Lá Diêu Bông
Váy
Đình Bảng buông chùng cửa võng
Chị thẩn thơ đi tìm
Đồng chiều,
Cuống rạ.
Chị bảo: Đứa nào tìm được Lá Diêu Bông
từ nay ta gọi là chồng.
Hai ngày Em đi tìm thấy Lá
Chị chau mày:
Đâu phải lá Diêu Bông.
Mùa Đông sau Em tìm thấy Lá
Chị lắc đầu,
trông nắng vãn bên sông.
Ngày cưới Chị
Em tìm thấy Lá
Chị cười xe chỉ ấm trôn kim.
Chị ba con
Em tìm thấy Lá
Xòe tay phủ mặt Chị không nhìn.
Từ thuở ấy
Em cầm chiếc Lá
Đi đầu non cuối bể.
Gió quê vi vút gọi.
Diêu Bông hời...
…ới Diêu Bông…!
Chị thẩn thơ đi tìm
Đồng chiều,
Cuống rạ.
Chị bảo: Đứa nào tìm được Lá Diêu Bông
từ nay ta gọi là chồng.
Hai ngày Em đi tìm thấy Lá
Chị chau mày:
Đâu phải lá Diêu Bông.
Mùa Đông sau Em tìm thấy Lá
Chị lắc đầu,
trông nắng vãn bên sông.
Ngày cưới Chị
Em tìm thấy Lá
Chị cười xe chỉ ấm trôn kim.
Chị ba con
Em tìm thấy Lá
Xòe tay phủ mặt Chị không nhìn.
Từ thuở ấy
Em cầm chiếc Lá
Đi đầu non cuối bể.
Gió quê vi vút gọi.
Diêu Bông hời...
…ới Diêu Bông…!
1959
CHIẾC
LÁ HUYỀN THOẠI
Lá Diêu Bông, một sản phẩm từ trí tưởng
tượng của nhà thơ Hoàng Cầm đã làm nên huyền thoại. Chiếc lá ấy mang theo
câu chuyện của thi nhân: “Tôi còn nhớ mồn một một buổi chiều mùa đông… Chị đi
về phía cánh đồng chiều còn trơ cuống rạ Những dãy núi xanh xanh mờ xa in hình
như dao khắc trên nền trời cuối hoàng hôn. Bí mật, tôi lặng lẽ lần theo chị.
Tôi thấy chị thẩn thơ tìm đồng chiềụ Cuống rạ. Rồi chị lẩm bẩm một mình, dầu
chị biết chắc tôi lẵng nhẵng theo sau lưng : Đứa nào tìm được Lá Diêu Bông, từ
nay ta gọi là chồng…”. Huyền thoại bắt đầu từ mối tình của cậu bé 8 tuổi yêu
người con gái tên Vinh đang độ trăng rằm và sau này tác giả viết : Lá Diêu Bông
là chiếc lá huyền thoại, chiếc lá ngây thơ về một tình yêu đầy mộng mị thời
thơ ấu. Huyền thoại khi Hoàng Cầm làm bài thơ này (theo hồi kí của
tác giả) do thần linh đọc và nhà thơ chép lại : “ riêng có bài thơ Lá Diêu
Bông, duy nhất một bài này là những lời vẳng bên tai, từ đầu chí cuối, quá nửa
đêm mùa rét 1959, trên giường ngủ, trong ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn ngủ 6 oát”,
…Và xung quanh việc tiếp nhận cũng rất nhiều ý kiến trái ngược nhau với nhiều
cách diễn giải khác nhau… Nhưng sức sống của thi phẩm không phải là những huyền
thoại quanh nó mà chính là những xúc cảm, chiêm nghiệm về tình yêu mang triết
lý sâu xa mà phải đến hơn 30 tuổi thi nhân mới nhận ra. Phải chăng vì lẽ đó mà
25 năm sau bài thơ mới ra đời.
Lá Diêu Bông là biểu tượng của tình yêu, tình yêu đích
thực, nồng nàn, đắm say mà con người luôn khao khát mỏi mong trong cuộc
đời có một lần bắt gặp. Hẳn trong thời điểm còn tồn tại những chiếc váy buông
chùng cửa võng thì những quan niệm về tình yêu, hôn nhân còn rất phong
kiến, lạc hậu và người phụ nữ thường chịu cảnh gả bán, ép duyên. Người con gái
vùng quê Kinh Bắc vốn rất đa tình và chắc hẳn cảm nhận được duyên phận éo le
của bao kiếp hồng nhan nên ôm trong tim một mơ ước : người tìm được lá Diêu
Bông, tức là người yêu mình thực sự, sẽ trở thành phu quân. Mong ước ấy là khởi
đầu cho cuộc kiếm tìm suốt cuộc đời của thi nhân và của người thiếu nữ :
Chị thẩn thơ đi tìm
Đồng chiều
Cuống rạ ...
