Phải vất vả để đón những thanh xuân đã đến
tuổi hoàng hôn: uỷ mị có, quyết liệt có, bắn như liên thanh ngôn ngữ có, khép
nép như cánh cửa không khép bao giờ có, mạnh và mềm có. Họ đã thành danh từ khi
còn trẻ tuổi, xuất hiện trên văn đàn một cách đường đột, bất ngờ. Hình như họ
tin tưởng vào Ngày tận thế bởi tuổi tác nhân loại là hữu hạn. Họ sợ đến một
ngày như ngày tận thế hôm nay họ không gặp nhau được nữa. Trên gương mặt
ai cũng đong sẵn một nụ cười như phấn sáp hân hoan trên những vết nhăn buồn. Họ
là nữ sĩ Phan Thị Thanh Nhàn, Dư Thị Hoàn, Bùi Thị Kim Anh, Lâm Thị Mỹ Dạ,
Nguyễn Bính Hồng Cầu.
Nhà thơ Mai Linh có thoát trận... |
1. Phan Thị Thanh Nhàn: Ai cũng biết đến Phan Thị Thanh Nhàn qua bài Hương thầm với hai câu thơ thật sự đáng nhớ:
Cửa
sổ hai nhà cuối phố
Không
hiểu vì sao không khép bao giờ
Một
không gian mở mà e lệ, kín đáo. Thơ Phan Thị Thanh Nhàn bao giờ cũng dịu dàng,
nữ tính. Thơ chị như một lời cầu hôn, khấn tình. Nó dường như chống lại những câu
thơ cũng hay ở một thái độ biểu cảm khác, ví dụ: hôn rách mặt sao vẫn còn e
ngại. Cái mạnh mẽ nhưng kín đáo xóm giềng của câu Không hiểu vì sao
không khép bao giờ hình như lại đạt hiệu quả mạnh hơn so với câu e ngại
khi đã hôn rách mặt
Một
bài thơ của Phan Thị Thanh Nhàn theo sự tự lựa chọn của tác giả
Yêu
Đời
Có
đôi lúc buồn
Tôi
đã định tự tử
Sống
làm chi khi bè bạn bon chen
Cơ
quan quanh năm đấu đá
Sống
làm chi khi người yêu thành người lạ
Ngày
như đêm một mình
Sống
làm chi lương ba cọc ba đồng
Viết
báo làm thơ kiếm từng xu vẫn loay hoay không đủ
Sống
làm chi khi mọi tượng thần đều sụp đổ
Người
ta tin yêu lại hoá tầm thường
Vậy
mà tôi vẫn sống nhơn nhơn
Vẫn
cười nói họp hành trưng diện
Vẫn
hy vọng kiếm được một ông chồng đáng mến
(một
người đã thông minh lại giàu)
Và
tôi hiểu ra trong thăm thẳm niềm đau
Tôi
vẫn còn yêu đời quá.
2. Dư
Thị Hoàn: Một nhà thơ xuất hiện và có chỗ ngồi ngay trong chiếu của
làng thơ Việt. Có vinh quang và cay đắng mang tên Dư Thị Hoàn. Nữ sĩ này hắt
vào người đọc bằng sự quả quyết đầy ngắn gọn của ngôn ngữ thi ca mà vẫn điềm
đạm và ân tình. Bằng một lối nghĩ hiện đại, cấu trúc ngôn từ mới mẻ, Dư Thị
Hoàn muốn xé toang bức màn bí mật của số phận người và số phận đàn bà. Bằng thơ
hết sức ngắn gọn, Dư Thị Hoàn muốn chống lại những áp lực khoác áo cường quyền
đe doạ những thân phận yếu đuối mà thi sĩ là đại diện cho phái nữ. Ấn tượng của
tập thơ Lối Nhỏ và Bài Mẫu giáo sáng thế rất khó tháo gỡ khỏi trí
nhớ của những người chăm chú đọc chị. Mới, mạnh, mong manh là phẩm chất của một
Hải Phòng biển. Thơ Dư Thị Hoàn là một loại thơ thấu lý đạt tình như đời sống
của chính con người này.
