Đó là phương pháp độc chiêu mà sau khi thành Đạo, Đức Phật đã chỉ giáo cho một vị vua muốn tu đến chính quả nhưng không bỏ được bổn phận chăn dắt thần dân và đời sống vương giả của mình. Phép tu này giống Thiền tông ở mặt yếu lĩnh trực chỉ nhân tâm, còn mặt hình tướng bên ngoài được viên dung theo hướng chuyển hóa năng lượng qua sự đánh thức các quan năng phàm tục tương tác trong vòng ái dục mà không bị ràng buộc vào đó. Cũng có nghĩa cái biết và cái được biết ở đây được đồng hóa trong một cái tên gọi chung là buông bỏ. Có một chuyện thiền rất ý vị về việc buông bỏ này. Hai tăng đồ hành cước trên đường gặp một cô gái đang loay hoay tìm cách qua vũng nước. Biết ý, một vị ghé vai cõng cô ta qua đó. Còn vị tăng kia tỏ ra bất bình và hậm hực mãi đến khi về tới nhà thì trách đạo hữu “Người xuất gia sao lại còn cõng gái?”. “Ta cõng nhưng ta đã bỏ lại bên vũng nước ấy rồi, ngươi không cõng sao ngươi lại mang cô gái về đây?”. Vậy đấy, bỏ ra hay mang vào cũng đều ở tại tâm. Ngọc Thảo uyên thúy về lẽ đời chuyện đạo nên mọi ứng xử của chị đều minh xác và tinh tế.
Chị từng đi nhiều nơi đây đó và rồi
cũng đã đến Huế. Chị đến Huế không biết vì sự dẫn động của nghiệp hay
duyên mà tâm luôn tưởng đến những việc an sinh trên nẻo đường phật sự? Từ
việc đầu tư bệnh viện từ thiện, sửa sang chùa chiền đến những cuộc pháp thoại,
pháp đàm... chị đều tác thành trong niềm hoan hỉ an nhiên. Những gì chị làm cho
Huế đều có dấu ấn riêng không phải ở mặt lượng mà ở mặt chất. Tất
nhiên nếu chỉ nói về mặt lượng không thôi cũng chưa thấy ai hào phóng một lúc
chi hàng triệu đô như chị, kể cả các hào phú bản địa và các đại gia Huế kiều xa
xứ.
Song trong thực trạng của vấn đề,
những công trình ở thì hoàn thành sẽ không sánh được với một tác phẩm
đang ở thì tiếp diễn. Đó là Tịnh cư Cát Tường Quân được kiến tạo như một
tác phẩm văn hóa nghệ thuật kì bí trên đồi Thiên An danh thắng. Đây là nơi lưu
khách đặc thù dành cho những khát vọng tâm linh đi tìm giới hạn của mình trên
những bước phản hồi văn hóa của nhân loại. Bởi vậy, khách tới đây trước hết và
chủ yếu sẽ là những thiện tri thức hay những mặc khách tao nhân hoặc cũng có
thể cả những tha nhân nợ duyên kì ngộ. Họ sẽ thông dự các hoạt động thân thiện
với môi trường như ăn chay, trồng rau, quét rác, đọc sách và thực hành các dạo
khúc mang tính thiền động trước khi vào buổi tọa thiền.
