.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Wednesday, December 12, 2012

NHÀ VĂN TRƯƠNG VĨNH TUẤN, NGUYÊN PHÓ TỔNG BIÊN TẬP BÁO VĂN NGHỆ: “SAO KHÔNG THAY TỔNG BIÊN TẬP BÁO VĂN NGHỆ ĐI”


Lại một ví dụ nữa: Ông Nguyễn Trí Huân đã nghỉ hưu bên quân đội với mức lương khủng, tuổi đâu cũng kém ông Chủ tịch dăm tuổi vẫn cố bám , bởi vì ông hàng tháng vẫn nhận tám triệu đồng mặc cho anh em cũng chả hơn Hoàng là mấy. Cả hai tờ (Văn Nghệ và Văn Nghệ Trẻ) cộng lại số lượng chưa nổi vạn tờ . Lương ông Tổng như vậy thì còn đâu cho anh em nữa. Có quyền là có lộc, không có lộc chắc không ai bám đâu . Mà ông này gây không biết bao rắc rối cho báo, chuyện này không viết ra đây được.

Cách đây mấy tháng nhân việc góp ý cho Đảng Đoàn Hội Nhà văn nhằm làm trong sạch Đảng. Mình có hỏi Chủ tịch : Sao không thay Tổng biên tập báo Văn Nghệ đi. Ông bảo : Khó lắm . Ừ mà mình cũng thấy khó thật . Lợi ích nhóm mà. Phải giữ ổn định để giữ quyền lợi chứ. Một mình ông Thỉnh sao làm nổi . (Nhà văn Trương Vĩnh Tuấn)

VIẾT TIẾP BÀI: CHIA SẺ VỚI NHÀ THƠ ĐỖ HOÀNG…

Nhà văn Trương Vĩnh Tuấn

Đỗ Hoàng thân mến !

