Bạn đã từng nghe bài này?”)
Lệ Thu vẫn được nhắc đến như “một trong những giọng hát tình khúc hay nhất của nền tân nhạc VN”. Vâng, hầu như người ta chỉ biết tên tuổi của cô gắn liền với những tình khúc “thời chiến” (Nước Mắt Mùa Thu, Mùa Thu Chết, Nửa Hồn Thương Đau, Hạ Trắng, Như Cánh Vạc Bay, Hoài Cảm, Tình Khúc Thứ Nhất, Xin Còn Gọi Tên Nhau, Chiều Tím, Dáng Ngọc, Chiếc Lá Cuối Cùng, Anh Cho Em Mùa Xuân, …) hay “tiền chiến” (Dang Dở [Tà Áo Xanh], Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay, Lá Đổ Muôn Chiều,Bến Xuân, …) bởi những tác phẩm ấy quá phổ biến; tuy vậy, cũng ở “mảng” tình khúc này, tôi dám chắc còn không ít tuyệt phẩm do ca sĩ này hát mà bạn chưa từng biết, chẳng hạn: Về Trên Lá Cỏ Ngậm Ngùi, Mái Tóc Dạ Hương, Mắt Biếc, Yêu, Hoa Soan Bên Thềm Cũ, …? Mà không chỉ thế, có thể bạn cũng chưa biết: Gia tài của Lệ Thu không chỉ gồm các tình khúc “hiện đại” và “sang trọng”: Cô còn “lấn sân” qua mảng “sầu tình”, nhưng điều rất ư thú vị (và kỳ diệu nữa) là qua “bộ lọc Lệ Thu” nó bỗng dưng, chỉ trong “đường tơ kẽ tóc”, thoát khỏi thân phận “sên… sắc” để trở nên “quí phái” vô song. (Vâng, nhưng bạn đừng chỉ nghe Sang Ngang, Một Lần Cuối, Tình Buồn, mà hãy nghe cả Nửa Cuộc Tình Buồn, Tuyệt Vời Bóng Tối, Bài Tình Buồn,… nữa.) Và cuối cùng (tạm cho là vậy), một “mảng” khác của Lệ Thu - mảng đề tài “quê hương”, “thế sự”, mà bản Không Ai Ngăn Nổi Lời Ca tôi vừa “hỏi đố” bạn trên kia là một thí dụ - vẫn còn đang chờ được phám phá: Vang Bóng, Tình Quê Hương,Thương Quá Là Thương, Lời Yêu Dấu Cho VN, Xin Mặt Trời Sáng Trở Lại, Xin Cho Tôi, … Ở đó, người ta phát hiện một Lệ Thu khác - “về nguồn” - “nồng nàn” và “tha thiết” khác thường. [*]
Ngày ấy, mỗi lần (rất hiếm hoi, chủ yếu chỉ trong các show của Jo Marcel và Phạm Mạnh Cương) danh ca này xuất hiện trên TV, nhiều người phải tạm bỏ dở công việc để “nghe/ngắm” cô - không là “tuyệt sắc”, nhưng “kiêu sa mê hồn”! Ở vũ trường, mỗi khi Lệ Thu bước ra chỗ dành cho cô, cầm lấy micro, đứng im, chuẩn bị hát, thì “mọi người dừng khiêu vũ để nghe”.
Sức hút của giọng hát này ở đâu? Ở cách nhả chữ “điêu luyện”, “chắc nịch mà êm
như nhung”? Ở kiểu “ngân rung” cuối mỗi câu nghe như sóng gợn, “hút hồn”? Hay ở
chất giọng “trầm ấm” mà “trang trọng”, rất “gợi cảm”? (Lệ Thu chọn hát bằng
giọng “thật”, không bằng “giả thanh” - ngoại trừ ở một đôi chỗ trong các
bài Bến Xuân, Đêm Đông Lạnh Lẽo, Ly Rượu Mừng,
và Vọng Ngày Xanh. Phải chăng chỉ bằng giọng “thật”, ca sĩ mới
có thể “hát như rót từng dòng tâm sự đến người nghe”?)
Có lẽ tất cả những nhận xét trên đêu xác đáng. Quả khó tìm được ai khác hát tiếng Việt phát âm từng chữ vừa đĩnh đạc chuẩn xác vừa biểu cảm tinh tế, vừa “hiện đại” vừa “kinh điển”, như ca sĩ này. Giọng đã sẵn khỏe, mỗi lúc lên “cao trào” nghe “mãnh liệt dữ dội” (chẳng hạn ở các bài Mùa Thu Chết, Chiếc Lá Cuối Cùng, Bài Tình Buồn,… nói trên), nhưng một trong những đặc điểm quyến rũ nhất của Lệ Thu là cô không phô trương “nội lực” (điều hiển nhiên thừa mứa trong làn hơi của cô), mà bao giờ cũng mở đầu “êm khẽ dịu dàng” (nhưng dầu là “êm”, “dịu” đến đâu cũng vẫn cho thấy người hát đang “nén” làn hơi sung mãn của mình), rồi “mạnh”, “lớn” dần, để đạt đến “đỉnh”, “bùng vỡ” ở chính xác những “lúc/nơi” cần phải “bùng vỡ” (cứ như thể do một nhạc trưởng điệu nghệ điều khiển vậy [**]), nghe rất “đắt” [***]. Người ta “hạnh phúc khi nghe Lệ Thu hát”.