Dù không phải là một thiền uyển
hoặc thiền viện nhưng nó cũng mang năng lượng ám thị bởi quyền năng tư
tưởng huân tập từ các không gian thiêng những linh căn gây hiệu ứng tỉnh thức
và thức ngộ cho người có căn cơ. Hi vọng sau một kì lưu trú thụ hưởng niềm an
lạc trong không gian Cát Tường Quân này, khi ra đi lữ khách sẽ “dính mắc” được
một điều gì đó có ý nghĩa mở đầu. Đây là một công trình bổ sung làm giàu di sản
văn hóa nhân loại trên đất Huế không chỉ về phần xác (vật thể) mà cả phần hồn
(phi vật thể). Có thể nói Tịnh cư Cát Tường Quân là hình ảnh phóng chiếu bản
thể và tâm sự của “thí chủ” Tạ Thị Ngọc Thảo. Mặc dù con người có
tiến hóa nhưng không phải từ con vật lên mà là tiến hóa trong cái khung
giống loài của nó. Từ sinh lí đến tâm lí rồi từ tâm lí
đến tâm linh là những trạng thái đẳng cấp của con người. Cấp độ sinh lí
ngã về loài vật, cấp độ tâm lí là thuộc tính con người, cấp độ tâm linh nghiêng
về thần thánh. Tùy căn cơ và ngộ tính của từng chủ thể, ai tương hợp với cấp độ
nào thì họ sẽ chan hòa với cấp độ đó. Còn ai thấy được chỗ huyền vi hằng hữu
của sự sinh tồn thì người đó đã là một vị thần. Bằng thói quen tri thức thường
tục và lối tư duy lượng đoán, người đời cho rằng mọi hiện tượng sự vật trong
cuộc sống đều biến hiện một cách ngẫu nhiên và tự nhiên. Thế nhưng trong bản
chất sâu xa của nó lại khác, tất cả phải tuân theo lộ trình logic biện chứng
nghiệp lực. Những gì ở mỗi người đang có đang hưởng tại đời này là cái nhân gieo
từ kiếp trước và những gì mà họ đang làm đang nghĩ ở đời này chính là cái
quả của kiếp sau.
*
Cái mốc vào đời là những bước đi ngơ ngác khi vừa ra khỏi cửa Cô nhi viện Sài Gòn, bỏ lại phía sau một khung trời bàng bạc dấu ấn tuổi thơ bất hạnh. Dáng vóc mảnh mai đến mong manh với hai bàn tay trắng và một trái tim thương tổn bẩm sinh cùng cái đầu “rỗng” là thị thực bẻ bàng cho một cảnh ngộ mang mặc cảm tự ti đi mặc cả việc làm giữa chốn đô thị phù hoa.
Đó là tất cả những gì như được mặc định sẵn trên bề mặt hành trình vạn sự khởi đầu nan dành cho người tố nữ mang tục danh Út Thảo ngày ấy. Con người ta khi rơi vào bi cảnh, nhất là với phái nữ thì phần lớn họ chỉ biết chịu sự an bài, than thân trách phận nhưng cũng có người chiêu cảm được niệm chí cổ nhân thà thắp lên một ngọn nến nhỏ còn hơn là ngồi nguyền rủa bóng đêm... Thế rồi qua biến dịch thăng trầm tương tục trong cõi người ta, với bản năng sinh tồn và bản sự tự tri, chị đã bấm bụng bước đi một cách minh bạch trong sự bỏ hờn để rồi ngoạn mục trưởng thành giữa cái xã hội phì nhiêu sắc tướng mà èo ọp nhân tâm. May mà đời còn dễ thương là lời đồng vọng từ đáy dòng chảy vô minh chợt le lói niềm lạc quan tịnh độ mà chị đã mục sở thị qua những tấn trò đời. Chưa lâu lắm, trên màn hình ti vi đã chiếu hình ảnh một bé tật nguyền trả lời phỏng vấn khi được hỏi về điều ước, em ấp ưởi nói chỉ mong làm những gì có ích để gi- úp người kém may mắn hơn mình. Chao ôi, một mảnh đời vốn rách như chiếc lá rách không cầu gì cho bản thân mà chỉ lo làm sao đùm bọc được những chiếc lá rách hơn! Tâm thức ấy, lòng bi mẫn ấy dường như là căn tính ở những kiếp tha nhân mưng lòng trắc ẩn hoặc ở những con người hiển minh phật tính. Út Thảo héo hon ngày xưa hay Tạ Thị Ngọc Thảo đĩnh đạc hôm nay thuộc tạng người vị tha, đa cảm và cao hạnh ấy.
