CẦN
CHẤM DỨT VIỆC VI PHẠM BẢN QUYỀN VÀ BÌNH CHÚ TÀO LAO
TRẦN MẠNH HẢO
Kính gửi nhà thơ
Nguyễn Trọng Tạo, chủ trang web nguyentrongtao.com
Vừa qua, tôi có nhận được bài bình của tác giả Đường Văn về bài thơ “Làm Dâu” của tôi do nhà văn Nguyễn Hiếu gửi qua đường email. Bài bình thơ này của ông (hay bà) Đường Văn trao đổi với tác giả Hoàng Dân xung quanh cách hiểu của hai vị và sự góp ý của hai vị về một số hạn chế nơi bài thơ. Qua việc này, tôi mới biết người chủ biên Trần Ngọc Lân khi làm cuốn sách “130 bài thơ tặng vợ và những lời bình”(NXB Thanh Niên 2005) trong đó có in bài thơ “Làm Dâu” của tôi mà không cho tôi biết.
Lại nữa, người chủ biên cuốn sách trên của nhà
xuất bản Thanh Niên đã tự tiện sửa thơ tôi không có sự đồng ý của tôi.
Câu thơ thứ tám, bài “Làm Dâu”, bản của ông Trần Ngọc Lân in không đúng nguyên bản
như sau: “Mộ chưa có cốt TRỜI XANH gửi hồn” (chữ in hoa do TMH nhấn mạnh),
trong khi nguyên bản câu thơ của chúng tôi như sau : “ Mộ chưa có cốt RỪNG
XANH gửi hồn” (“Làm dâu” trang 25, Thơ Lục bát Trần Mạnh Hảo- NXB Quân đội nhân
dân Hà Nội 2002). Tệ hại hơn nữa, ông chủ biên Trần Ngọc Lân đã bỏ hẳn câu thơ
thứ 14 của chúng
tôi, để viết thành một câu thơ khác như sau: “Vẳng nghe tiếng dế lời giun đoạn
đành”; trong khi nguyên bản câu thơ của chúng tôi theo bản in của NXB
Quân đội nhân dân vừa dẫn như sau: “Xin thương rế rách chổi cùn chiến tranh”…
Như vậy, rõ ràng ông chủ biên Trần Ngọc Lân và nhà xuất bản
Thanh Niên đã vi phạm luật xuất bản là ăn cắp bản quyền của chúng
tôi, đồng thời xúc phạm đến bài thơ của chúng tôi bằng cách sửa chữa nó một cách
tùy tiện . Nhà xuất bản Thanh Niên và ông Trần Ngọc Lân đã nhờ ông (bà ?) Đường
Văn nào đó, một người không có trình độ thẩm mỹ thi ca, ngang nhiên
bình… loạn… rất ấu trĩ bài thơ của chúng tôi một cách vô lối.
Chúng tôi xin nhờ các trang mạng, nhân vụ bài thơ “ Làm
Dâu” này, lên tiếng phản đối hành vi ăn cắp bản quyền của nhà
xuất bản Thanh Niên, can thiệp thô bạo vào văn bản và lối bình chú tào lao đang
là vấn nạn
của văn chương báo chí ngày nay.
THƠ TRẦN MẠNH HẢO VỚI LỜI BÌNH CỦA ĐƯỜNG VĂN
LÀM DÂU
Chị làm dâu cuộc chiến tranh
Hòa bình khóc kẻ chưa thành lứa đôi
Hứa hôn với lính lâu rồi
Nghĩa trang chị bạc tóc ngồi làm dâu
Giá
ngày xưa kịp cưới nhau
Trời thương chắc đã con đầu bằng anh
Đất sâu đợi rỗng tiểu sành
Mộ chưa có cốt trời xanh gửi hồn
Trời thương chắc đã con đầu bằng anh
Đất sâu đợi rỗng tiểu sành
Mộ chưa có cốt trời xanh gửi hồn
Mỗi
khi chim lợn kêu dồn
Khói nhang khấn gió Trường Sơn tìm mồ
Đêm về đội lén khăn xô
Thương người nằm khoác ba lô mối đùn
Khói nhang khấn gió Trường Sơn tìm mồ
Đêm về đội lén khăn xô
Thương người nằm khoác ba lô mối đùn
Tay
sờ ảnh mộ run run
Vẳng nghe tiếng dế lời giun đoạn đành
Gọi thầm nắm đất bằng Anh
Chị xin nhận nấm cỏ xanh làm chồng.
