Ngay cái tên của nó cũng gợi lên cho ta một chủ đề hết sức bình thường. Nếu văn học là đi qua thông tin cấp một, thì đầu đề bài thơ chỉ là 1,1 thông tin, với một khung cảnh, một cảm trạng. hay một suy tư kéo theo rất nhỏ nhắn. Đi thẳng vào bài thơ nó mới là niềm thất vọng lớn. Nó nhạt không thể nào tả được. Nếu mục đích của nó không “són ra” một tí tuyên truyền thì nó chẳng có gì để nói. Một tí đó nằm ở cuối của bài thơ
Cuộc đời trải mút mắt ta
Lối mòn nhỏ cũng dẫn ra chiến trường
Và:
Vùi trong trảng cỏ thời
gian
Vẫn âm thầm trải mút tầm mắt ta
Vẫn đằm hơi ấm thiết tha
Cho người sau biết đường ra chiến trường…
Vẫn âm thầm trải mút tầm mắt ta
Vẫn đằm hơi ấm thiết tha
Cho người sau biết đường ra chiến trường…
Một tác giả viết dù nhạt
như vậy, nhưng hôm nay chắc là do cơ số ưu tiên giành cho các cán bộ đại ca của
văn học mậu dịch, ông lại vừa ẵm giải của Hội Nhà văn với trường ca chân đất.
Cái gọi là trường ca này dài hơn bốn nghìn chữ, với tứ thơ và ý thơ nói cho
nhanh đều cán đích nhạt hơn nước ốc. Chúng ta hãy thử suy luận hai từ “chân
đất”, nó hoàn toàn là thông tin cụt lủn cấp một chẳng hề chứa một thông điệp
nào của tư tưởng. Hơn thế, chữ chân đất gợi lên thứ nông phu nào đó. Một nông
dân có thể rất đẹp trên cánh đồng, nhưng chưa thể trở thành nhân vật của mỹ học
cao cả được. Thôi nói nhiều võ đoán, chúng ta thử bước vào mấy câu thơ tiêu
biểu nhất:
- này bạn tre ngâm ơi
sao mắt rạng ngời
mùi hơi gắt
- thì Việt vương cũng nằm gai nếm cứt
như thân ta ủ kín trong bùn
sao mắt rạng ngời
mùi hơi gắt
- thì Việt vương cũng nằm gai nếm cứt
như thân ta ủ kín trong bùn
Thanh Thảo lấy vua Việt
Vương để làm duyên cho tre. Trời ơi vẻ đẹp của tre thuần phác lắm, nó ngâm
trong bùn cao quí khác gì vàng thử lửa, hay con người bị thử thách trong ô
nhục. Vậy việc gì phải an ủi nó bằng cách so với Việt Vương nếm cứt. Đúng là
khi trong đầu chẳng có tư tưởng gì trọng đại người ta đành phải loay hoay với
những điều vớ vẩn. Đây hoàn toàn là cách tự ti tiểu nông muốn lên gân. Về tu từ
pháp, khi Nguyễn Huy Thiệp đưa “cứt” vào văn xuôi, nhiều người đã coi là “thẩm
xú”, vậy mà thanh Thảo còn đưa cứt cả vào thơ, có lẽ xưa nay chưa từng có thẩm
xú đỉnh cao kiểu cán bộ như vậy. Tiếp theo:
bác Năm Trì tàng tàng
tàng
bác Năm Trì dân Quảng Ngãi
đêm láng lênh bác ngồi gãi háng
trăng hạ tuần
bác Năm Trì dân Quảng Ngãi
đêm láng lênh bác ngồi gãi háng
trăng hạ tuần
Đây hoàn toàn là thứ thơ
thấy gì nói nấy, rơi vào dễ dãi, tự nhiên chủ nghĩa, đem cả việc gãi háng vào
thơ khác nào bày ra thứ nhà tắm công cộng. Và còn đây một nền tảng văn hóa vô
sản thật đặc trưng:
chúng tôi không xây Vạn
Lý Trường Thành
chúng tôi đếch là hảo hán
chúng tôi tươi vui
bình thản
chúng tôi đếch là hảo hán
