Bác Hồ là một nhà duy vật. Bác không theo tôn giáo nào nhưng hết sức coi trọng tôn giáo và tín ngưỡng của nhân loại. Bác đã viết: "Tín đồ Phật giáo tin ở Phật, tín đồ Gia tô tin ở đức Chúa Trời; cũng như nhiều người chúng ta tin ở đạo Khổng. Đó là những vị chí tôn nên chúng ta tin tưởng" (HCM toàn tập, T.4, tr.148) Bác đánh giá Khổng Tử, chúa Jesus, Karl Marx, Tôn Dật Tiên đều có những điểm chung: “Họ đều muốn mưu cầu hạnh phúc cho nhân loại, mưu lợi cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết… Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy” (Trương Niệm Thức, Hồ Chí Minh Truyện, NXB Tam Liên, Thượng Hải,1949, trang 91).
Chỉ cách một ngày sau khi đọc Tuyên ngôn Độc lập ở Quảng trường Ba Đình, ngày 3-9-1945 khi đề ra những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hồ Chủ tịch đã nêu 6 vấn đề cấp bách hơn cả, trong đó có vấn đề thứ sáu, vì thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào Giáo và Lương, để thống trị :"Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: Tín ngưỡng tự do và Lương Giáo đoàn kết".Bác căn dặn: "Lương giáo đoàn kết, toàn dân đoàn kết, cả nước một lòng, nhân dân ta nhất định sẽ thắng lợi trong công cuộc đấu tranh thực hiện hòa bình, thống nhất Tổ quốc, và xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạnh".
Vào ngày 16-10-1945, tại chùa Quán
Sứ trước sự hiện diện của đại biểu Phật giáo và Công giáo, Chủ tịch Hồ Chí Minh
nói: “Mặc dù hai tôn giáo là hai lý tưởng khác nhau, nhưng tôn giáo nào cũng từ
bi nhân đạo mà ra, thì không lý gì, lúc này cũng là con dân Việt Nam, lại không
thể đoàn kết giữa hai tôn giáo đựơc”. Cuối năm 1945, Hồ Chí Minh nói rõ quan
điểm của mình là không phân biệt nghĩa vụ và quyền lợi công dân vì lý do tín
ngưỡng, tôn giáo. Mọi công dân đều có quyền ứng cử và bầu cử vào Quốc hội,
Người nói: “Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp,
đảng phái”, miễn là “người có tài, có đức, để gánh vác công việc nước nhà”.
Linh mục Phạm Bá Trực đã trở thành vị Phó Chủ tịch Quốc hội mà sau này trong
lời điếu buổi an táng cụ, Hồ Chí Minh đã vô cùng thương tiếc về “một nhà tận
tụy yêu nước" đã “kết hợp đạo đức bác ái theo lời Chúa dạy với tinh thần
nồng nàn yêu nước của người đại biểu chân chính cho nhân dân Việt Nam”. Trong
bức thư gửi cho đồng bào Công giáo nhân dịp lễ Nôen năm 1945, Bác đã viết:
“Cách một nghìn chín trăm bốn mươi nhăm năm trước, cũ ngày hôm nay một vị thánh
nhân là Đức Chúa Giêsu ra đời. Suốt đời Ngài chỉ hi sinh phấn đấu cho tự do,
cho dân chủ. Từ ngày Ngài giáng sinh đến nay đã gần 2.000 năm, nhưng tinh thần
nhân ái của Ngài chẳng những không phai nhạt mà tỏa ra đã khắp, thấm vào sâu”.
Bác còn nói: " Chúa cũng dạy giúp đỡ người nghèo, chống bóc lột, giữ gìn
hoà bình, chống chiến tranh, mục đích cao cả của Chúa Giêsu đều muốn mọi người
có cơm ăn, áo mặc, bình đẳng tự do và thế giới đại đồng”. Trong bức thư gửi các
giám mục và đồng bào công giáo Vinh, Hà Tĩnh, Quảng Bình, ngày 14-10-1945, Bác
đã viết: "Đức Giêsu hy sinh vì muốn loài người được tự do hạnh phúc, đồng
bào ta cả lương cả giáo cũng vì tự do hạnh phúc cho toàn dân mà hy sinh phấn
đấu”.
