.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Wednesday, May 9, 2012

HỘI NGHỊ VIẾT VĂN TRẺ Ở CÁC KHU VỰC – TẠI SAO KHÔNG?

VNT phỏng vấn nhà thơ Văn Công Hùng, Phó chủ tịch Hội VHNT Gia Lai, Tổng biên tập Tạp chí văn nghệ Gia Lai và nhà văn Huỳnh Thạch Thảo, Phó chủ tịch Hội VHNT Phú Yên, Tổng biên tập Tạp chí văn nghệ Phú Yên.

Các địa phương nó như cái ao, người viết trẻ tập bơiđấy, rồi mon men ra đến hồ là khu vực, trước khi ra sông ra biển là quốc gia và quốc tế. Để tập bơi, cái ao vô cùng quan trọng, nhưng để bơi giỏi, phải ra hồ ra sông ra biển chứ?

 Chưa có “cú huých” cho văn học địa phương

* Xin các anh cho biết công tác phát hiện bồi dưỡng lực lượng viết trẻ tại địa phương, nơi các anh đang công tác hiện nay được tiến hành như thế nào?

-   Văn Công Hùng : HiệnGia Lai đang có một đội ngũ những người viết trẻ rất đáng tin cậy. Ngoài những cái tên mà nói lên khá nhiều người biết như miên di, Lê Vi Thủy, Hoàng Thanh Hương, Ngô Thị Thanh Vân, Gia Lai còn một số tác giả trẻ cũng đầy triển vọng như Nguyễn Đình Phê, Lê Thị Kim Sơn (Chu Lê), Nguyễn Doãn Hùng, Hà Công Trường, Đào An Duyên..., nói luôn là để có một đội ngũ đồng đều như thế xuất hiện không dễ. Một mặt nó như là có chu kỳ ấy, như cái lớp đang chínGia Lai bây giờ với Hương Đình, Thu Loan, Phạm Đức Long, Chử Anh Đào... là được phát hiện từ một cái trại năm 1985, mặt nữa vai trò bà đỡ, phát hiện, bồi dưỡng và nâng niu họ là rất quan trọng. Tỉnh lẻ mà, họ còn rất nhiều việc phải làm để kiếm sống, rồi cái mặc cảm tự ti, rồi ít được cọ xát... những người đi trước phải biết động viên họ, giới thiệu họ một cách đúng mực. Lơ đãng quá thì họ nghỉ chơi, mà quýnh quáng quá lỡ họ lên đến mây xanh rồi cũng... khó xuống. Như tôi là người đã làm cầu nối cho rất nhiều bạn viết trẻ đến với Văn Nghệ Trẻ, và phần lớn những người tôi giới thiệu đến giờ họ đều trưng thành. Tôi vừa là người đi trước, vừa là tổng biên tập tờ tạp chí văn nghệ của tỉnh nên cũng có điều kiện để giúp họ. Tất nhiên nỗ lực cá nhân của họ là chính, nhưng nếu để họ tự loay hoay thì có khi ta vừa để mất nhân tài, vừa lãng phí thời gian.

-Huỳnh Thạch Thảo: Hội VHNT Phú Yên hiện nay rất coi trọng công tác phát hiện và bồi dưỡng các cây bút trẻ tại tỉnh mình. Ngoài các Câu lạc bộ (CLB)các trường học thì Chi hội Văn học tỉnh có CLB Sáng tác trẻ, CLB áo trắng; Tạp chí Văn nghệ Phú Yên dành hẳn chuyên mục sáng tác Trẻ cho những người viết trẻ và luôn ưu tiên để họ tham dự các Trại sáng tác văn học, dành phần kinh phí để xuất bản sách, hỗ trợ sáng tạo hàng năm qua bản thảo và tạo điều kiện để các cây bút trẻ đi thực tế sáng tác trong và ngoài tỉnh.

* Là người làm công tác quản lý,  các anh có đề xuất gì về việc phát triển lực lượng sáng tác văn học tại địa phương, đặc biệt là lực lượng viết trẻ?