Vẳng nghe tiếng dế lời giun đoạn đành
Gọi thầm nắm đất bằng Anh
Chị xin nhận nấm cỏ xanh làm chồng.
(130
bài thơ tặng vợ và những lời bình.
Nhiều tác giả. Chủ biên: Trần Ngọc Lân. NXB Thanh niên, 2005; tr. 111).
Nhiều tác giả. Chủ biên: Trần Ngọc Lân. NXB Thanh niên, 2005; tr. 111).
____________________
LỜI BÌNH CỦA ĐƯỜNG VĂN
LÀM DÂU… CHƯA HẲN… LÀM DÂU!
1. Mỗi lần đọc lại bài thơ, nhất là vào những dịp kỷ niệm 30 – 4 hoặc 27 – 7 hằng năm, nghĩ tới hàng vạn, hàng vạn người bà, người mẹ, người chị cô đơn, bất hạnh trong và sau những cuộc chiến tranh bảo vệ Độc lập – Tự do Tổ Quốc của dân tộc Việt Nam chúng ta, lòng tôi lại rưng rưng cảm động, ngưỡng mộ, cảm phục và vô cùng kính yêu Người Phụ nữ Việt Nam anh hùng. Viết về một trong những chủ đề xã hội – văn hóa – tình cảm – tâm linh đặc thù và hết sức nhạy cảm, Trần Mạnh Hảo đã lập tức giành được sự đồng cảm, sẻ chia rộng rãi, sâu sắc của đông đảo bạn đọc bởi cách chọn thể thơ lục bát phù hợp với sự biểu hiện tâm trạng và kể chuyện, giọng thơ chậm buồn, ghìm nén. Chủ thể trữ tình kể – tả mối tình và tâm tình của nhân vật trữ tình – chị, có lúc tạo khoảng cách khách quan, bên ngoài, có lúc nhập vào nghĩ suy, mong mỏi hoặc lời than thở thầm thì của nhân vật. Ngôn ngữ, hình ảnh, nhìn chung, quen thuộc, bình dị…
2. Ba lời bình của Vũ Cao, Trần Ngọc và Nguyễn Duy Hữu đều hướng vào sự cộng hưởng giữa người viết, nhân vật trữ tình và người đọc với tình cảm, tâm thế của những người đồng đội, đồng chí, những người trong cuộc chung một chiến hào, chia sẻ hết lòng niềm vui và cả những nỗi đau thương mất mát. Một bài thơ được đọc trong nước mắt vơi đầy. (Vũ Cao). Nhưng cả ba người bình đều không hề đả động chút gì đến bình diện nghệ thuật của bài thơ.