Tháng 1-1946 tại buổi lễ của các
Phật tử cầu nguyện cho nền độc lập của nước nhà , Bác đã nói:" Trước Phật
đài tôn nghiêm, trước quốc dân đồng bào có mặt tại đây, tôi xin thề hy sinh đem
thân phấn đấu để giữ vững nền độc lập cho Tổ quốc" (Sđd, T.4, tr 148).
Có lẽ ít ai nghĩ được như vậy về các
đức tin khác nhau.Bác đã lọc ra những tín ngưỡng mà số đông dân chúng thường
chấp nhận để nói đến bằng lòng tin của chính mình.Bác chắc chắn không tin vào
cuộc sống thứ hai của mỗi người sau cái chết, nhưng Bác đã tôn trọng niềm tin
của nhân dân về sự trường tồn của linh hồn.Trong 12 tập Hồ Chí Minh Toàn tập, có
thể tìm thấy Bác đã 45 lần dùng từ “linh hồn”, 9 lần dùng từ “thiên đường”, 7
lần dùng từ “phù hộ”, 5 lần nhắc đến "Thượng đế"…
Bác nói: “Mục tiêu cao cả của Phật
Thích Ca và Chúa Giê Su đều giống nhau: Thích Ca và Giê Su đều muốn mọi người
có cơm ăn, áo mặc, bình đẳng, tự do và thế giới đại đồng”. Người đã kế thừa rất
nhiều các khái niệm, phạm trù của đạo đức tôn giáo đối với giáo dục con người,
nhất là giáo dục xây dựng đạo đức cho đội ngũ cán bộ cách mạng.
Tháng 10-1946 sau khi đi Pháp về Bác đã nói: " Tôi kính cẩn cúi đầu trước linh hồn các liệt sĩ". (Sđd, T.4, tr.419). Nhân dịp lễ Giáng Sinh năm 1946, Bác đã viết: “Nhân dịp này, tôi thay mặt Chính phủ và quốc dân trân trọng chúc phúc toàn thể đồng bào công giáo. Đồng thời tôi kính cẩn cầu Đức Thượng đế phù hộ dân tộc Việt Nam và giúp cho Việt Nam đi đến thắng lợi cuối cùng” (Sđd, tập 4, trang 490).Ngay ông Giăng Xanh-tơ-ny (Jean Sainteny) cũng phải thừa nhận: “Về phần tôi, phải nói rằng, chưa bao giờ tôi có cớ để nhận thấy nơi các ch¬ương trình của cụ Hồ Chí Minh một dấu vết nào, dầu rất nhỏ của sự công kích, đa nghi hoặc chế giễu một tôn giáo nào bất kì”.
Tháng 10-1946 sau khi đi Pháp về Bác đã nói: " Tôi kính cẩn cúi đầu trước linh hồn các liệt sĩ". (Sđd, T.4, tr.419). Nhân dịp lễ Giáng Sinh năm 1946, Bác đã viết: “Nhân dịp này, tôi thay mặt Chính phủ và quốc dân trân trọng chúc phúc toàn thể đồng bào công giáo. Đồng thời tôi kính cẩn cầu Đức Thượng đế phù hộ dân tộc Việt Nam và giúp cho Việt Nam đi đến thắng lợi cuối cùng” (Sđd, tập 4, trang 490).Ngay ông Giăng Xanh-tơ-ny (Jean Sainteny) cũng phải thừa nhận: “Về phần tôi, phải nói rằng, chưa bao giờ tôi có cớ để nhận thấy nơi các ch¬ương trình của cụ Hồ Chí Minh một dấu vết nào, dầu rất nhỏ của sự công kích, đa nghi hoặc chế giễu một tôn giáo nào bất kì”.