Cái mốc vào đời là những bước đi ngơ ngác khi vừa ra khỏi cửa Cô nhi viện Sài Gòn, bỏ lại phía sau một khung trời bàng bạc dấu ấn tuổi thơ bất hạnh. Dáng vóc mảnh mai đến mong manh với hai bàn tay trắng và một trái tim thương tổn bẩm sinh cùng cái đầu “rỗng” là thị thực bẻ bàng cho một cảnh ngộ mang mặc cảm tự ti đi mặc cả việc làm giữa chốn đô thị phù hoa.
Đó là tất cả những gì như được mặc định sẵn trên bề mặt hành trình vạn sự khởi đầu nan dành cho người tố nữ mang tục danh Út Thảo ngày ấy. Con người ta khi rơi vào bi cảnh, nhất là với phái nữ thì phần lớn họ chỉ biết chịu sự an bài, than thân trách phận nhưng cũng có người chiêu cảm được niệm chí cổ nhân thà thắp lên một ngọn nến nhỏ còn hơn là ngồi nguyền rủa bóng đêm... Thế rồi qua biến dịch thăng trầm tương tục trong cõi người ta, với bản năng sinh tồn và bản sự tự tri, chị đã bấm bụng bước đi một cách minh bạch trong sự bỏ hờn để rồi ngoạn mục trưởng thành giữa cái xã hội phì nhiêu sắc tướng mà èo ọp nhân tâm. May mà đời còn dễ thương là lời đồng vọng từ đáy dòng chảy vô minh chợt le lói niềm lạc quan tịnh độ mà chị đã mục sở thị qua những tấn trò đời. Chưa lâu lắm, trên màn hình ti vi đã chiếu hình ảnh một bé tật nguyền trả lời phỏng vấn khi được hỏi về điều ước, em ấp ưởi nói chỉ mong làm những gì có ích để gi- úp người kém may mắn hơn mình. Chao ôi, một mảnh đời vốn rách như chiếc lá rách không cầu gì cho bản thân mà chỉ lo làm sao đùm bọc được những chiếc lá rách hơn! Tâm thức ấy, lòng bi mẫn ấy dường như là căn tính ở những kiếp tha nhân mưng lòng trắc ẩn hoặc ở những con người hiển minh phật tính. Út Thảo héo hon ngày xưa hay Tạ Thị Ngọc Thảo đĩnh đạc hôm nay thuộc tạng người vị tha, đa cảm và cao hạnh ấy.
Tiếng lành đồn xa là khí cụ của cơ
chế hữu xạ tự nhiên hương cộng hưởng cùng hiệu ứng thông tin thế cuộc đã
vẽ nên bức chân dung Tạ Thị Ngọc Thảo đa diện mà độc sáng. Đọc những bài
báo của các tác giả khác chỉ thấy mặt “đa diện”, còn đọc những tác phẩm của
chính chị viết thì mới thấy mặt “độc sáng”. Đa diện là từ góc nhìn những mảnh
rời ghép lại, còn độc sáng là cái nhìn tại một điểm mà quán chiếu được toàn bộ
những gì đang là.
