Trong văn chương có hiện tượng khá thú
vị là phóng tác. Theo tôi, nó xuất hiện đã từ lâu và ranh giới phân biệt nó khá
mong manh, chẳng hạn với “phỏng tác”, “phỏng dịch”... hay với cái mà ông Thái
Bá Tân đưa ra và thực hành là “tác dịch” (ông Tân có hẳn một tập Cổ thi tác dịch); rồi lại với khái niệm hay được dùng trên báo chí
gần đây là “đạo” - đạo văn, đạo nhạc, đạo thơ, v.v. và v.v... Có lẽ các nhà
nghiên cứu nên sớm có tiếng nói về vấn đề này. Cái gì cũng cần có chính danh:
định cho sự vật một cái tên đúng là mọi chuyện sẽ trở nên dễ hiểu và trật tự
ngay!
Tôi không phải người hiểu biết trong lĩnh vực này, nhưng tình cờ thấy trong thơ Việt Nam thế kỉ qua có những phóng tác sau đây, tiện ghi lại trình bạn đọc.
***
I. Nhà thơ Pháp Sully
Prudhomme (1839-1907) là người đầu tiên trên thế giới được trao giải Nobel Văn
học (năm 1901). Ông có bài thơ Le
vase brisé khá nổi tiếng,
nguyên tác bằng tiếng Pháp:
Le vase brisé
Le vase où meurt cette verveine
D"un coup d"éventail fut fêlé;
Le coup dut effleurer à peine:
Aucun bruit ne l"a révélé.
Mais la légère meurtrissure,
Mordant le cristal chaque jour,
D"une marche invisible et sûre
En a fait lentement le tour.
Son eau fraỵche a fui goutte à goutte,
Le suc des fleurs s"est épuisé;
Personne encore ne s"en doute;
N"y touchez pas, il est brisé.
Souvent aussi la main qu"on aime,
Effleurant le coeur, le meurtrit;
Puis le coeur se fend de lui-même,
La fleur de son amour périt;
Toujours intact aux yeux du monde,
Il sent croỵtre et pleurer tout bas
Sa blessure fine et profonde;
Il est brisé, n"y touchez pas.
Bài thơ đã được dịch sang
tiếng Việt như sau (đây chỉ là một trong nhiều bản dịch):
Chiếc bình vỡ
Mã tiên thảo trong bình
khô héo
Bình đựng hoa, quạt chạm
rạn rồi.
Quạt chỉ chạm nhẹ nhàng
chút xíu
Chẳng nghe gì dù rất nhỏ
thôi.
Nhưng vết rạn dù rằng rất
nhỏ
Ngày lại ngày nó gặm thủy
tinh
Gặm đích thực tuy không
thấy rõ
Nhưng lâu ngày bình rạn
nứt quanh.
Nước trong bình biến đi
từng giọt
Nhựa nuôi hoa cứ cạn khô
dần
Ai đâu ngờ sự tình chua
xót
Chớ đụng vào kẻo nó vỡ
tan.
Thường vậy, bàn tay người
yêu dấu
Chạm con tim làm nó héo
hon
Rồi tim lại tự mình rạn
vỡ
Khiến đóa hoa ân ái không
còn.
Ai nấy tưởng con tim
nguyên vẹn
Vết thương tim tuy nhỏ
nhưng sâu
Nó lớn dần và luôn khóc
lén
Tim vỡ tan, xin chớ đụng
vào.
Phạm Vũ Toản dịch
(Hương sắc bốn phương,
Nxb Hội Nhà văn, 2003)
Nhà thơ Lan Sơn
(1912-1974) trong phong trào Thơ Mới của Việt Nam nổi tiếng với bài thơ tình
lãng mạn sau đây:
Vết thương lòng
Nắng sớm, em ngồi tỉa
thủy tiên,
Hồn em say đắm cảnh thiên
nhiên,
Bóng ai thấp thoáng ngoài
hiên vắng,
Em đã vô tình vội ngẩng
lên.
Em vội ngừng tay, vội ngó
ra,
Dao cầm sẩy chạm tới giò
hoa;
Giò hoa ngày lụi, màng
hoa úa,
Hoa đã vì em chịu xót xa.
Rễ tuy trong trắng, lá
xanh tươi,
Mầm, nhánh đều xinh, đẹp
mấy mươi!
Nếu chẳng vì em hoa phải
lụi,
Trời xuân sao chẳng nhởn
nhơ cười!
Nhởn nhơ cười với cảnh
xuân sang,
Với cả bao nhiêu khách
rộn đường.
Cùng với muôn hoa đua sắc
thắm,
Vì ai? đành chịu kém mùi
hương!
Mùi hương đã kém, sắc rồi
phai,
Rồi cũng cùng ai, cũng
với ai,
Cùng chịu vì em chung số
phận,
Cùng nhau chất đống để
hiên ngoài.