Ngày 21-01-1947 (giao thừa 30 Tết)
Bác đến hang núi Chùa Trầm, đọc thơ chúc Tết và kêu gọi đồng bào kháng chiến.
Ngày 13/7/1966 , Bác lại về chùa này và căn dặn: “Các chú phải tôn trọng tín
ngưỡng của nhân dân... giữ gìn, bảo quản để mai sau đất nước hòa bình làm nơi
tham quan rất tốt…”.
Trong chuyến thăm đất nước khai sinh ra Phật giáo, Tổng thống Ấn Độ đã tặng Bác cây Bồ Đề nơi Đức Phật tọa thiền và thành đạo. Người đem về nước và cho trồng tại chùa Trấn Quốc, ngôi chùa linh thiêng bậc nhất ở Thủ đô Hà Nội. Ngày 19-5-1958, Bác đến chùa Hương thành tâm kính lễ Phật Bà Quán Thế Âm và không quên nhắc nhở chính quyền phải bảo vệ, xây dựng chùa ngày càng đẹp hơn để nhân dân đến lễ Phật. Bác đã từng đến những nơi thờ tự ở Hà Nội như: chùa Hương, chùa Một Cột, chùa Quán Sứ, chùa Thầy, chùa Trầm, đền Ngọc Sơn, thành Cổ Loa, ngoài ra Người còn đến chùa Côn Sơn, đền Hùng, đền Kiếp Bạc,... thành kính thắp hương ghi ơn những tiền nhân lịch sử văn hóa của dân tộc.
Trong lớp Chỉnh huấn cán bộ trí thức, tổ chức từ ngày 15-7 đến 26-9 năm 1953, Người đã giải tỏa được nỗi trăn trở ấy: “Có anh em hỏi một người Công giáo có thể vào Đảng Lao động được không? Có. Người tôn giáo nào vào cũng được, miễn là trung thành, hăng hái làm nhiệm vụ, giữ đúng kỷ luật của Đảng. Nước ta kinh tế lạc hậu, kỹ thuật kém, tôn giáo là duy tâm, cộng sản là duy vật, nhưng trong điều kiện hiện tại, người theo đạo vẫn vào Đảng được”. Bác thường nhắc nhở đồng bào và chiến sĩ cả nước phải"quan tâm, chăm sóc cuộc sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các tôn giáo.Mong sao sản xuất ngày càng phát triển, phần xác ta được ấm no thì phần hồn cũng được yên vui". Bác quan niệm : Đối với ngư¬ời có tôn giáo thì đức tin tôn giáo và lòng yêu nư¬ớc không hề mâu thuẫn. Một ng¬ười dân Việt Nam có thể vừa là một ngư¬ời dân yêu nước, đồng thời cũng vẫn là một tín đồ chân chính. Với Phật giáo Bác cho rằng: Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một. Tôi mong các Hòa thượng, tăng ni và phật tử hãy tích cực thực hiện tinh thần Từ bi, Vô ngã, Vị tha trong sự nghiệp cứu nước, giữ nước và giữ đạo để cùng toàn dân sống trong Ðộc lập, Tự do, Hạnh phúc".
Tâm linh là phần thiêng liêng trong
ý thức hướng về cái cao cả của con người. Mỗi người có những mức độ tín ngưỡng
khác nhau về những đấng tối cao, những học thuyết, những tôn giáo, những lý
tưởng. Niềm tin của con người có thể không đủ cơ sở khoa học nhưng thường đạt
tới sự hoà quyện giữa tình cảm và lý trí, dẫn đến những chỉ đạo cho hành vi.
