Thưa anh
ngay sau khi Hội Nhà văn công bố giải thưởng cho tập thơ “Giờ thứ 25” của anh,
thì đã có lá thư ngỏ nói rằng anh “đạo” … tên tiểu thuyết của nhà văn Roumanie
Constantin Virgil Gheghiu. Nhà phê bình Nguyễn Hoàng Đức- tác giả lá thư ngỏ
cũng đề nghị với Hội Nhà văn là nên thu lại giải thưởng của anh?
- Việc thu hồi
hay không là quyền của Hội Nhà văn Việt Nam. Còn chuyện “trùng tên”, tôi nghĩ
cũng là chuyện bình thường. Tôi cũng có “giờ” của mình chứ, ai cấm được? Nếu
quy định “không được trùng tên” như ông Đức nói thì cũng nên gạch tên bài “Quê
hương” của Đỗ Trung Quân được Giáp Văn Thạch phổ nhạc ra khỏi các tuyển thơ vì
“đụng hàng” với “Quê hương” của Giang Nam rồi. Chả nhẽ lại bảo Đỗ Trung Quân
“ăn cắp” tên bài thơ của Giang Nam à?
Nhà thơ Phạm Đương
|
Vậy anh
phản ứng như thế nào khi đọc lá thư ngỏ đó, cũng như anh đã đọc cuốn tiểu
thuyết của nhà văn Roumanie Constantin Virgil Gheghiu chưa?
Hội Nhà văn Việt Nam vừa công bố giải thưởng hằng năm,
trong đó, phần văn học dịch năm nay “trắng tay” nhưng thơ thì lại được mùa. Có
đến 3 giải đồng hạng “trạng nguyên thơ”, gồm “Trường ca chân đất” của Thanh Thảo,
“Màu tự do của đất” của Trần Quang Quý và “Giờ thứ 25” của Phạm Đương. Trong 3
tác giả vừa nêu, có lẽ Phạm Đương là cái tên ít được biết đến nhất. Phạm Đương
là tên thật của nhà báo Trần Đăng, anh hiện công tác tại báo Thanh Niên.
Rất tiếc là tôi
chưa được đọc bức thư ngỏ đó. Tôi chỉ nghe bạn bè "truyền đạt" lại
nội dung, đại để là ông Đức có bảo tôi "ăn cắp" tên cuốn tiểu thuyết
của nhà văn Roumanie Constantin Virgil Gheghiu (?!). Thú thật là tôi chưa đọc
cuốn tiểu thuyết ấy. Thú nhận điều này, không khéo ông Đức lại bảo tôi dốt,
nhưng không sao, cái gì mình "có" thì bảo rằng "có", còn
"không có" hoặc "chưa có" thì cũng không nên vơ vào cho nó
... sang.
Tôi là nhà báo,
sống bằng nghề báo, làm thơ với tôi như là một nhu cầu tự thân. Tôi không quen
"dạy dỗ" người khác, nhất là "dạy" các nhà văn phải viết
thế này, thế nọ cho nó xứng tầm thời đại như ông ấy đã từng "dạy" tùm
lum trên các trang web cá nhân lâu nay, trong khi tác phẩm của ông ấy (hình như
được ông đặt tên là trường ca gì gì đó thì phải) thì lại không như ông ta
"dạy" người khác.
Có nhiều con
đường để được "nổi tiếng" nhưng con-đường-chửi để "nổi
tiếng" có lẽ chỉ tồn tại ở những người kém hiểu biết và thiếu tử tế. Xin
bạn đọc kỹ bức thư của một độc giả phản hồi "thư ngỏ" của ông Đức mà
tôi dẫn ra đây để thấy kiến thức của một người vẫn thường vỗ ngực tự xưng là
"nhà triết học" số 1 Đông Nam Á nó như thế nào.
Vậy anh có
thể chia sẻ một chút về “Giờ thứ 25” của anh?
- Đó là giờ mà
bất cứ một người làm nghệ thuật nào cũng có. Nó thoát ra khỏi những tục lụy
thông thường của thứ giờ quy ước về thời gian. Giờ đó, người làm nghệ thuật đối
diện với trang giấy, tôi chỉ có thể giải phóng chính tôi vào cái giờ ấy thôi.