Một
bài thơ của Dư Thị Hoàn do tác giả tự chọn
Nữ
quyền
Trốn
án cực hình ở kiếp trước, em chạy sang kiếp này, không còn ai truy lùng em nữa,
bà mụ ơi! Ngắm lại bộ dạng em, hoàn hảo! Mụ hài lòng thật chưa?
Sáng.
Mở cánh cửa, tiếng kẹt làm ông hàng xóm thò đầu, cười mỉm. Cậu bán vé trên xe
buýt trả lại hai ngàn lẻ đưa tận tay em, mỉm cười... Đối tác rất hài lòng về
công việc và lịch sự mời em ăn bữa tối. Thế là một ngày vui, thấy mình hoàn
hảo!
Em
được truyền tụng từ miệng người này đến tai người nọ. Khắp chốn cùng nơi, dồn
về phía em ánh nhìn trìu mến. Chẳng ai phát hiện một kẻ tội đồ đến đầu thai.
Thân thể và gương mặt em không một vết xước, hạt bụi. Trí tuệ em sáng láng,
tính tình em khoan hoà. Tác phẩm của mụ, thấy chưa? Đã bảo mà, hoàn hảo tuyệt
đối!
Hôm
nay tình cờ, có một người đề xuất, đám mày râu đồng thanh hưởng ứng, cung kính
rước em lên bàn thờ... Không ai dám động chạm một cái lông chân của em. Bà mụ
cười mãn nguyện, xong rồi! Và mụ phẩy tay, an nhiên đi như một đạo sĩ... khuất
núi.
Đến
ngày thấy tháng, không xảy ra phiền muộn, em sạch sẽ và hẫng hụt lạ lùng. Bần thần em
nhớ... trời ơi, mụ quên! Cái hĩm của em, cái hĩm... bị mắc kẹt ở tiền kiếp...
Cánh đàn ông đang truy nã... Nó thay em... nhận cực hình!!
3.Lâm
Thị Mỹ Dạ: Hiền và uỷ mị như Huế. Gặp Lâm Thị Mỹ Dạ như gặp một chút
sương khói và buồn rời rợi của sông Hương. Chị đã nổi tiếng với Giải thưởng Báo
Văn nghệ trong chùm thơ rất Dạ cùng với Nguyễn Duy, Hoàng Nhuận Cầm, Lâm
Huy Nhuận. Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đầy nữ tính. Đó là một cây hoa trinh nữ của Cố đô
Huế. Là tiếng chuông chùa thủng thẳng, nhỏ nhẹ, đủ ngân trong không gian thi ca
của Huế và làng thơ Việt.
Một
bài thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ do tác giả tự chọn
ANH
CÓ TỐT KHÔNG?
Như
lúa hỏi đất
Anh có tốt không?
Như cây hỏi gió
Anh có tốt không?
Như mấy hỏi trời
Anh có tốt không?
Trời anh mênh mông
Mây em bay lượn
Gió anh bao la
Cây em ve vuốt
Đất anh thẳm sâu
Lúa em cúi đầu
Nhưng sao vẫn hỏi
Day dứt trong lòng
Anh có tốt không?
Anh có tốt không?
Như cây hỏi gió
Anh có tốt không?
Như mấy hỏi trời
Anh có tốt không?
Trời anh mênh mông
Mây em bay lượn
Gió anh bao la
Cây em ve vuốt
Đất anh thẳm sâu
Lúa em cúi đầu
Nhưng sao vẫn hỏi
Day dứt trong lòng
Anh có tốt không?
4. Bùi
Thị Kim Anh: Đến muộn với thơ nhưng cũng đến sớm với dư luận yêu thích thơ
Bùi Thị Kim Anh. Không sao, vẫn có những cuộc đến muộn về (đích) sớm. Đây
là người có số phận lạ. Tất cả ám vào thơ chị như một sự khắc khoải, vật vã,
phiền muộn. Một nỗi buồn nặng nề đè lên gánh thơ của người phụ nữ bé nhỏ này.
Nhưng buồn mới đẹp bởi vì đẹp chưa hẳn đã buồn trong nội dung của nó. Giá như
có ngày tận thế thực sự thì có thể đó lại là hạnh phúc cho những người bất hạnh
và khó lòng giải thoát khỏi cạm bẫy số phận.