Tâm linh là tâm thức ở mức độ khá thần bí, khó lý giải nhưng bao giờ cũng mang
màu sắc thiêng liêng.Tuy tâm linh của các dân tộc Phương Đông mỗi nơi mỗi khác,
mỗi người mỗi khác nhưng đều hướng đến điều thiện.Bác Hồ là danh nhân văn hóa
thế giới, nơi Người hội tụ nhiều nền văn hóa khác nhau nhưng sâu sắc nhất vẫn
là tính Thiện của văn hoá phương Đông.Ai giàu tính Thiện đều được nhân dân suy
tôn là hiền nhân, hiền sĩ là những người hiền tài, hiền năng, hiền đức.
Tháng 12.1945 Bác yêu cầu: “ Quốc hội tự chọn lấy người hiền năng đảm nhiệm Chính phủ mới” (Sđd, tập 4, trang 113). Người tài đức trong nước không bao giờ thiếu. Cái tâm của người lãnh đạo quyết định việc biết trọng dụng hay không trọng dụng nhân tài.
Tháng 12.1945 Bác yêu cầu: “ Quốc hội tự chọn lấy người hiền năng đảm nhiệm Chính phủ mới” (Sđd, tập 4, trang 113). Người tài đức trong nước không bao giờ thiếu. Cái tâm của người lãnh đạo quyết định việc biết trọng dụng hay không trọng dụng nhân tài.
Tháng 11.1946, Bác Hồ đã có một
nghĩa cử rất đẹp là tự phê bình về việc chưa phát hiện được nhân tài, Bác đề
nghị nhân dân phát hiện hộ. Bác nói: “Kiến thiết cần phải có nhân tài. Trong số
20 triệu đồng bào chắc không thiếu người có tài, có đức.E vì Chính phủ nghe
không đến, thấy không khắp, đến nỗi những bậc tài đức không thể xuất
thân.Khuyết điểm đó tôi xin thừa nhận”. Người yêu cầu các địa phương phải khẩn
trương tìm kiếm và báo cáo ngay lên Chính phủ: “Hẹn trong một tháng, các cơ
quan, địa phương phải báo cáo cho đủ” (Sđd, tập 4, trang 451). Bây giờ dân số
nước ta đã tăng lên gấp hơn 4,3 lần, người tài đức đâu có thiếu, vậy mà nơi này
nơi khác vẫn còn tình trạng “dùng người không biết nhạc làm nhạc trưởng”!
Cái tâm của con người chịu sự kiểm
soát của một linh thức mang màu sắc phương Đông, đó là tư duy: “Ở hiền gặp
lành”, “Ác giả, ác báo”, “Gieo gió, gặp bão”, “Đời cha ăn mặn, đời con khát
nước”… Đây chính là niềm tin Phật giáo, Nghiệp của kiếp trước là Nhân, Nhân
sinh thành Quả ở kiếp này. Con người còn có thể gieo Nhân gặt Quả ngay trong
cùng một kiếp. Những kẻ tham quan hãy ngẫm xem về lâu dài đã mấy kẻ có cuộc
sống thanh bình, con cái thành đạt, gia đình hạnh phúc?Quyền hành, lợi lộc, của
cải, tiền bạc, danh vị, chức tước… chẳng qua cũng chỉ là những chuyện phù du trong
cái lâu dài của kiếp người.
Bác Hồ, bằng cả cuộc đời tranh đấu
gian truân vì độc lập, tự do của đất nước và bằng cuộc sống giản dị, trong sáng
mẫu mực, Người đã chứng minh đúng như lời tuyên bố ngay từ đầu năm 1946 trước
các nhà báo nước ngoài: “Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút
nào. Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch là vì đồng bào ủy thác thì tôi phải gắng
sức làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra truớc mặt
trận.Bao giờ đồng bào cho tôi lui thì tôi rất vui lòng lui”.