chúng tôi tươi vui
bình thản
Hãy thử hình dung nếu Thanh
Thảo nói với Căm-pu-chia “chúng tôi không xây Ăng-co-vát”, nói với Ai Cập
“chúng tôi không xây tượng Nhân sư”, nói với Pháp “chúng tôi không xây tháp
eiffel”, hay nói với nước Nga “chúng tôi không xây điện Krem-lin”… Đây hoàn toàn
là sự vỗ ngực của ếch ngồi đáy giếng, chẳng biết thiên hạ là ai, bố mày vẫn
nhất đây, nó hoàn toàn là chủ nghĩa Chí Phèo hay AQ. Đặc biệt với từ “đếch”,
Thanh Thảo tỏ ra mình là thứ đại ca xuất sắc của đường phố, không coi ai ra gì,
không coi thơ là gì, không coi nghệ thuật với thẩm mỹ là gì, bố mày đây thẩm xú
vẫn hay… Ở đời, một động cơ thì xoay nóng rực, trục bánh xe thì chịu lực, chỉ
có rẻ rách phơi trên rào mới nhàn tản mà thôi. Nhàn tản đó như Lỗ Tấn nói, có
khác gì vô tích sự. Mấy ông lười biếng vẫn gãi rốn tự hào “ta sướng hơn vua, vì
ta đói nhưng nhàn, chẳng phải làm gì”.
Đó là những câu hay bậc
nhất của trường ca, khổ cuối cùng tôi còn trích dựa theo đoạn trích của nhà thơ
– nhà báo Nguyễn Việt Chiến. Nói chung là nhạt và rất nhạt. Nền thơ Việt hôm
nay nhếch nhác bé nhỏ vì nó là cái chợ cóc hỗn tạp, tôi nghĩ Thanh Thảo cũng
chỉ là một thứ quán cóc chúng ta nên dẹp bỏ, từ đó mới hy vọng nền thơ được
khai sáng như quảng trường, ở đó các nhà thơ sẽ được nói về mỹ học cao cả, cảm
xúc dồi dào tinh tế, và cái Chân – là tình yêu công lý của giấy mực. Tôi rất
muốn là một trong những người đầu tiên dọn dẹp chợ cóc này, nếu bạn nào muốn
tôi giải phẫu thơ ai, đặc biệt của các đại ca quốc doanh thì hãy gửi lời mời,
thơ, và một khoản nhuận bút. Nếu chúng ta tập trung vào việc dọn dẹp nền thơ
thì cũng nhanh thôi. Một ngày tôi có thể dọn dẹp hai đại ca ăn lỳ ở bám hệ tem
phiếu đòi quyền ưu tiên, như vậy một tháng sẽ thanh toán dăm bảy chục mớ giấy
lộn vần vèo mốc meo.
Việc cấp bách tôi xin đề
xuất là: bất cứ thứ thơ nào dài mà không có nhân vật, thì không được gọi là
trường ca. Trung Quốc đã bỏ vài chục năm qua đi tìm sử thi và trường ca mà
không thấy. Trường ca thì phải có chất bi tráng hay bi hùng kịch. Nhà thơ, nhà
LLPB Insara mới đây có nói: các nhà thơ của chúng ta yếu ớt đến mức không thể
có trải nghiệm sâu sắc để có cốt chuyện. Như vậy là đã quá rõ ràng, từ lý
thuyết cao siêu, đến hiện thực và người trong cuộc, đều xác định với tầm vóc
quá nhỏ bé của các nhà thơ Việt, đặc biệt là mấy ông sống nhờ bao cấp, khó mà
trở thành kiến trúc sư của một cốt truyện.
Chúng ta hãy thẳng thắn,
đừng à uôm ăn gian nữa, nếu trong thơ của mình không có cốt truyện và nhân vật,
thì đừng có ăn bột nở mà gọi là trường ca. Xin dứt khoát việc đó cho! Và khi
ngắm nghía nó để trao giải càng không bao giờ nên coi đó là trường ca. Xin cám
ơn!
.
NHĐ 17/01/2013
No comments:
Post a Comment