3. Riêng về mặt này, sau nhiều lần đọc – ngẫm nghĩ, thấy có đôi điều muốn đổi trao cùng tác giả và bạn đọc gần xa.
3.1. Đầu tiên là nhan đề. Tôi cho rằng nhan đề Làm dâu chưa phù hợp với hoàn cảnh, nội dung và cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Nhưng đây lại là chủ ý của tác giả, khi ngay trong khổ thơ đầu, ông đã 2 lần nhắc lại cụm từ này (câu 1, 4). Thực tế hoàn cảnh cụ thể trong văn bản bài thơ đã quá rõ: Hai người mới chỉ hứa hôn (tuy đã lâu rồi!), chưa thành lứa đôi, chưa kịp cưới nhau, từ buổi người trai ra trận cho đến khi anh hi sinh. Trước sau, họ mới chỉ là vợ chồng chưa cưới (nghĩa là mới chỉ là hai người yêu nhau). Trong suốt thời gian anh đi xa, chị vẫn sống ở nhà mình, chưa 1 ngày tới ở nhà anh, chưa bao giờ làm nghĩa vụ người vợ với chồng, làm dâu với gia đình nhà chồng. Như thế, sao lại có thể viết làm dâu cuộc chiến tranh và bạc tóc ngồi làm dâu?! Hay tác giả đặt mình vào suy nghĩ của chị, mới hứa hôn cũng đã như vợ chồng? Theo kiểu chưa chăn gối, cũng vợ chồng (Kiều)?! Gì thì gì chăng nữa, về danh chính ngôn thuận, theo tôi, nhan đề Làm dâu, với bài thơ này, chưa thật ổn, chưa phù hợp. Có thể thay bằng một nhan đề khác, phù hợp hơn. Chẳng hạn, nếu đọc kỹ, bạn sẽ thấy, có một hình ảnh vừa cụ thể vừa biểu trưng cơ hồ có mặt suốt cả 4 khổ thơ như là 1 hiện diện, 1 ám ảnh lạnh lẽo, đầy thương cảm: hình ảnh ngôi mộ không cốt, nấm mồ gió trong nỗi đau khổ, cô đơn giằng xé không nguôi, ngày đêm vẫn rỉ máu trong lòng chị. Có thể đặt nhan đề theo hướng ấy. Hoặc giản dị mà hàm xúc hơn nữa, chỉ 1 từ: Chị, … là đủ gói, mở bao nhiêu hoài niệm, bao nhiêu tâm tình, khẳng định, cảm thông , ngợi ca…
3.2. Có ý kiến bạn đọc cho rằng câu thơ: Chị làm dâu cuộc chiến tranh là một câu thơ lạ; vì người ta thường chỉ nói làm dâu cha, mẹ, họ hàng, làng X, làng Y…, làm dâu trăm họ, xứ người… chứ có ai nói làm dâu cuộc chiến tranh ?! Chiến tranh – 1 sự kiến chính trị – xã hội lại có thể thành bố (mẹ chồng) gây tai họa cho con dâu!? Thực ra không phải vậy. Nếu ta đọc tiếp câu thứ 2: Hòa bình khóc kẻ chưa thành lứa đôi, thì chợt nhận ra ý cả 2 câu thơ có thể diễn ra văn xuôi như sau: Chị đã làm dâu suốt cả cuộc chiến tranh; cho đến khi hòa bình lập lại thì lại phải khóc kẻ chưa thành lứa đôi (chồng chưa cưới). Như vậy, có lẽ vì số tiếng trong câu lục bó buộc nên người viết đành lược đi cụm từ cả cuộc hoặc suốt thời để chỉ khoảng thời gian trước từ chiến tranh. Cách diễn đạt ấy dẫn đến ý câu thơ hơi bị tối, khiến người đọc thích tìm tòi cứ ngỡ đó một thủ pháp nghệ thuật mới mẻ…của tác giả!
3.3. Câu Nghĩa trang chị bạc tóc ngồi làm dâu, về mặt cấu trúc ngữ pháp, cũng là cách diễn đạt chưa trong sáng. Theo tôi, ít nhất cũng nên bổ sung thêm 1 dấu phẩy sau trạng ngữ chỉ địa điểm: nghĩa trang.
3.4. Cử chỉ: đêm về đội lén khăn xô (sô?) (với suy nghĩ tự xác định vợ để tang chồng (đại tang) có cái gì đó khiên cưỡng, chưa phù hợp với tâm lý, hoàn cảnh thực tế trong gia đình và bản thân chị. Có thể tác giả nghĩ hộ nhân vật của mình: chị đã tự coi là vợ (dù mới hứa hôn) nên để tang người yêu như để tang chồng. Nhưng vì sao phải lén? Sợ bố mẹ, anh chị em, họ hàng, xóm giềng phản đối hoặc dị nghị? Sợ chưa đúng với phong tục, lễ giáo truyền thống: chỉ vợ chính thức (có cưới hỏi) mới được để tang chồng công khai. Nhưng đã thế thì sao lại có điệp ngữ làm dâu ở khổ đầu? Thiển nghĩ, có lẽ đây là chỗ lúng túng trong lựa chọn và xử lý chi tiết của tác giả. Tôi hơi ngờ rằng đây chẳng qua là chi tiết hư cấu, tưởng tượng của Trần Mạnh Hảo với mục đích làm tăng độ căng của tâm lý và tình cảm nhân vật, và theo đó, tăng ấn tượng cùng sự cảm thương của người đọc.