Bệnh nghề nghiệp khiến tôi xúc cảm
muốn viết một cái gì đó về Tạ Thị Ngọc Thảo nhưng khi cầm bút lên rồi thì thấy
nó trĩu nặng và không biết, nói đúng hơn là không dám viết gì hơn nữa. Xưa kia,
Lý Bạch đứng trước Hoàng Hạc Lâu, cảnh đẹp khơi dậy trong ông niềm thi hứng nhưng
khi thấy bài thơ bất hủ của Thôi Hiệu đề trên vách đã phải thốt lên: Cảnh
đẹp trước mắt không tả được/ vì thơ Thôi Hiệu ở trên đầu (Nhãn tiền hữu cảnh
đạo bất đắc/ Thôi Hiệu đề thi tại thượng lầu). Lý là vậy nhưng tình thì dù
không viết được cũng không nỡ làm thinh. Tôi đã đọc đã nghe đâu đó rồi quyến
niệm được đôi điều mang tính huyền sử từ những sinh mệnh từng trú xứ ở cảnh
giới cao về thông dự kiếp người. Quan niệm đời người bắt đầu từ không và
kết thúc cũng bằng không là cái nhìn biên kiến và áp đặt phân khúc sinh
mệnh trong sự hiện hữu sắc uẩn. Trong không gian vật lí này, chẳng có sự hiện
hữu nào cao hơn chủ thể của cái thấy sự hiện hữu đó. Tôi nghĩ Ngọc Thảo
đã là người thấy mọi lẽ, cả những uẩn khúc và sự huyền vi qua trải
nghiệm cuộc sống, qua lâm sự đời mình. Ở chị, có những câu chuyện có điểm kết
thúc nhưng không có chỗ bắt đầu, lại có những câu chuyện có chỗ bắt đầu nhưng
không có điểm kết thúc. Đời người nói chung về đặc tính giống loài vốn ngang
ngửa nhau, sự sai khác chỉ xảy ra ở chỗ bắt đầu và kết thúc ấy. Từ điểm này,
người ta có thể trở thành bằng hoặc thấp hơn hoặc cao hơn
chính mình. Ngọc Thảo đã cao hơn chính mình qua sự nung nấu dấn thân trong
thương trường để bước lên vị thế người trả lương chứ không phải người
nhận lương như chị hằng tâm niệm.
Chị đã kết thúc hai bàn tay trắng
cùng cái đầu rỗng và những gì mang hệ lụy từ vô minh mà vô minh vốn không có
điểm khởi đầu. Nói theo khẩu ngữ thời thượng thì chị đã trở thành một doanh
nhân có “thương hiệu” trong hàng đại gia có máu mặt trên đất Việt. Khoảng 100
người giàu nhất nước ấy đã trồi lên giữa cơ chế mở trập trùng như sóng tụ tan
tan tụ trên đường đi và đích đến với những giá trị mang ý nghĩa kết thúc
hoặc mở đầu. Trong số họ, chị là người duy nhất không giống ai mà tôi
biết chỗ khác ấy ở hai phương diện. Thứ nhất là trên đường đi, chị luôn dẫn lộ
song hành sự tỉnh trí với niệm thức tâm. Tỉnh trí để mang lại
hiệu quả cho hành động.
Thức tâm để không làm hại người hại
vật. Sự tỉnh trí ở chị còn là những triết lí kinh doanh, những luận giải đạo
đời. Một nếp sống phong tục được an bài qua câu ngạn ngữ truyền thống Đói
cho sạch rách cho thơm nghe quen tưởng chừng đó là bản sắc văn
hóa dân tộc nhưng khi chị phản biện lại no mà sạch lành mà thơm vẫn hơn thì
biểu tượng mặt trái của nó mới lộ ra. Sự nghèo đói thâm căn cố đế của người
Việt ta có nguyên nhân sâu xa và tiêu cực nằm dài trong câu ngạn ngữ đó. Chỉ
một phát hiện nho nhỏ và tinh tế ấy cũng đủ thấy tư chất và chiều kích một con
người. Tiêu chí giải Nobel văn học thế giới có một điểm tương tự.
Tác phẩm cần nêu được một vấn đề dù
nhỏ và bình thường nhưng phải có tính phát hiện. Phát hiện về cái giản dị hằng
diễn nằm đó mà không ai nhận ra. Lịch sử nhân loại cho hay bất cứ lĩnh vực hoạt
động nào cũng phải có lí luận soi đường. Mỗi tôn giáo có sinh khí hay không đều
phụ thuộc vào nền tảng học thuyết của nó. Cơ chế thị trường đẻ ra hàng loạt
doanh nhân nhưng người có trí năng đột phá lí luận qua thực tiễn như chị quả là
quá hiếm. Phương diện thứ hai là nơi đích đến. Đích đến của giới doanh nhân đều
có thể qui chiếu vào một chữ có. Và khi sự có đã tới ngưỡng viên mãn thì
họ càng “nô lệ” nó. Họ khư khư sự có, mở mang sự có, sang đoạt sự có bằng hào
quang các loại nhãn mác, các loại danh hiệu. Với Ngọc Thảo thì ngược
lại. Khi “đắc có” rồi chị lại hướng về cái không. Không tham luyến,
không ràng buộc, không dính mắc, nghĩa là vô lậu.