Chị bảo: đứa nào tìm được Lá Diêu Bông
từ nay ta gọi là chồng
Cái
éo le của duyên phận, cái bi kịch của tình yêu là người tìm thấy lá không phải
đối tượng của chị và không đúng thời điểm :
Hai ngày Em tìm thấy Lá
Chị chau mày:
Đâu
phải Lá Diêu Bông
Mùa Đông sau Em tìm thấy Lá
Chị lắc đầu,
trông nắng vãn bên sông
Ngày cưới Chị
Em tìm thấy Lá
Chị cười
xe chỉ ấm trôn kim
Chị ba con
Em tìm thấy Lá
Mùa Đông sau Em tìm thấy Lá
Chị lắc đầu,
trông nắng vãn bên sông
Ngày cưới Chị
Em tìm thấy Lá
Chị cười
xe chỉ ấm trôn kim
Chị ba con
Em tìm thấy Lá
Xoè
tay phủ mặt Chị không nhìn
Có lẽ người tìm lá dù nhiều năm tháng trôi qua vẫn chỉ là
một loại, nhưng cách nhìn của chị trong mỗi thời điểm lại rất khác nhau. Đó cũng
là những sắc thái tình cảm thể hiện qua lời đối thoại, đó cũng là tâm trạng của
người thiếu nữ khi nhìn vào tình yêu của người em dành cho mình. Khoảng thời
gian : hai ngày, một năm sau, ngày cưới chị, khi chị đã có ba mặt con – khoảng
thời gian thử thách tình yêu, khoảng thời gian đủ để nhận ra một tấm lòng. Và
tương ứng với quãng thời gian ấy là những chuyển đổi về xúc cảm của người con
gái vùng Đình Bảng. Hai ngày sau lời chị tuyên bố em tìm ra lá chị chau mày nói
không phải lá Diêu Bông ; Cái chau mày không hẳn vì người tìm lầm lẫn khiến chị
không hài lòng mà cái chau mày mang hờn trách số phận cũng như không muốn tin
người đem tình yêu, hạnh phúc cho mình chỉ là một thằng em và một vật quý giá
đến vậy thì đâu dễ dàng có nhanh thế.
Đến một năm sau, chị không bảo là không phải lá Diêu Bông mà chỉ là cái lắc đầu không muốn nhận, không thể nhận vì còn chờ đợi một bóng hình nào đó sẽ mang đến cho mình chiếc lá định mệnh và hạnh phúc. Song, cái thẩn thơ tìm chứa đầy mơ mộng, cái ánh mắt nhìn đong nặng khát khao đã không thể tìm thấy một nửa cho riêng mình, người con gái ấy đành lên xe hoa. Khi nhìn lại chiếc lá trên tay của người em thơ dại chỉ biết cười buồn, chấp nhận phận số “xe chỉ ấm trôn kim”- mọi việc đã an bài, duyên phận đã định sẵn, tình yêu không còn chỗ trong cuộc đời. Và cho đến khi có ba mặt con, người thiếu phụ không dám nhìn vào tình yêu mà mình từng trông đợi ; Cái xòe tay, phủ mặt của người thiếu nữ thật bi đát. Bi đát vì tình yêu đến vào thời điểm ấy sao mà trớ trêu, xót xa đến thế. Lỡ làng rồi, muộn quá rồi tình ơi…nhìn vào càng chua xót, đắng cay. Người con gái hiểu được một trái tim chân thành, một tấm lòng thơ dại yêu mình tha thiết nhưng lại không thể nhận lấy, không thể đáp trả. Điều này trái khoáy như những trái ổi trong vườn mà chị là một trái chín quá tầm tay em; còn em chỉ là một trái ương bị tình làm gỉ máu :
Chị
xoạc cành ngang
Em gốc cây
— Xin Chị một quả chín!
Quả chín quá tầm tay
— Xin Chị một quả ương
Quả ương chim khoét thủng
(Qua vườn ổi)
Em gốc cây
— Xin Chị một quả chín!