3.5. Tay sờ ảnh mộ run run là một chi tiết thơ cảm động và chân thực. Nhưng câu tiếp: Vẳng nghe tiếng dế lời giun đoạn đành lại là sự thể hiện vụng về (cụm từ tiếng dế lời giun, từ Hán Việt đoạn đành (đành đoạn: đã đành, đành phải chia cắt, đứt đoạn).
Hai câu cuối:
Gọi
thầm nấm đất bằng anh
Chị xin nhận tấm cỏ xanh làm chồng.
Chị xin nhận tấm cỏ xanh làm chồng.
Là thái độ, tình cảm tất yếu, bắt buộc và tự nguyện phải
thế. Vì đây chỉ là nấm mộ tượng trưng, nấm mộ rỗng, khi trong mộ không hề có
cốt! Bởi vậy gọi mấm đất đắp mồ bằng anh, nhận tấm cỏ xanh phủ mộ làm chồng là
biểu hiện tình cảm tự nhiên, thành tâm nhất, thể hiện tình yêu chung thủy suốt
đời của chị
đối với người lính – người chồng chưa cưới đã hi sinh vì dân, vì nước. Trong
tâm khảm của chị,
đó không còn là nấm đất, tấm cỏ xanh trước mặt mà đã hoàn toàn là nơi yên nghỉ của anh.
Hồn thiêng chung thủy của anh, chắc hẳn thấu lòng chị, sẽ nhập vào
nấm đất, hóa thành ngọn cỏ xanh, nhận nơi này làm nơi trú ngụ vĩnh hằng, nơi
hai người, tuy âm dương cách trở, đang và sẽ còn nhiều lần gặp nhau trùng
phùng, hàn huyên tâm sự.
***
Vài điều trao đổi rất nhỏ, lại vụn vặt trên của tôi chủ yếu nghiêng về nghệ thuật biểu hiện. Nếu đúng, chắc cũng không ảnh hưởng nhiều đến giá trị nội dung tư tưởng của bài thơ. Nếu sai, lỗi ấy riêng thuộc về trình độ kém cỏi, cạn nông của kẻ viết bài này.
***
Vài điều trao đổi rất nhỏ, lại vụn vặt trên của tôi chủ yếu nghiêng về nghệ thuật biểu hiện. Nếu đúng, chắc cũng không ảnh hưởng nhiều đến giá trị nội dung tư tưởng của bài thơ. Nếu sai, lỗi ấy riêng thuộc về trình độ kém cỏi, cạn nông của kẻ viết bài này.
Đêm
chủ nhật, 6 – 7 /5 /2012. ĐV
_____________________________
2. Bình sự bình của Đường Văn về bài thơ Làm dâu (Trần Mạnh Hảo)
Hoàng Dân
Bài bình của Đường Văn tuy có sức thuyết phục, nhưng xét cho cùng, vẫn chỉ là một trong vô số những cách hiểu về bài thơ này. Trong kiến văn hạn hẹp của mình, tôi xin trao đổi với Đường Văn vài chi tiết, hi vọng có thể làm sáng tỏ thêm một số khía cạnh nào đó của bài thơ “Làm dâu”.
Đường
Văn nhận xét:
“… Nhưng cả ba người bình (Vũ Cao, Trần Ngọc, Nguyễn Duy Hữu) đều không hề đả động chút gì đến bình diện nghệ thuật của bài thơ”.
Và ông bổ khuyết cho ba người bình kể trên bằng những lí giải khá công phu với 5 tiểu mục (3.1, 3.2, 3.3, 3.4, 3.5).
Tôi có cách hiểu hơi khác với luận giải của Đường Văn ở tiểu mục 3.1 và 3.2 về nhan đề “Làm dâu” và câu thơ “Chị làm dâu cuộc chiến tranh”.