- Văn Công Hùng: Phải tạo điều kiện cho họ cọ xát. Sáng tác là hoạt động tự thân, là việc cá nhân của họ, nhưng cọ xát, trao đổi, gặp gỡ với đồng nghiệp cũng vô cùng quan trọng. Tôi thấy cứ sau mỗi hội nghị viết trẻ, một loạt tác giả trẻ lại nổi lên. Đọc nhau online, nhưng khi được offline nó gợi hứng cho người viết rất nhiều. Và trong ấy có cả sự thi đua ngầm bên cạnh việc rút kinh nghiệm của nhau, truyền lửa cho nhau.

-Huỳnh Thạch Thảo: Lực lượng viết trẻ Phú Yên vẫn còn thiếu và yếu so với trước đây, nên cần tập trung đầu tư cho họ; ngoài việc hỗ trợ như đã nóitrên chúng ta cần khuyến khích họ viết tốt, cần đưa đi thực tế sáng tác và giao lưu với tỉnh bạn, điều này sẽ kích thích sự sáng tạo. Bên cạnh đó, các tác phẩm họ viết ra nên được ưu tiên đăng tải trên mọi phương tiện thông tin của tỉnh, gặp gỡ giao lưu bạn yêu sách tại Thư viện tỉnh... Năm vừa rồi, Hội VHNT Phú Yên đã tổ chức thành công ba trại sáng tác, trong đó có Văn học, các cây bút trẻ đã được gặp các nhà thơ, nhà văn tên tuổi như Chu Lai, Trần Đăng Khoa…và lực lượng viếtPhú Yên đã có cơ hội để trao đổi kinh nghiệm sáng tác, giúp họ phát huy khả năng sáng tạo hơn nữa.

* Theo các anh, cái khó của các Hội địa phương trong việc phát hiện và xây dựng lực lượng sáng tác trẻ như một đội ngũ kế cận là gì?

- Văn Công Hùng: Khó nhất là các bạn trẻ bây giờ không coi văn chương là một nghề để sống chết. Họ phải kiếm sống chính đáng như mọi người, vì thế họ chơi kiểu lãng tử, nên nếu không cẩn thận thì họ... nghỉ chơi. Thêm nữa, tỉnh lẻ, ít có sân chơi cho họ. Cái cảnh làm được bài thơ rồi hú nhau đến uống rượu đọc thơ bình thơ... giờ rất hiếm, thậm chí bị coi là có vấn đề về thần kinh (!). Rồi tùy lãnh đạo từng hội nữa. Lãnh đạo mà có năng lực, quý tài năng trẻ thì khác, còn không thì, người trẻ rất dễ bị coi là kiêu ngạo, lộng ngôn, thậm chí là sẽ bị vùi dập nếu người "trên" không "thấm" được những gì người trẻ hôm nay viết. Tôi cho việcmỗi địa phương có một vài người viết có uy tín, thiết tha với lớp trẻ là điều kiện rất quan trọng để lớp trẻ phát triển...

- Huỳnh Thạch Thảo: Chúng ta luôn luôn nói về đội ngũ kế cận trong văn học, đều này là cần và rất cần, nó sẽ dễ dàng khithành phố lớn, trung tâm văn hóa lớn. Nhưngcác địa phương thì vẫn loay hoay. Riêng CLB Sáng tác trẻ hay các cộng tác viên của Tạp chí Văn nghệ Phú Yên còn mỏng, hội viên trẻ vẫn đếm trên đầu ngón tay. Các em học xong thi vào đại học vàlại thành phố để có điều kiện hơn. Có em bỏ việc sáng tác vì thấy… không cần nữa (!) hay là việc này quá khó nhọc để tìm công việc khác thích hợp lại có kinh tế. Yêu văn học thì các em vẫn yêu, nhưng hỏi sao không đi tiếp thì các em lại cười và mọi người vẫn biết, văn chương luôn kèm theo sự đào thải nghiệt ngã.

* Vậy đâu là  nguyên nhân lớn nhất dẫn đến việc không khí văn học tại các địa phương hiện nay còn khá trầm lắng?