Có lẽ tất cả những nhận xét trên đêu xác đáng. Quả khó tìm được ai khác hát tiếng Việt phát âm từng chữ vừa đĩnh đạc chuẩn xác vừa biểu cảm tinh tế, vừa “hiện đại” vừa “kinh điển”, như ca sĩ này. Giọng đã sẵn khỏe, mỗi lúc lên “cao trào” nghe “mãnh liệt dữ dội” (chẳng hạn ở các bài Mùa Thu Chết, Chiếc Lá Cuối Cùng, Bài Tình Buồn,… nói trên), nhưng một trong những đặc điểm quyến rũ nhất của Lệ Thu là cô không phô trương “nội lực” (điều hiển nhiên thừa mứa trong làn hơi của cô), mà bao giờ cũng mở đầu “êm khẽ dịu dàng” (nhưng dầu là “êm”, “dịu” đến đâu cũng vẫn cho thấy người hát đang “nén” làn hơi sung mãn của mình), rồi “mạnh”, “lớn” dần, để đạt đến “đỉnh”, “bùng vỡ” ở chính xác những “lúc/nơi” cần phải “bùng vỡ” (cứ như thể do một nhạc trưởng điệu nghệ điều khiển vậy [**]), nghe rất “đắt” [***]. Người ta “hạnh phúc khi nghe Lệ Thu hát”.
Lệ Thu, cùng với Thái Thanh và Khánh Ly, đã trở thành biểu tượng, “hiện vật
lịch sử” của Sài Gòn tân nhạc một thời; mỗi người trong số họ để lại hàng trăm
“tác phẩm” mà họ là “đồng tác giả” (bên cạnh người viết ca khúc), góp phần giúp
chúng vượt qua mọi sàng lọc nghiệt ngã của thời gian cũng như của số phận, để
mãi ở lại trong lòng những người yêu nhạc Việt.
ẤU LĂNG
________________________________
[*] Để nghe đầy đủ hơn các ca khúc do Lệ Thu trình bầy, bạn
click vào đây. Trang này để dành tặng
cho những ai yêu mến tiếng hát Lệ Thu.
[**] Nhân nhắc đến “một nhạc trưởng điệu nghệ…”, tôi chợt liên
tưởng và không khỏi ngạc nhiên: So với Thái Thanh và Khánh Ly, một người được
đào tạo và hỗ trợ bởi môi trường sáng tác và trình diễn ca nhạc sẵn có của gia
đình (nhạc sĩ Phạm Đình Chương kiêm ca sĩ Hoài Bắc, ca sĩ Hoài Trung, ca sĩ Thái
Hằng, và nhạc sĩ Phạm Duy) và người kia - bởi chính tác giả các ca khúc cô thể
hiện (nhạc sĩ Trịnh Công Sơn), thì Lệ Thu chẳng được đào tạo hay hỗ trợ bởi bất
cứ một “thẩm quyền” âm nhạc nào; bởi đâu cô lại có thể đạt đến “đỉnh cao” đối
lập với hai “đỉnh cao” kia? Vậy, bên cạnh sự thông minh, “trực cảm thẩm mỹ” của
ca sĩ này thật đáng gờm? Điều này có thể thấy rõ nhất khi cô trình bày những
“bài thơ phổ nhạc” (khi ấy, ngoài phần “nhạc”, người hát còn phải bảo toàn được
giá trị (thi ca) cho phần “thơ” - tất nhiên phải giả định là “nhiệm vụ khó
khăn” kia đã được người nhạc sĩ, về phần mình, chu toàn qua công đoạn “phổ
nhạc” rồi). Vâng, khi nghe Lệ Thu hát Ngậm Ngùi (Huy Cận/Phạm Duy), Mộ Khúc (Xuân Diệu/Phạm Duy), Kẻ Ở (Quang Dũng/Trầm Tử
Thiêng), Tình Khúc Thứ Nhất (Nguyễn Đình
Toàn), Mắt Biếc (Cung Tiến), Đôi Bờ (Quang Dũng/Cung Tiến), …, có cảm tưởng
cô chính là “thi nhân (chi) tri kỷ”, “nhạc sĩ (chi) tri âm” vậy: Những
“Nàng-Thơ-được/bị-hóa-thân” ấy, qua Lệ Thu, lại hoàn nguyên hơi thở và nhan sắc
tinh khôi của mình.
[***] Kỹ thuật “nén hơi” - “lấy hơi” - “bùng vỡ” của Lệ Thu có
thể ví như cách “tiêu tiền” đích đáng và thông minh của một người thật sự giàu,
có văn hóa, bản lĩnh, phong cách riêng của mình; nó rất khác với kiểu các ca sĩ
hôm nay, lúc nào - kể cả lúc hát nhạc Trịnh Công Sơn - cũng tranh thủ gào thét
quằn quại, chỉ cốt “khoe giọng khỏe”, mà nói cho cùng chả khác gì một “nhà giàu
mới phất”, không dằn được thói vung tiền mọi nơi mọi lúc để phô trương?
LỆ THU
ReplyDeleteđã lâu rồi chưa nghe hát
Hiện tôi đang làm gia sư dạy kèm cho các trung tâm gia sư tphcm