“… Nhưng cả ba người bình (Vũ Cao, Trần Ngọc, Nguyễn Duy Hữu) đều không hề đả động chút gì đến bình diện nghệ thuật của bài thơ”.
Và ông bổ khuyết cho ba người bình kể trên bằng những lí giải khá công phu với 5 tiểu mục (3.1, 3.2, 3.3, 3.4, 3.5).
Tôi có cách hiểu hơi khác với luận giải của Đường Văn ở tiểu mục 3.1 và 3.2 về nhan đề “Làm dâu” và câu thơ “Chị làm dâu cuộc chiến tranh”.
Có câu “Trai thời loạn, gái thời bình” mà ai cũng hiểu, đại
khái: Làm trai thì thời loạn phải gánh vác việc quốc gia đại sự, cụ thể là phải
trực tiếp cầm giáo, gươm, súng… chiến đấu! Tôi đồ rằng, từ ý tưởng của câu
trên, Trần Mạnh Hảo đã coi “con trai thuộc quyền sở hữu của chiến
tranh chứ không thuộc quyền sở hữu của cha mẹ”, tức là “chiến tranh là một siêu
cha mẹ”, do đó con gái mà yêu hoặc lấy con trai thời loạn thì coi như “làm dâu
chiến tranh”. Nếu chiến tranh buông tha thì cô gái còn người yêu, còn chồng;
ngược lại, nếu chiến tranh làm “bay hơi, bốc khói” người con trai (Đất sâu đợi
rỗng tiểu sành) thì người con gái cũng buộc phải chấp nhận! Hiểu như thế mới
thấy cái lí thâm sâu và cái tình đớn đau, thổn thức của bài thơ.
Từ cách hiểu trên sẽ dẫn đến cách hiểu câu thơ “Nghĩa trang
chị bạc tóc ngồi làm dâu”. Phải chăng nghĩa trang là “quà tặng” của chiến
tranh dành cho những cô gái trót làm dâu vào thời loạn? Chiến tranh kéo dài thì
những cô gái bất hạnh ấy cũng đành phải “bạc tóc ngồi làm dâu” – Chữ “ngồi” ở
đây thật đắc địa! Nó vừa gợi ra tư thế thụ động tuyệt đối của “nàng
dâu”, vừa khiến ta liên tưởng tới nàng Vọng Phu hoá đá chờ chồng trong vô vọng!
Và có thể còn một tầng nghĩa khái quát nữa:
Chiến tranh đã huỷ diệt tất cả:
- Những người con trai ra trận có họ tên, địa chỉ, hình hài,
tuổi tác… rất cụ thể; nhưng sau chiến tranh, họ chỉ còn lại một cụm từ lạnh
lẽo, vô hồn, vô cảm: “Liệt sĩ vô danh”! Sao lại vô danh được hả trời? Đau đớn
hơn, ngay
cả nắm xương tàn cũng tan vào hư vô, chỉ còn những ngôi mộ gió! Thử hình dung
xem, hiện nay các dòng tộc bỏ ra bao nhiêu công sức, tiền của để tìm
bằng được mộ chí tổ tiên, rồi đua nhau xây cất hoành tráng, khói hương cỗ bàn
linh đình… – mà “tổ tiên” đều là những người đã đến tuổi về “cõi”; hết tuổi
trời thì qui tiên, có gì ghê gớm đâu! Thế mà, những chàng trai thanh xuân phơi
phới thì chết không toàn thây, mất hút cả tuổi tên lẫn xương cốt! Còn gì tàn
bạo hơn chiến tranh nữa đây?!
- Những người con gái “làm dâu chiến tranh” thì cũng bị
chiến tranh cướp đoạt cả tuổi xuân, tình yêu và cuối cùng thì chiến tranh đã
thẳng tay ném họ vào quên lãng tuyệt đối, không một chút xót thương! Những cô
gái ấy được sinh ra làm người, nhưng thực ra chỉ vật vờ trên cõi dương gian như
những bóng ma. Những cô gái ấy có tình yêu, nhưng rốt cục đó chỉ là một trò ú
tim của chiến
tranh. Các cô gái ấy hư vô ngay khi đang sống giữa cuộc đời, chỉ bởi họ
bị sinh vào thời loạn!