- Văn Công Hùng: Đơn giản là không liên kết được. Mỗi tỉnh giỏi ra cũng chỉ dăm bảy người viết trẻ, chỉ họ với nhau thì sẽ bị lọt thỏm đi đâu đó giữa ngổn ngang tên tuổi đang nổi trên văn đàn. Phải có sự kiện thì họ mới có điều kiện bộc lộ. Đòi hỏi "Tự nhiên hương"tỉnh lẻ là rất khó khi mà nó xa các trung tâm văn học. Ngay tờ Văn Nghệ Trẻ , nếu tự dưng người trẻ lạ hoắc nào gửi đến cũng còn nâng lên đặt xuống chán, nhưng nếu có một đàn anh giới thiệu sẽ dễ hơn. Thêm nữa như đã nói, mỗi vùng đất hình như nó có chu kỳ của nó, bao nhiêu năm đấy thì một thế hệ ra đời. Ngày xưa được in một chùm thơbáo Văn Nghệ hoặc Văn Nghệ quân đội là cả làng cả nước xôn xao, giờ nhé, các bạn trẻ chỗ tôi được in liên tục, cấm thấy bạn nào vác báo đi khoe, chỉ âm thầm sướng. Tôi là người chịu khó khi thấy ai có tác phẩm inđâu lại nhắn một cái tin chúc mừng.

- Huỳnh Thạch Thảo: Hội Nhà văn VN chưa có cú huých cho văn học địa phương, sự hỗ trợ chủ yếu từ ủy ban toàn quốc Liên hiệp VHNT nhưng lại dành cho các chuyên ngành chứ không riêng gì Văn học.

Sau mỗi kỳ hội nghị, một loạt tác giả lại xuất hiện

* Hiện nay trung bình 5 năm một lần Hội nghị viết văn trẻ toàn quốc được tổ chức. Không khí hân hoan có thể nhận thấy rõ sau mỗi kì Hội nghị. Là người từng đi dự Hội nghị viết văn trẻ, theo các anh điều có ý nghĩa nhất của các kì hội nghị này là gì?

- Văn Công Hùng: Tôi đã nóitrên, gặp gỡ, giao lưu, gặp mặt thật sau khi đã đọc nhau là việc rất ý nghĩa. Ví dụ tôi biết có một thi đua ngầm giữa cô Trần Quỳnh NgaHà Tĩnh và Hoàng Thanh HươngGia Lai. Cô này in cái nàybáo này thì cô kia sẽ phải cố gắng in một cái khác cũngbáo ấy hoặc báo tương đương. Trước khi đi hội nghị họ chưa biết nhau, và sau hội nghị thì họ thi đua như thế. Có thể không có một "giao ước thi đua" nhưng lẳng lặng theo dõi nhau, và lẳng lặng phấn đấu cho bằng chị bằng em là có.
Và bao giờ cũng thế, sau mỗi kỳ hội nghị, một loạt tác giả lại xuất hiện. Nó như là cái bệ phóng để tác giả thăng hoa ấy.

- Huỳnh Thạch Thảo: Trung bình 5 năm một lần cho Hội nghị VVT sau khi Đại hội Nhà văn VN như một nhiệm kỳ của VVT để Hội Nhà văn cử người phụ trách.Đương nhiên sau 5 năm, các cây viết trẻ mới có dịp tiếp xúc thì vui quá còn gì, được gặp các thần tượng cùng thế hệ mình thì hạnh phúc quá còn gì; nhưng ý nghĩa đọng lại lớn nhất là không khí hân hoan hội tụ các vùng miền sẽ thôi thúc họ sáng tạo hơn nữa, đam mê hơn nữa, trách nhiệm ngòi bút sẽ cao và họ giống như một hạt tài năng đang ươm mầm nẩy ntrên văn đàn.

* Kết thúc một kì Hội nghị, nhiều người đếm tiếp thời gian cho 5 năm tiếp. Cái mốc 5 năm này, theo các anh có cần rút ngắn lại hay không?

- Văn Công Hùng: Thực ra tôi thấy có vẻ 5 năm hội nghị toàn quốc là hợp lý, nó là chu kỳ đấy, còn lại là công việc của địa phương, khu vực, họ phải làm thường xuyên.