Ngày đêm
Một
đám mây loãng toẹt mai táng ánh sáng
chân
trời kết dải tang trắng đục
hết
một ngày
đêm
mở mắt nhìn người đi dưới ánh đèn ánh cây
xe
rồ máy
cái
bóng nhảy tít lên ngọn trô trố ngó
ta
quàng vai hồn nhập nhoạng
ngày
của ta Đêm của hồn
ngày
của hồn Đêm của ta
hồn
ôm cổ ta lảo đảo
đứa
nào uống
đứa
nào say
ta
đi ra bãi tha ma
hồn
đi về nhà
hồn
ngồi sau xe
ta
đi bộ về nhà
5. Nguyễn
Bính Hồng Cầu: Nữ sĩ Hồng Cầu trực hệ với thi sĩ chân quê Nguyễn Bính ngay
cả bằng cái tên nhưng lại thoát khỏi cung cách làm thơ dân dã của bố
mình. Thế mới Hồng Cầu. Thế mới thoát khỏi cái bóng lớn lao để đâm nhú một tư
duy thơ mới. Nối dõi tông đường nhưng không lệ thuộc là thiên chức áp đặt của
sáng tạo. Nguyễn Bính Hồng Cầu trẻ nhất so với bốn tác giả nói trên không phải
chỉ tuổi đời mà bằng cả cách tư duy, lối thể hiện đập phá nhưng vẫn giữ được hệ
thống và lôgíc tình cảm mà những tác giả cùng thế hệ của chị còn loắng ngoắng,
loay hoay để tìm cách cân bằng.
Một
bài thơ của Nguyễn Bính Hồng Cầu do tác giả tự chọn
SÂN
KHẤU NGÔN TỪ
Sân
khấu sắc màu huyễn hoặc
hai
người đàn ông đối mặt nhau
lịch
lãm khoa trương nhạt phèo sự thật
lồng
ngực rỗng không cầm tù cảm xúc
ngôn
từ treo mình tức tưởi chết trên cây thập tự
chờ
ngày phục sinh.
Nhân
vật thứ ba người đàn bà xuất hiện
tả
tơi rách mướp lặng lẽ gom nhặt
nặn
thành trái tim treo lồng ngực
thời
gian gõ nhịp nỗi đau
thoát
thai nhập hồn ký tự
vùng
cảm xúc thăng hoa
pháo
bông nở xòe con chữ
ngôn
ngữ lấp lánh nỗi mình
Thơ
mọc cánh. Bay.
Phụ
nữ dễ vỡ và cả tin. Tình yêu là đức tin là tôn giáo của họ. Ngày tận thế là một
giả định không có thật nhưng, trong những bài thơ trên, họ đã nói thật lòng
mình vì tin có ngày tận thế.
MAI LINH
Nguồn: VHQN
Tôi vừa quá giang nhà của Bác Trần Nhương thấy bài zao giảng của vị " gáo su " Trần Trương, PHÊ văn theo trường phái trào lộng ( vui là chính ), có thể hơi quá mặn, quá chua, quá cay... Mỗi thứ có một téo quá hay sao nhở, của bác nào là bút danh Kang giề đó. Giận Kang chém vanchuong + tớ tấp, ném vanchuong + biêu mịa nó nó hết mọi chỗ biêu đấy bác chủ nhà ơi. Thế này thì tức chết đi được, cáu chết đi được. Sao nại vô ný, nại bứt công dư vậy hử bác đại văn sĩ Trần Trương. Có nhẽ bác cho xin cái địa chỉ gửi sách, bổn trai Vạn Đò tôi xin kính tặng quý đại văn sĩ bộ truyện của nhà văn của đất nươc Thổ Nhĩ Kỳ Azit Nexin, để quan bác bổ túc thêm vốn kiến thức văn sâu của mình chăng? Những chi tiết nhỏ nhặt trong cuộc sống như chuyện uống trà, cưới hỏi, vệ sinh, ăn uống... qua con mắt của Nexin đều mang một ý nghĩa hài hước và thú vị, bởi ông luôn có những liên tưởng hết sức độc đáo, sáng tạo, châm biếm.
ReplyDeleteTôi thấy anh cu Típ Phờ Nờ nó cũng PHÊ đấy, nhưng xem ra văn nó còn trên PHÂN bác Trần Trương, không tin mời bác sang chỗ đó mà ròm cho rõ nhá.