…
Sự huỷ diệt của chiến tranh là khủng khiếp và triệt để. Con trai chết trận. Con gái chết già. Tình yêu chết yểu… Thế mới thấm thía nỗi đau gửi gắm trong hòn đá Vọng Phu!
Trong tiểu mục 3.3, Đường Văn đề nghị nên có một dấu phẩy để tách trạng ngữ chỉ địa điểm/nơi chốn (Nghĩa trang) ra khỏi nòng cốt câu (chị bạc tóc ngồi làm dâu), đề nghị này của Đường Văn có thể đúng về mặt cấu trúc ngữ pháp hình thức nếu tách riêng câu đó ra khỏi văn bản, còn trong chỉnh thể bài thơ, theo tôi, nghĩa trang là một đề ngữ (khởi ngữ) thực hiện chức năng của một tín hiệu thẩm mĩ: hình tượng về sự phi nhân vô đạo của chiến tranh (như trên tôi đã nói: nghĩa trang là “quà tặng” của chiến tranh).
…
Sự huỷ diệt của chiến tranh là khủng khiếp và triệt để. Con trai chết trận. Con gái chết già. Tình yêu chết yểu… Thế mới thấm thía nỗi đau gửi gắm trong hòn đá Vọng Phu!
Trong tiểu mục 3.3, Đường Văn đề nghị nên có một dấu phẩy để tách trạng ngữ chỉ địa điểm/nơi chốn (Nghĩa trang) ra khỏi nòng cốt câu (chị bạc tóc ngồi làm dâu), đề nghị này của Đường Văn có thể đúng về mặt cấu trúc ngữ pháp hình thức nếu tách riêng câu đó ra khỏi văn bản, còn trong chỉnh thể bài thơ, theo tôi, nghĩa trang là một đề ngữ (khởi ngữ) thực hiện chức năng của một tín hiệu thẩm mĩ: hình tượng về sự phi nhân vô đạo của chiến tranh (như trên tôi đã nói: nghĩa trang là “quà tặng” của chiến tranh).
Trong tiểu mục 3.4, ý kiến của Đường
Văn là xác đáng.
Với tất cả những gì tôi đã trình bày ở trên, thì ở đây phải
là “Đêm về lặng lẽ khăn xô” mới logic. Người con gái chẳng có lí do gì để phải
“lén” cả! Chưa cưới mà đội khăn xô, mà tự nguyện ở vậy để hương khói cho người
yêu chết trận thì cao cả quá, đáng tôn vinh quá!
Ngay cả thân nhân của người con trai cũng phải cảm phục và cảm
thương chứ! Phải dùng từ “lặng lẽ” mới lột tả hết nỗi đau của sự hi
sinh thầm lặng, nỗi đau lặn sâu vào trong tâm hồn chứ không biểu hiện ra bên
ngoài, càng không ồn ào để cầu xin sự thương hại của người
khác! Như vậy, người con gái đã hi sinh hai lần. Một lần hi sinh tuổi xuân để
phập phồng hi vọng, khắc khoải đợi chờ. Một lần sụp đổ, tuyệt vọng nhưng không
kêu gào vật vã, không oán trời trách đất – chỉ chịu đựng, chịu đựng và chịu
đựng! Không có ai chia sẻ! Thậm chí cũng chẳng có ai đồng cảm!
Ở tiểu mục 3.5, tôi đồng ý với lí lẽ của Đường Văn. Trong thực tế chỉ có cụm từ quen dùng là “côn trùng nỉ non”, ví dụ: “Đêm khuya, chỉ còn tiếng côn trùng nỉ non một điệp khúc sầu thảm”.