Chính nhờ đó, nhờ cái không
vắng lặng trong tâm trí mà có chỗ chứa hay chỗ diệu hữu cho những phạm trù khác
sinh sôi. Tại đây, chị mở ra một khởi đầu mới, khởi đầu không có điểm kết thúc.
Đấy là suối nguồn minh triết thiêng liêng. Đấy là sự nhập lưu vào dòng chảy an
nhiên của tâm thức cận ngộ. Cận ngộ là một cổng tri thức khác tri thức thường
nghiệm, là bản lề kết nối bờ bên kia của Trí Huệ. Một cách nói khác thì đây là
tri thức tâm linh ở cấp độ thấy chứ chưa phải ở cấp độ chứng.
Dù vậy, cũng phải kinh qua đào luyện tâm linh một cách tinh tấn trong cuộc hành
trình nội tại thì chị mới có được nó. Đó là cuộc hành trình cô khởi lột xác qua
mọi kiết sử mọi triền cái trên con đường phản bổn qui chân. Là một phật tử trì
giới tại gia nhưng chị lại đạt trình độ liễu nghĩa giáo lí tràn ra ngoài văn
bản, đạt tới cực vô ngôn. Thấy được sự phù phiếm ở địa vị quí tộc thời thực
dụng mà mình đã hoạch đắc giữa cuộc sống bon chen, giữa vạn hữu vô thường, chị
liền buông bỏ nó với tâm thế nhẹ nhàng. Thực ra chị là một nhà quí tộc “kép”,
khi cởi bỏ cái áo vật chất thì vẫn còn cái áo tinh thần. Di tính của quí tộc
vật chất là sự hưởng thụ. Di tính của quí tộc tinh thần là sự cống
hiến. Nhạc sĩ thiên tài Beethoven ý thức được điều này nên khi gặp sự kênh kiệu
khinh khi của giới thượng lưu thời đó, ông đã chỉ thẳng vào mặt: hạng người
như các ngươi thì nước Đức có nhiều còn Beethoven này chỉ có một! Khi biết
sống là để cho thì người ta trở nên thanh sạch và cao thượng. Vào trạng
thái này, lòng từ bi con người cũng được khai mở đến lượng siêu nhiên. Hạnh bố
thí, cúng dường hay nói theo thời tính là làm từ thiện, lập công đức dường như
ở chị cũng đã đi vào cảnh giới tâm vô nhiễm, mặc dầu vật và mọi
quan hệ đối đãi vẫn còn nằm đó. Điều này khác với Bàng Uẩn cư sĩ trong điển
giáo, khi được kiến tánh, ông đem hết của cải đổ xuống sông như một bước
nhảy cuối cùng qua đoạn kiến chấp không.
Chị Tạ Thị Ngọc Thảo, GS Cao Huy Thuần
(phải) và một số bạn SV
đại học Huế trong chuyến đi làm từ thiện tại xã Vân Phong (Huế)
đại học Huế trong chuyến đi làm từ thiện tại xã Vân Phong (Huế)
Trong con người và trong cuộc đời Tạ
Thị Ngọc Thảo đã qui nạp nhiều tư cách mà tư cách nào cũng là sự kết tinh từ
những trải nghiệm đớn đau chân chỉ. Tôi muốn dẫn ra đây một tư cách nữa mà mình
có thể chia sẻ được với chị bởi nghiệp dĩ viết và đọc. Tôi đọc chị chưa nhiều
nhưng những gì cần để tham chiếu cho cái gọi “văn là người” thì hầu như đã đủ.
Là một doanh nhân mẫu (chữ của Giáo sư Cao Huy Thuần), một doanh nhân
đạt được giá trị xã hội tôn vinh mà bao nhiêu người phải ngước lên thì chị đâu
cần phải viết gì.