“Nó” như thế này: Bỏ lại mọi toan tính phía sau lưng/anh có giờ thứ hai lăm
khuya khoắt/giờ thứ hai lăm ngọt nhạt/giờ thứ hai lăm bồn chồn/hai mươi bốn giờ
đi qua nhìn anh bằng đôi mắt khác/một tên khùng trong bóng đêm/một gã rồ trước
nến…anh chẳng đem lại gì cho em/trong giờ thứ hai lăm khuya khoắt/ngoài những
câu thơ như khói thuốc/những câu thơ không nhiễm độc bao giờ…
Xin cám ơn
anh!
Nhà thơ Phạm Đương cho biết, hôm 19.1, nhà thơ Nguyễn Đỗ-
đang định cư tại Mỹ có gửi cho nhà thơ Thanh Thảo một “phản hồi” của một bạn đọc
nhân chuyện ông Nguyễn Hoàng Đức ý kiến chuyện “đạo” tên của tập thơ “Giờ thứ
25”, nhà thơ Thanh Thảo có chuyển cho tôi “phản hồi” ấy. Tôi xin được chép ra
đây:
“Nhân đây cũng nói lại
chuyện tên tập thơ "Giờ Thứ 25" của Phạm Đương mà ông Đức cho rằng ăn
cắp tên tác phẩm của nhà văn Romani Constantin Gheorghiu. Tiểu thuyết ông ấy,
xuất bản1949, chả mấy ai biết cho đến khi được dựng thành phim 1967, bởi đạo
diễn Mỹ Henri Verneuil và diễn viên lừng danh Anthony Quinn. Mấy chục năm sau,
2002 , lại có một tiểu thuyết khác cùng tên, cũng được dựng thành phim và cũng
nổi tiếng "The 25th Hour" của nhà văn David Benioff (đạo diễn Spike
Lee), thì ngài bảo các vị này cũng ăn cắp tên của nhà văn Romania à? Việc dùng
trùng tên tác phẩm là chuyện xảy ra cực kỳ nhiều, ví dụ truyện “Tiếng Gọi Từ
Hoang Dại” (The Call of the Wild) của nhà văn Mỹ Jack London, được sử dụng hàng
trăm lần trong các bộ phim và các ca khúc khác nhau, có cái liên quan đến
truyện của London, phần lớn chả liên quan gì cả. Có cái chỉ bớt một từ “The” để
thành “Call of the Wild". Thêm một ví dụ nữa, tiểu thuyết nổi tiếng
"Ulysses" (trong tiếng Hy Lạp thì gọi là "Odysseus" ) của
James Joyce, xuất bản 1922, thì chính ông “dùng lại” tên tác phẩm thơ cực kỳ
nổi tiếng trước đó "Ulysses" của nhà thơ huyền thoại Anh Alfred, Lord
Tennyson(1809–1892 ), xuất bản 1842! Còn nhiều, nhiều lắm chuyện trùng tên này,
chỉ đưa ra một số dẫn chứng để công chúng hiểu thôi. Vì vậy, khi phê phán một
ai, làm ơn đọc cho kỹ, đừng trích dẫn quá nhiều triết lý Tàu để dọa người
khác!”.
Nhà thơ Trần Trương:
Các nhà văn hay mắc bệnh “văn mình vợ người”
“Tác phẩm của Y Ban có sự
sáng tạo, có cái mới, cái hay, nhưng cá nhân tôi không nằm trong hội đồng chấm
giải thì không thể biết được họ nghĩ như thế nào, tiêu chí ra sao, đến giải
thưởng Nobel còn chưa chắc đã công bằng cơ mà. Theo tôi nghĩ mỗi người đều có
quyền từ chối nhưng nên từ chối có văn hoá, không nên từ chối theo kiểu chỉ
trích, cay cú, giận dỗi mà đã giận dỗi thì nhiều khi bị quá đi sẽ không được
khách quan. Tôi nhận thấy các nhà văn của Việt Nam bây giờ có cách ứng xử kém,
thiếu văn hoá với nhau, hay mắc bệnh văn mình vợ người, lúc nào cũng chỉ thấy
văn mình là nhất, con văn người khác không là gì”.
No comments:
Post a Comment