Tóm lại, “Làm dâu” là một bài thơ hay, đa nghĩa (dĩ nhiên); nhưng theo tôi bài thơ không phải chỉ hay vì lấy được nhiều nước mắt của người đọc (bởi khóc xong thì người ta lại hối hả vùi đầu vào một núi việc mưu sinh và quan hệ…), mà hay bởi nó ám ảnh, day dứt về một câu hỏi muôn thuở: Tại sao cứ phải có chiến tranh? Nhân loại đã trải qua hàng ngàn cuộc chiến tranh mà rốt cuộc chẳng giải quyết được gì! Chỉ có hoà bình mới có cơ hội dựng xây và phát triển, mới có tình yêu trọn vẹn… (Trong bài thơ lại có nghịch cảnh: Hoà bình khóc kẻ chưa thành lứa đôi)! Nhưng chiến tranh vẫn cứ diễn ra như một sự thật bất khả kháng, như một sự thách đố lương tri con người! Ý thức được một cách sâu sắc về hậu quả của chiến tranh, nhưng không thể ngăn cản chiến tranh – Đó mới là nỗi đau thấp thoáng sau những câu chữ của bài thơ “Làm dâu”!
Tuy vậy, nói cho sòng phẳng, bài thơ cũng có những chỗ xử lí lúng túng (chữ của Đường Văn), gò ép (Đêm về đội lén khăn xô), dùng khẩu ngữ (tiếng dế lời giun). Sử dụng thể thơ lục bát được, nhưng vẫn có chỗ hạn chế, ví dụ, ở Trường Sơn, tiếng chim lợn kêu nghe thảng thốt và hãi hùng (tâm trạng), viết “kêu dồn” là để bắt vần với dòng dưới (Trường Sơn). “kêu dồn” chỉ là tường thuật khách quan, chẳng có giá trị biểu cảm gì!
Ở tiểu mục 3.5, tôi đồng ý với lí lẽ của Đường Văn. Trong thực tế chỉ có cụm từ quen dùng là “côn trùng nỉ non”, ví dụ: “Đêm khuya, chỉ còn tiếng côn trùng nỉ non một điệp khúc sầu thảm”.
Tóm lại, “Làm dâu” là một bài thơ hay, đa nghĩa (dĩ nhiên); nhưng theo tôi bài thơ không phải chỉ hay vì lấy được nhiều nước mắt của người đọc (bởi khóc xong thì người ta lại hối hả vùi đầu vào một núi việc mưu sinh và quan hệ…), mà hay bởi nó ám ảnh, day dứt về một câu hỏi muôn thuở: Tại sao cứ phải có chiến tranh? Nhân loại đã trải qua hàng ngàn cuộc chiến tranh mà rốt cuộc chẳng giải quyết được gì! Chỉ có hoà bình mới có cơ hội dựng xây và phát triển, mới có tình yêu trọn vẹn… (Trong bài thơ lại có nghịch cảnh: Hoà bình khóc kẻ chưa thành lứa đôi)! Nhưng chiến tranh vẫn cứ diễn ra như một sự thật bất khả kháng, như một sự thách đố lương tri con người! Ý thức được một cách sâu sắc về hậu quả của chiến tranh, nhưng không thể ngăn cản chiến tranh – Đó mới là nỗi đau thấp thoáng sau những câu chữ của bài thơ “Làm dâu”!
Tuy vậy, nói cho sòng phẳng, bài thơ cũng có những chỗ xử lí lúng túng (chữ của Đường Văn), gò ép (Đêm về đội lén khăn xô), dùng khẩu ngữ (tiếng dế lời giun). Sử dụng thể thơ lục bát được, nhưng vẫn có chỗ hạn chế, ví dụ, ở Trường Sơn, tiếng chim lợn kêu nghe thảng thốt và hãi hùng (tâm trạng), viết “kêu dồn” là để bắt vần với dòng dưới (Trường Sơn). “kêu dồn” chỉ là tường thuật khách quan, chẳng có giá trị biểu cảm gì!
Xin mượn đoạn kết của Đường Văn để tạm dừng:
“Vài điều trao đổi rất nhỏ, lại vụn vặt trên của tôi chủ
yếu nghiêng về nghệ thuật biểu hiện. Nếu đúng, chắc cũng không ảnh hưởng nhiều
đến giá trị nội dung tư tưởng của bài thơ. Nếu sai, lỗi ấy riêng thuộc về
trình độ kém cỏi, cạn nông của kẻ viết bài này”!
Thạch
Bàn, 10.5.2012
Nguồn: Blog nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo
No comments:
Post a Comment