- Huỳnh Thạch Thảo: Sau  hội nghị, lúc chia tay về nơi xuất phát để hẹn 5 năm sau như một nhiệm kỳ thì chúng ta cần rút ngắn lại bi: 5 năm tiếp theo chưa chắc anh được tham dự trlại vì đã quá tuổi hoặc phải nhường cho người khác; cũng không cần theo nhiệm kỳ của Hội nhà văn VN vì đây là Hội nghị VVT chứ không phải như Đại hội, chúng ta nên để từng năm và tổ chứccác vùng miền khác, tạo không khí khác.

* Nhiều người băn khoăn rằng, Hội nghị viết văn trẻ toàn quốc đúng là đã tiếp thêm nhiệt huyết, niềm đam mê cho các tác giả trẻ trong bước đầu đến với văn chương. Tuy nhiên với thời gian 3- 4 ngày của Hội nghị thì thật khó làm được gì nhiều. Các tác giả trvề địa phương. Và ngọn lửa vừa được nhen cần được các Hội địa phương tiếp tục phát huy, phát triển hơn nữa. Các anh nghĩ sao về điều này?

- Văn Công Hùng: Quả là hội nghị không phải là nơi cho thiên tài xuất hiện, nó không làm thay công việc của người viết, mà như tôi nóitrên, nó tạo sự nhìn ngang và nhìn lên cho người viết. Lâu nay cắm cúi viết, giờ ngẩng lên, thấy bạn viết như thế mình như thế... cái việc hội nghị tôi cho rằng thành công làchỗ gặp gỡ và tạo niềm tin cho người viết, giúp họ khẳng định mình trong mối tương quan với bạn viết xung quanh. Rồi thì họ lại vẫn phải trvề thường ngày chứ, công việc bề bộn, mưu sinh kiếm sống... nhưng dư âm của bạn bè ám ảnh, lại thêm tác động của các hội địa phương, của các đàn anhđấy (nếu hội và các đàn anh thực sự quan tâm) sẽ khiến họ lại phải ngồi vào bàn và gõ...

- Huỳnh Thạch Thảo: Trong thời gian 3 – 4 ngày tham dự Hội nghị, chắc chắn chương trình sẽ được Ban Tổ chức sắp xếp dày kín các hoạt động thì khi các tác giả về với địa phương cũng chưa định hình việc gì ngoài ấn tượng hoành tráng dành cho các cây bút trẻ. Muốn được nhen liên tục ta cần được các hội địa phương tiếp tục thắp sáng, một Hội địa phương chắc chắn sẽ không đủ sức nên cần liên kết. Nếu tính trong đó có Hội nhà văn VNkhu vực ủng hộ thì thành công, chỉ sợ khi ấy Ban Nhà văn trẻ không đủ thời gian đi các vùng miền và phải tính kế hoạch, nội dung phù hợp vùng miền đó.

Hội nghị viết văn trẻcác khu vực- tôi ủng hộ

* Trong nhiều cuộc trò chuyện bên bàn trà, nhiều nhà văn làm công tác Hội địa phương đã đề xuất ý tưng tổ chức các Hội nghị viết văn trẻcác khu vực. Quan điểm của anh về vấn đề này?

- Văn Công Hùng: Rất tốt, tôi ủng hộ. Các địa phương nó như cái ao ấy, người viết trẻ tập bơiđấy, rồi mon men ra đến hồ là khu vực, trước khi ra sông ra biển là quốc gia và quốc tế. Để tập bơi, cái ao vô cùng quan trọng, nhưng để bơi giỏi, phải ra hồ ra sông ra biển chứ?

- Huỳnh Thạch Thảo: Theo tôi việc này sẽ có lợi vì ngoài những cây bút được đi dự thì còn khá nhiều cây bút nằm nhà (!); nếu chúng ta tổ chức sẽ tiếp thêm lửa, thêm niềm đam mê sáng tạo cho họ một cách đầy đủ. Ngoài ra, Hội địa phương sẽ có trách nhiệm với các cây bút trẻ để có lực lượng kế thừa và Ban Nhà văn trẻ cần thấy điều đó.

* Theo quan sát của các anh, hiện nay lực lượng sáng tác trẻ khu vực miền trung tây nguyên có ưu thế gì nổi trội hơn so với lực lượng sáng tác tại các vùng miền khác?