Thời buổi này nó thế. Có lẽ chị viết
không phải do nhu cầu giải toả những ẩn ức nội tại như các nhà văn thường nói
mà viết để “pháp thí”. Pháp thí là hình thức từ thiện bằng trí tuệ
tâm linh, nó cao hơn tài thí (tiền của) nên không mấy doanh nhân làm
được. Điều này người xưa cũng đã nói. Khi Khổng Tử đến yết kiến Lão Tử, lúc về
Lão Tử nói “Người giàu sang dùng của cải tiễn nhau, bậc trí giả dùng lời nói
tiễn nhau...” Và rồi những lời khuyên của Ông đã làm cho Khổng Tử động lòng
ám ảnh. Thực chất của pháp thí là lời chân thật mang năng lượng độ nhân. Mặc dù
đề tài chị viết là bao quát từ chính trị - xã hội, kinh tế - văn hóa, khoa học
- tôn giáo đến văn học nghệ thuật và sự kiện thì phóng túng từ vi mô đến vĩ mô
nhưng hồn cốt của mọi vấn đề đều trong quỹ đạo ấy.
Quỹ đạo thức nhận đường biên cứu rỗi
hoặc ngưỡng cửa giải thoát. Mặc dầu viết lách chưa hẳn là sở trường nhưng bút
lực Tạ Thị Ngọc Thảo lại rắn rỏi đẳng cấp chuyên nghiệp. Nó khẳng định tư cách
nhà văn của chị. Hơn nữa, chị là một nhà văn có thiên tư khoa học. Khoa học ở
chị bao hàm cả thực nghiệm lẫn huyền bí. Khoa học thực
nghiệm chỉ gồm cái biết và cái chưa biết, khoa học huyền bí còn
thêm cái không thể biết (bất khả thuyết pháp). Không thể biết chính là
cái vi diệu của vũ trụ, là cứu cánh đích thực cho đời sống vô minh những kiếp
người.
Giọng riêng của chị thể hiện qua cửa
sổ thi pháp luận đề hóm hĩnh mà sâu sắc, dung dị mà thẩm mĩ, chân phương
mà giàu hàm lượng chất xám. Những chính kiến chân thành về sự thật mang tính
phản đề cuộc sống, phản kháng xã hội luôn tiềm ẩn những rủi ro hiểm hoạ cho tác
giả nói chung mà tác giả ở đây lại là một nữ doanh nhân không có sự bảo kê nào
cả. Để thấy rằng nhân cách và bản lĩnh của người cầm bút chân chính bao giờ
cũng sẵn lòng hi sinh mình vì Cái Đẹp. Cái đẹp cứu chuộc thế gian,
Dostoievski đã từng lập ngôn như thế trong trước tác của mình. Đức Jesus đến từ
nước Trời để cứu chuộc thế gian cũng bằng phương thức pháp thí và cuối
cùng chịu đóng đinh phơi mình trên Thập tự giá. Hội đủ phẩm chất của một
người trần thoát tục, Tạ Thị Ngọc Thảo trở nên hoàn hảo lành lặn trong cái
thế giới rách nát khốn cùng mà mê lầm và ngộ nhận đến đáng thương này.
Viết về chị tưởng chừng như cả cuốn
sách cũng chưa đủ nhưng nếu cần tóm gọn một câu thì có thể ám đạc rằng: Tạ
Thị Ngọc Thảo là một doanh nhân chân tài, một phật tử chân tâm, một văn bút
chân ngôn đang độc hành về phía chân không. Chân không ấy là lối đi
riêng mà sau một đêm thỉnh chứng được Lục Tổ Huệ Năng ấn khả, thiền sư Huyền
Giác đã biểu ngộ trong Chứng Đạo ca: Voi không dạo chơi trên lối mòn thỏ
chạy.
NGUYỄN
KHẮC THẠCH
(SH278/4-12)
Viết bài này kiếm tiền đây mà!
ReplyDelete