Niềm tin của Bác dành hết cho nhân
dân, vì Người quán triệt triết lý của Khổng giáo về thân dân, ái dân, ưu dân,
trọng dân. Bác Hồ không coi Khổng giáo như một tôn giáo. Người nói: “Đạo Khổng
không phải là tôn giáo, nói đúng hơn, đó là một môn dạy về đạo đức và phép xử
thế. Xét về cơ bản thì đạo Khổng cũng thuyết giáo nền hoà mục trong xã hội” (Tạp
chí Học Tập, 6.1970, tr.38 ).
Ngay từ năm 1951, Người đã có những
tiên đoán : “Ý dân là ý trời. Đế quốc Mỹ làm trái ý dân, ý trời, cho nên chúng
sẽ thất bại” (Sđd, T.6, 1995, tr.246).
Đáng lo là ngày nay, nhiều người vốn xuất thân từ dân nghèo, được nhân dân nuôi nấng, dạy dỗ, đùm bọc, che chở, vậy mà khi thành "quan" thì phút chốc đã quên dân, xa dân, không hiểu nỗi đau của dân, cái nghèo của dân, nhẫn tâm vơ vét tài sản của Nhà nước, của những người dưới quyền (tất cả suy ra cũng chính là của dân). Những kẻ mà như Bác nhận xét: “Học cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi, trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu” (Sđd, T.7, 1996, trang 345).
Đáng lo là ngày nay, nhiều người vốn xuất thân từ dân nghèo, được nhân dân nuôi nấng, dạy dỗ, đùm bọc, che chở, vậy mà khi thành "quan" thì phút chốc đã quên dân, xa dân, không hiểu nỗi đau của dân, cái nghèo của dân, nhẫn tâm vơ vét tài sản của Nhà nước, của những người dưới quyền (tất cả suy ra cũng chính là của dân). Những kẻ mà như Bác nhận xét: “Học cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi, trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu” (Sđd, T.7, 1996, trang 345).
Có nhiều người hiện nay vẫn còn sống buông thả, vi phạm các nguyên tắc đạo đức, vi phậm pháp luật. Họ không biết sợ vì họ có một đời sống tâm linh quá nghèo nàn. Tuy nhiên sớm hay muộn cũng phải trả giá, bởi vì như Bác đã tổng kết: “Có hai con đường ở thế giới, ở trong nước và ở trong mình. Theo con đường ác thì dễ dàng, nhưng lăn xuống hố. Theo con đường thiện thì khó nhọc, nhưng vẻ vang” (Sđd, T.7, tr. 63). Mỗi chúng ta đều phải biết tự răn đe hàng ngày, cần phải sống lương thiện, sống hết mình vì những nghĩa cử lớn lao, đó chính là để lại phúc đức cho con cháu sau này và cũng là để có được ngay những năm tháng sống bình yên, thanh thản, hạnh phúc. Sẽ đau khổ biết bao nếu như khi về hưu mà không còn ai thèm lai vãng, không còn ai buồn chào hỏi và thậm chí sau khi đã trở về với cát bụi rồi mà vẫn còn có những người phải giữ mãi oán hận.
Mong sao với tinh thần của Nghị
quyết Hội nghị Trung ương 4 và phong trào Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh, mỗi chúng ta hiểu đúng hơn khái niệm về tâm linh, tôn trọng vào lòng tin
của chính mình, của mọi người, biết sợ hãi khi làm điều xấu và thấy hạnh phúc
khi làm điều tốt lành. Mỗi người sống tốt lên thì cả xã hội mới tốt lên được.
Mà khi cả xã hội tốt lên thì mới có thể mong hướng tới được mục tiêu cao đẹp
Dân giàu, Nước mạnh, Xã hội dân chủ, công bằng, văn minh !
NGUYỄN
LÂN DŨNG
Ai lanh dao noi tot noi .dung.noi hay .ko quan trong.cai ma moi nguoi kinh trong ,la LAM DUNG NHU LOI NOI.Con trai lai la lu lua bip vay thoi.bay gio nguoi ta ko ngh noi nhieu dau
ReplyDelete