- Văn Công Hùng: Câu này rất khó vì thời đại toàn cầu, enter một cái là nó hòa trộn hết. Nhưng nếu cứ quyết phải nói thì theo tôi miền trung tây nguyên khắc nghiệt về địa hình, về thời tiết khí hậu và cả về phong thủy văn chương. Người làm văn chươngđấy phải vượt qua nhiều cám dỗ hơn, nhiều khó khăn hơn, những khó khăn do trời, do người và do chính mình. Cái nổi trội là họ yêu văn chương một cách lặng lẽ, không có điều kiện để nổi đình nổi đám, vì thế họ chọn cái da diết sâu xa, cái thâm trầm, họ viết trong sự khó nhọc, lặng lẽ viết mà không biết sẽ để làm gì. Có lẽ nhờ thế mà tác phẩm của họ chậm rãi đến với người đọc, cái gì đã đứng là đứng luôn chứ không bèo bọt nổi trôi. Trường hợp Đinh Thị Như Thúy vừa rồi là ví dụ. Văn trẻ miền trung tây nguyên đang tìm dòng và cách thể hiện với mong muốn về những điều khác biệt, hoặc cách thể hiện hướng dần đến sự khác biệt, với những kỳ vọng khác biệt hơn cộng với sự nhọc nhằn hơn để thể hiện và khẳng định mình.

- Huỳnh Thạch Thảo: Các cây bút trẻ khu vực miền trung và tây nguyên có một thế lợi là được sống trên mảnh đất được thiên nhiên và lịch sử ưu đãi tối đa, đây là điều kiện rất cần để họ sáng tạo ngày một nhiều hơn. Họ bước ra căn phòng bé nhỏ là đến khoảng trời mênh mông mà thành phố lớn không có. Tuy nhiên, thành thực mà nói, các cây bút trẻ không vận dụng hết lợi thế đó và các Hội địa phương cũng chưa phát huy hết khả năng của mình.

* Tuy nhiên các tác giả trẻ hiện naykhu vực miền trung tây nguyên cũng như trên cả nước thường mắc phải yếu điểm gì?

- Văn Công Hùng:  Điểm yếu có lẽ là họ thiên quá nhiều về cái tôi bản thể, khai thác mình quá nhiều. Họ rất thông minh nhưng hình như thiếu vốn sống. Đến tuổi này tôi mới thấy ký ức đối với nhà văn vô cùng quan trọng. Có vẻ như họ thiếu ký ức. Tất nhiên họ lại thừa những điều mà thế hệ tôi không có, và họ hơn hẳn chúng tôi về điều ấy.

* Một giải thưng văn học trẻ tầm quốc gia, theo các anh có cần hay không?

- Văn Công Hùng:  Do chính những người trẻ làm, tại sao lại không nhỉ?

- Huỳnh Thạch Thảo: Một giải thưng văn học trẻ mang tầm quốc gia là rất cần thiết và là sự tôn trọng.

* Là người “đã từng trẻ” các anh có chia sẻ gì với các bạn trẻ trên con đường văn chương nhiều thử thách?
         
- Văn Công Hùng: Chia sẻ lớn nhất là họ rồi sẽ... già, hãy tận dụng hết thế mạnh của trẻ, và tích lũy cho tuổi già. Thực ra thì mỗi thế hệ có một cách lập ngôn, một giọng điệu, và càng trẻ, càng về sau, độ vang, sự táo bạo, cách tự chủ... càng rõ rệt hơn... Nó được quy định bi tài năng, sự dấn thân, vào sự chín muồi của thế hệ, của đội ngũ, vào cả sự đào tạo, khách quan và chủ quan, vào ý thức thế hệ và ý thức tự chủ... nên bảo chia sẻ gì là rất khó, rất dễ sa vào răn dạy. Có một điểm chung cho mọi thế hệ, ấy là sự đam mê và hy sinh.

- Huỳnh Thạch Thảo: Tôi muốn chia sẻ cùng các bạn trẻ trên đường văn chương với hai chữ: Đam mê.
- Xin cảm ơn các anh về cuộc trò chuyện

PVVNT thực hiện

Theo Phong Điệp

No comments:

Post a Comment