Quả chín quá tầm tay
— Xin Chị một quả ương
Quả ương chim khoét thủng
(Qua vườn ổi)
Từ xưa đến nay những thiên tình sử để đời thường là những
bi kịch. Bi kịch nảy sinh từ những mâu thuẫn bởi khoảng cách của hai dòng họ trong chuyện
tình Romeo và Juliet; khoảng cách giữa đức tin, danh vọng và
tình yêu
trong Tiếng chim hót trong bụi mận gai; khoảng cách giữa
các đẳng cấp trong xã hội và các quan niệm cổ hủ trong Mùa
tôm hay Tình yêu thời thổ tả…Và, trong Lá
Diêu Bông khoảng cách đó là lứa tuổi. Bi kịch dành cho chị xuất phát
từ tình yêu say mê, thơ ngây, thủy chung của người em. Tình em càng mãnh liệt
bao nhiêu thì càng làm cho chị đắng cay, khổ sở bấy nhiêu. Phải chi em hãy để cho chị
tin rằng không bao giờ có lá Diêu Bông, không tồn tại một tình yêu đích thực
thì chị sẽ an lòng, cúi đầu yên phận. Cái lá em cầm, cái bằng chứng cụ thể về
một tình yêu chị hằng khao khát là mũi khoan khoét sâu vào tim chị, là lời nhắc
nhở những mơ ước không thành, là nơi níu kéo quãng đời hoa mộng, là hiện thực
nghiệt ngã của số phận…Vậy mà, em cứ hành hạ chị trong suốt
cuộc đời, từ khi con gái đến lúc xế tà.
Bi kịch dành cho em là một ảo tưởng về tình yêu, hạnh phúc.
Ảo tưởng có được tình yêu nên suốt đời em tìm kiếm chiếc lá Diêu Bông. Lòng
ngây thơ
trong trắng của em tin vào lời chị hứa để em xem chiếc lá mình có như là
bùa hộ mệnh, như tấm vé duy nhất qua cửa thiên đường. Chị từng biết em sẵn
sàng đi đêm tướng điều, sĩ đỏ để đổi xe hồng đưa chị
tới quê em; nhưng chị sẵn sàng phủ nhận sự thực ấy. Đến năm lần bảy lượt
chị chối từ và bảo rằng không phải. Chị không dám nói với em chị đã nuốt lời mà
bắt em trọn kiếp ôm mộng tưởng:
Từ thuở ấy
Em cầm chiếc lá
đi đầu non cuối bể
Gió nghe vi vu vút gọi
Diêu Bông hời ...
... ới Diêu Bông ... !
Bài thơ không chỉ dừng lại ở câu chuyện tình lãng mạn, bi
thương mà như còn ẩn chứa bao suy ngẫm về thân phận làm người : Con người luôn
phải đối mặt với bao trái ngang, oái oăm của định mệnh; hành trình của loài
người là hành trình kiếm tìm hạnh phúc, nỗi khát khát khao về hạnh phúc tình
yêu muôn đời là niềm khát khao lớn nhất ; và cũng có thể bài thơ còn mang một
triết lý sâu xa : con người luôn bị ảo tưởng dày vò và tự hủy hoại mình bởi
những ảo tưởng đó. Cả người chị và đứa em trong câu chuyện đều hoài vọng về một điều không
thực và tự dối mình về những điều không thực đó.
Với chị, chị hiểu rằng làm gì có một tình yêu chân thành trong cái xã hội chưa thoát khỏi cái váy đụp váy xòe, khi thân phận người phụ nữ chỉ như tấm lụa đào phất phơ giữa chợ, như thân hạc bị chôn chân đầu đình, như cá rô thia ra sông mắc lưới, vào đìa mắc câu…Còn với em, nằm chơi vơi giữa hai bờ thực ảo. Thực vì nghĩ mình đã tìm thấy lá mà vốn dĩ lá không có thực. Ảo vì tự xác nhận là lá Diêu Bông nhưng kết cục vẫn phải đi tìm, tìm mãi…Vậy ra, chiếc lá có thể là bất cứ loại nào nhưng quan trọng là lời minh xác của người yêu cầu. Thế là nảy sinh thêm một bi kịch nữa. Đó là bi kịch giữa hiện tồn và nhận thức, giữa không và có. Vậy bi kịch không chỉ nảy sinh từ khoảng cách giữa hai đối tượng mà nảy sinh từ chính bản thân của mỗi người. Phải chăng mỗi thân phận người đã là một bi kịch? Bi kịch giữa mơ ước và hiện thực; bi kịch về chính sự tồn hữu của mình.
Lá Diêu Bông là một bài thơ ngắn gọn, lời
lẽ giản dị nhưng chứa nhiều ẩn ý thâm trầm, sâu sắc. Hình ảnh thi nhân trong thi
phẩm trở thành hình ảnh chung của con người: suốt đời đi tìm tình yêu, cái đẹp.
TRẦN THANH HÀ
No comments:
Post a Comment