Bài chia sẻ của mình với Đỗ Hoàng được nhiều mạng tải tiếp , vì thế mình  nhận được nhiều sự đồng tình cũng như quở trách . Mạng Văn Chương + còn in cả bức biếm họa nhà thơ Hữu Thỉnh đang ôm mình với nhà thơ Phạm Tiến Duật cùng câu nói của ông: “ trời để chú cho anh dùng ”. Rồi vài mạng khác cho rằng mình thanh minh cho ông Hữu Thỉnh . Nếu làm được việc ấy cũng tốt chứ .
Như Hoàng biết đấy, chiến tranh kết thúc mình về báo Văn Nghệ bằng sự lơ ngơ của người lính chiến . Thế rồi viết , rồi cũng thi được vào khóa 3 viết văn cùng với Đỗ Hoàng . Tốt nghiệp xong mình có ý xin chuyển về cơ quan khác, nhưng một buổi chiều anh Hữu Thỉnh cùng anh Phạm Tiến Duật đến ngôi nhà một mái ẩm mốc của mình mà chúng mình thường tụ tập để động viên mình trở lại báo, mình đồng ý, và anh Hữu Thỉnh đã nói với mình câu ấy.
Chuyện qua lâu rồi, mình đã nghỉ hưu, anh Hữu Thỉnh vẫn đang làm chủ tịch Hội, rồi Chủ tịch UBTQ Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật toàn quốc và mình cho rằng nếu trời còn cho anh sức khỏe thì anh nên làm tiếp. Mình có diễm phúc được giúp việc cho vài ba nhà văn đã từng làm tổng biên tập  báo Văn Nghệ, mỗi người đều có dấu ấn cả, đều hết lòng với tờ báo nhưng những thời kì ấy các tổng biên tập không phải lo cơm áo cho anh em mà chỉ chuyên tâm cho tờ báo. Nhưng đến anh Hữu Thỉnh thì khác, mọi thứ đều phải trông mong vào sự xoay sở của người đứng đầu . Cứ nhìn cơ ngơi của báo Văn Nghệ đang có, của Hội Nhà văn đang có thì không thể phủ nhận  . Vài chục năm nay dấu ấn của anh trong các hoạt động của hội càng không thể phủ nhận, sự quan tâm của anh đến các hội viên cũng không thể phủ nhận. Với mình thì sự quan tâm ấy ít ỏi thôi. Mà vấn đề anh Hữu Thỉnh xin dừng tại đây .
Thế hệ chống Mỹ trong đó có cả Hoàng mãn nhiệm rồi, còn ai cố níu kéo âu cũng là chuyện thường tình . Ấy là cái mốt của thời đại chúng ta mà , có quyền níu kéo tội gì mà không níu kéo, trách họ làm gì, chúng ta còn bỏ phiếu cho họ thì họ còn làm . Có được nhân cách như nhà văn Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài . v.v . và trong đại hội VIII vừa qua là Hồ Anh Thái , Trần Đâng Khoa. Lê Văn Thảo, Phan Thị Vàng Anh, ấy là sự trong sáng mẫu mực của nhà văn, họ đã  biết dừng đúng lúc, biết từ chối đúng lúc vì họ còn có nhiều việc đang làm, phải làm, vào ban chấp hành chỉ thử cho biết .
Nhưng có người suốt ba mươi năm nay không rặn ra nổi một chữ, cả đời có nhõn một cuốn thì ẵm hết giải nọ đến thưởng kia thậm chí cả giải thưởng Nhà nước, không có quyền làm sao có lộc ấy . Không bám vào cái chân chấp hành thì biết làm gì . Đó là loại người mà ngày xưa các cụ bảo  “ăn hết lộc của con cháu ”. Họ đã tận hưởng thì đời sau sẽ lãnh đủ .
Sở dĩ phải nói đến điều này vì có đồng nghiệp còn nhắn tin cho mình , nguyên văn như sau : cậu biết nhiều chuyện sao không công bố để cứu lấy tờ Tạp chí của Hội. Ơ kìa ! Chuyện đến nước này có mà trời cứu. Lợi ích nhóm là không thể đảo ngược được. Chẳng hạn họ đề ra tiêu chí này: Tổng biên tập báo Văn Nghệ dứt khoát phải là Ủy viên Ban chấp hành. Hỏi : Nhưng điều này không ghi trong điều lệ . Đáp : Từ xưa vẫn thế . Đấy thấy chưa  họ chỉ đúng cấm có sai . Và bây giờ thì Ban chấp hành sẽ phải nắm tất cả các cơ quan của hội . Nghe nói có vị nào đó trong chấp hành khao khát nắm tờ Tạp chí và ra điều kiện họ chỉ nhận một vài nhân sự còn đâu tống khứ hết . Đấy ! các cơ quan của Hội là tài sản riêng, ban phát cho ai là quyền của họ, hội viên kêu, ai cứu.
Lại một ví dụ nữa: Ông Nguyễn Trí Huân đã nghỉ hưu bên quân đội với mức lương khủng, tuổi đâu cũng kém ông Chủ tịch dăm tuổi vẫn cố bám , bởi vì ông hàng tháng vẫn nhận tám triệu đồng mặc cho anh em cũng chả hơn Hoàng là mấy. Cả hai tờ (Văn Nghệ và Văn Nghệ Trẻ) cộng lại số lượng chưa nổi vạn tờ . Lương ông Tổng như vậy thì còn đâu cho anh em nữa. Có quyền là có lộc, không có lộc chắc không ai bám đâu . Mà ông này gây không biết bao rắc rối cho báo, chuyện này không viết ra đây được . Cách đây mấy tháng nhân việc góp ý cho Đảng Đoàn Hội Nhà văn nhằm làm trong sạch Đảng. Mình có hỏi Chủ tịch : Sao không thay Tổng biên tập báo Văn Nghệ đi. Ông bảo : Khó lắm . Ừ mà mình cũng thấy khó thật . Lợi ích nhóm mà. Phải giữ ổn định để giữ quyền lợi chứ. Một mình ông Thỉnh sao làm nổi .
Lại ví dụ: Nhà thơ Trần Ninh Hồ đang là Trưởng Ban của báo, một cán bộ năng nổ, hết lòng với báo, anh sống hết mình với mọi người, thế rồi anh sang xây dựng đề án Bảo tàng nhà văn, nhiệt huyết, chạy đôn chạy đáo tưởng thế nào cũng theo Bảo tàng đến cùng. Chả biết vì sao sau khi hoàn tất dự án thì về ban sáng tác xơi nước. Sau này mới biết Bảo tàng nhà văn ngốn của Nhà nước năm, sáu chục tỷ (một dự án khổng lồ, tất nhiên lộc cũng khổng lồ) làm sao một anh lính ở rừng về chen chân vào được .
Và còn nhiều lắm lắm, hi vọng trong phần tiếp theo của Văn Nghệ Chí mình sẽ viết tiếp .
Hoàng thân mến !
Đành lòng vậy,  cầm lòng vậy, đến tuổi về thì về, mình còn nhiều việc để làm và phải làm, tiền cũng cần nhưng chả quan trọng lắm. Miếng ăn là miếng nhục báu gì .
Quan chức của Hội đang sống thế nào, và các hội viên như Hoàng đang xả thân cho Hội đang sống thế nào, mọi việc đang sờ sờ ra trước mặt, nhưng có làm được gì thì khó đấy Hoàng ạ. Lợi ích nhóm mà .
Hồi mình còn làm quản lí ông Hữu Thỉnh dạy mình : “Ngày xưa làm cách mạng cần đến máu . Bây giờ muốn làm cách mạng cần có tiền .”  Đúng quá Hoàng nhỉ, đừng ngạc nhiên, bây giờ chúng mình không làm cách mạng được đâu .
Vui lên Hoàng nhé .

NHÀ VĂN TRƯƠNG VĨNH TUẤN
Nguyên Phó Tổng biên tập báo Văn Nghệ

2 comments:

  1. Sở dĩ phải nói đến điều này vì có đồng nghiệp còn nhắn tin cho mình , nguyên văn như sau : cậu biết nhiều chuyện sao không công bố để cứu lấy tờ Tạp chí của Hội. Ơ kìa ! Chuyện đến nước này có mà trời cứu. Lợi ích nhóm là không thể đảo ngược được. Chẳng hạn họ đề ra tiêu chí này: Tổng biên tập báo Văn Nghệ dứt khoát phải là Ủy viên Ban chấp hành. Hỏi : Nhưng điều này không ghi trong điều lệ . Đáp : Từ xưa vẫn thế . Đấy thấy chưa họ chỉ đúng cấm có sai . Và bây giờ thì Ban chấp hành sẽ phải nắm tất cả các cơ quan của hội . Nghe nói có vị nào đó trong chấp hành khao khát nắm tờ Tạp chí và ra điều kiện họ chỉ nhận một vài nhân sự còn đâu tống khứ hết . Đấy ! các cơ quan của Hội là tài sản riêng, ban phát cho ai là quyền của họ, hội viên kêu, ai cứu.
    Hiện tôi đang làm gia sư dạy kèm cho các trung tâm gia sư tphcm

    ReplyDelete
  2. Uh, đúng Tuấn ơi, mày không làm cách mệnh được đâu, vì liêm sỉ mày còn không có thì nói gì xa hơn.

    ReplyDelete