Tim anh chung phận với
hoa nầy,
Cũng bởi vì em đã sẩy
tay,
Đã vội mải trông bao cảnh
đẹp,
Vết thương mang nặng vẫn
còn đây.
Còn đây năm cũ vết thương
lòng,
Ghi lấy tình em chẳng
thủy chung,
Một phút lòng em mơ bạn
mới,
Yêu anh sau nữa cũng bằng
không!
Lan Sơn
Ai cũng biết đây là bài
Lan Sơn viết dựa thơ S. Prudhomme, và nó đã và sẽ tồn tại rất lâu với tư cách
một bài phóng tác.
***
II. Mười năm sau, năm
1911, nhà thơ người Bỉ Maurice Maeterlinck (1862-1949) nhận giải Nobel văn học,
và ông cũng có bài thơ nổi tiếng Et
s"il revenait un jour (Nếu mai chàng trở về), sau đây là bản tiếng
Pháp:
Et s"il revenait un jour
Et s"il revenait un jour
Que faut-il lui dire ?
Dites- lui qu"on l"attendit
Jusqu"à en mourir…
Et s"il m"interroge encore
Sans me reconnaître ?
Parlez-lui comme une sœur,
Il souffre peut-être…
Et s"il demande où vous êtes
Que faut-il répondre ?
Donnez-lui mon anneau d"or
Sans rien lui répondre…
Et s"il veut savoir pourquoi
La salle est déserte ?
Montrez-lui la lampe éteinte
Et la porte ouverte…
Et s"il
m"interroge alors
Sur la dernière heure ?
Dites-lui que j"ai
souri
De peur qu"il ne
pleure…
Bài này đã được nhiều
người chuyển ngữ sang tiếng Việt. Tôi chỉ xin chép vào đây ba bản dịch và phóng
- phỏng tác sau:
1. Nếu chàng trở lại
Nếu một ngày kia anh trở
về
Chị ơi, em biết nói gì
đây?
Bảo rằng chị giữ niềm
chung thủy
Chờ đợi anh về, hết phút giây.
Nếu chàng còn hỏi những
gì thêm,
Vì chẳng nhìn ra được
dáng em.
Hãy nói như người em gái
nhỏ;
Chàng đau lòng lắm, biết
không em?
Nếu chàng có hỏi chị về
đâu?
Em nói làm sao để khỏi
sầu?
Chiếc nhẫn vàng đây em
gửi lại,
Nhìn chàng, có phải nói
gì đâu!
Nếu chàng muốn hỏi tại
làm sao
Phòng vắng thê lương tự
buổi nào?
Hãy chỉ chiếc tim đèn đã
lụi,
Cửa phòng mở toác, gió
vào mau...
Nếu chàng còn hỏi thêm
giờ chót
Chị đã làm sao, đã nói
gì?
Hãy bảo, sợ chàng rơi lệ
thảm
Mỉm cười, chị đã khép đôi
mi.
Thanh Tịnh phỏng dịch
2. Và nếu ngày kia anh
trở lại
Và nếu ngày kia anh trở
lại,
Em biết nói sao đây?
Nói rằng chị đợi bấy lâu,
Đợi cho đến lúc sức hao
hơi tàn...
Và nếu anh còn muốn hỏi,
Vì chửa nhận ra em?
Như người em, hãy lựa
lời,
Chắc rằng anh sẽ ngậm
ngùi xót xa...
Và nếu anh muốn hỏi nơi
chị ở,
Trả lời anh, biết nói sao
đây
Trao anh chiếc nhẫn vàng
này
Chẳng cần em phải giãi
bày làm chi...
Và nếu như anh muốn biết,
Sao căn phòng hiu hắt
vắng tanh?
Chỉ cho anh bấc đèn tàn,
Và khung cửa mở ở gian phòng
này...
Và nếu anh còn muốn hỏi
Phút giây vĩnh biệt ra
sao?
Nói rằng chị đã mỉm cười
Sợ anh sẽ khóc, lệ rơi
khôn cầm...
Phạm Nguyên Phẩm dịch
3. Lời trối trăn của
Mẹ
Nếu mai mốt Ba có về thăm
lại
Con chỉ dùm căn lán nhỏ
bên sông
Nơi Mẹ sống trong chuỗi
ngày hiu quạnh
Nặng oằn vai một nỗi nhớ
thương chồng.
Nếu mai mốt Ba có về thăm
lại
Con chỉ dùm chiếc ghe nhỏ
đang neo
Đời Mẹ đó, kiếp con cò
lận đận
Sớm đầu non đêm cuối bể,
thân nghèo.
Nếu mai mốt Ba có về thăm
lại
Con trao dùm chiếc nhẫn
cưới cho Ba
Mẹ vẫn giữ chắt chiu từng
kỷ niệm
Trăng vẫn tròn như dạo
mới chia xa.
Nếu mai mốt Ba có về thăm
lại
Con nhắc chừng Ba dựng
bức tường nghiêng
Nhà không vách nên bốn
mùa mưa tạt
Thiếu tay Ba đông cũng
lạnh hơn nhiều.
Nếu mai mốt Ba có về thăm
lại
Con chỉ dùm tảng đá nhỏ
trong sân
Nơi Mẹ đứng mỗi chiều thu
lá rụng
Mắt trông chờ một bóng
dáng quen thân.
Nếu mai mốt Ba có về thăm
lại
Con trao dùm chiếc áo dở
dang thêu
Tay Mẹ yếu nên đường kim
chỉ vụng
Con chim gầy đậu dưới gốc
cây xiêu.
Nếu mai mốt Ba có về thăm
lại
Con trao dùm mái tóc thuở
thanh xuân
Thời con gái Mẹ trăm điều
bất hạnh
Vết tủi buồn ngang dọc
kín trên lưng.
Nếu mai mốt Ba có về thăm
lại
Con chỉ dùm chăn chiếu
phủ giường tre
Mẹ ôm ấp chút hơi tàn
quen thuộc
Của người đi biền biệt đã
quên về.
Nếu mai mốt Ba có về thăm
lại
Con chỉ dùm ngôi mộ giữa
quê hương
Nơi Mẹ chết trong mỏi mòn
tuyệt vọng
Cánh cửa đời khép lại với
đau thương.
Nếu mai mốt Ba có về thăm
lại
Con đừng buồn và trách
móc chi nhau
Lòng của Mẹ, một tấm lòng
đại lượng
Vẫn nghìn năm son sắt
chẳng phai màu.
Trần Trung Đạo dịch
***
III. Và đây là bài thơ
của nữ nhà thơ Đức Christa Reinig (sinh năm 1926):
Gott schuf die sonne
Ich rufe den wind
wind antworte mir
ich bin sagt der wind
bin bei dir
ich rufe die sonne
sonne antworte mir
ich bin sagt die sonne
bin bei dir
ich rufe die sterne
antwortet mir
wir sind sagen die sterne
alle bei dir
ich rufe den menschen
antworte mir
ich rufe - es schweigt
nichts antwortet mir
(Trong tập Thơ (Gedichte), nxb S. Fischer,
1963, tr. 34).
Trong tạp chí Văn học nước ngoài số 6 năm 2002 có đăng bản dịch của
Quang Chiến:
Thượng đế đã làm ra
mặt trời
Tôi gọi gió
Gió hãy trả lời tôi
Gió nói
Tôi ở bên em.
Tôi gọi mặt trời
Mặt trời hãy trả lời tôi.
Mặt trời nói
Tôi ở bên em.
Tôi gọi các vì sao,
Xin hãy trả lời tôi
Các vì sao nói
Chúng tôi ở bên em.
Tôi gọi con người,
Xin hãy trả lời tôi
Tôi gọi - im lặng
Không ai trả lời tôi.
Quang Chiến dịch
Trước đây, ở miền Nam cũ
cũng có bản dịch tôi không nhớ của ai, xin ghi lại như sau:
Thượng đế sinh ra mặt
trời
Tôi hỏi gió
Gió với em thế nào?
Gió luôn ở bên em.
Tôi hỏi mặt trời
Mặt trời với em thế nào?
Mặt trời luôn ở bên em.
Tôi hỏi các vì sao
Các vì sao với em thế
nào?
Các vì sao luôn ở bên em.
Tôi hỏi con người
Con người với em thế nào?
Con người im lặng không
ai trả lời tôi
Tình cờ, gần đây tôi cũng
được biết một bài có thể gọi là phỏng dịch của nhà thơ Hữu Thỉnh, đó là bài Hỏi:
Hỏi
Tôi hỏi đất: Đất sống với
đất như thế nào?
Chúng tôi tôn cao nhau.
Tôi hỏi nước: Nước sống
với nước như thế nào?
Chúng tôi làm đầy nhau.
Tôi hỏi cỏ: Cỏ sống với
cỏ như thế nào?
Chúng tôi đan vào nhau
làm nên những chân trời.
Tôi hỏi người:
Người sống với người như
thế nào?
Tôi hỏi người:
Người sống với người như
thế nào?
Tôi hỏi người:
Người sống với người như thế
nào?
***
Xin nhắc lại, tôi không
phải người có thẩm quyền, mà chỉ lãng du trong lĩnh vực này, xin được ghi nhận
như vậy, kính mong các nhà chuyên môn nên quan tâm đến hiện tượng văn chương
độc đáo và thật thú vị này.
Đại Lãng Du Tử
Những bài thơ này rất hay, mọi người nên đọc thử!
ReplyDeleteTuấn Trung – Thiết kế
-------------------------------------------------------------------
• Xem chi tiết về Bảng giá chụp ảnh cưới phóng sự
• Hoặc Bang gia chup anh cuoi phong su