Sự từ chối này của hai tác giả cho thấy cách
chấm giải của Hội Nhà văn chưa được hoàn toàn “tâm phục, khẩu phục”. Nhà thơ Vũ
Quần Phương cho rằng giải thưởng hằng năm của Hội là minh bạch nhưng chưa thực
sự chính xác, mà lại không tạo điều kiện để tranh luận về cái chưa chính xác đó
nên gây ra nhiều bức xúc.
Theo nhà thơ Vũ Quần Phương, sự chưa chính xác của giải thưởng có nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là do cấu tạo thành phần giám khảo chưa chuẩn, cần có thêm nhiều người giỏi chuyên môn. Thứ hai là thẩm định văn chương thường mang nhiều cảm tính, ví như vì những cảm tình với nhau ngoài đời mà nể nang nhau khi chấm tác phẩm. Nể nang như vậy thì người không quen biết sẽ bị thiệt hơn người có quen biết, các nhà văn nhà thơ ở tỉnh xa có khi thiệt hơn những người ở Hà Nội.
CHẤM GIẢI HỘI NHÀ VĂN NÊN NHƯ CHẤM THI HOA HẬU!
(VOV)
- Cách thức chấm giải thưởng hàng năm của Hội nhà văn VN theo nhiều nhà văn,
nhà thơ là chưa chuẩn xác và nên có nhiều cải tiến.
Minh
bạch nhưng chưa chính xác
Giải
thưởng hàng năm của Hội Nhà văn vốn được đánh giá là một giải thưởng danh giá
với hai mức độ là giải thưởng và bằng khen. Nhưng vừa rồi đã có hai nhà văn từ
chối bằng khen của giải thưởng năm 2012 là nhà văn Y Ban và Phạm Ngọc Cảnh Nam.
Theo thư ngỏ của hai nhà văn được đăng tải trên mạng thì nguyên nhân là họ
không hài lòng với cách thức bỏ phiếu, xét giải của Hội đồng giám khảo.
Hội
Nhà văn Việt Nam vẫn giữ nguyên kết quả giải thưởng đã công bố với lý do hai
nhà văn không có văn bản chính thức gửi tới Hội nhà văn để từ chối bằng khen.
Tuy nhiên, trong buổi lễ trao hai, hai nhà văn này không có mặt để nhận bằng
khen.
Sự
từ chối này của hai tác giả cho thấy cách chấm giải của Hội Nhà văn chưa được
hoàn toàn “tâm phục, khẩu phục”. Nhà thơ Vũ Quần Phương cho rằng giải thưởng
hằng năm của Hội là minh bạch nhưng chưa thực sự chính xác, mà lại không tạo
điều kiện để tranh luận về cái chưa chính xác đó nên gây ra nhiều bức xúc.
Theo
nhà thơ Vũ Quần Phương, sự chưa chính xác của giải thưởng có nhiều nguyên nhân.
Thứ nhất là do cấu tạo thành phần giám khảo chưa chuẩn, cần có thêm nhiều người
giỏi chuyên môn. Thứ hai là thẩm định văn chương thường mang nhiều cảm tính, ví
như vì những cảm tình với nhau ngoài đời mà nể nang nhau khi chấm tác phẩm. Nể
nang như vậy thì người không quen biết sẽ bị thiệt hơn người có quen biết, các
nhà văn nhà thơ ở tỉnh xa có khi thiệt hơn những người ở Hà Nội.
Một
nguyên nhân nữa là Ban lãnh đạo Hội Nhà văn ít nhiều có sự “uốn lượn” theo dư
luận – nhà thơ Vũ Quần Phương nhận xét: “Ví dụ như anh này “đầu bò” quá thì cho
cái giải an ủi để đỡ “đầu bò”. Hoặc sợ mang tiếng khen cái anh có tiền, người
ta nói bị dùng tiền mua, nên cuối cùng cho giải anh nghèo hơn. Điều này về lâu
dài sẽ làm hỏng dần dần nền văn học”.
Nhà
thơ Nguyễn Quang Thiều cho rằng Hội đồng giám khảo 5 năm mới thay đổi một lần
là quá lâu và cũng cần thay đổi thành phần của hội đồng này.
Cần
phản biện và nguồn đánh giá tin cậy
Để
giải thưởng tạo được sự tin tưởng và được công nhận, theo nhà thơ Vũ Quần
Phương thì bên cạnh Hội đồng giám khảo nên thành lập ban phản biện. Ban này có
nhiệm vụ chỉ được chê chứ không được khen thì họ mới có trách nhiệm phản biện.
Còn bình thường thì thành viên giám khảo rất ngần ngại trong việc chê tác phẩm
của đồng nghiệp bởi nếu tác giả biết thì sẽ mất bạn ở ngoài đời.
Đồng
thời, khi công bố giải thưởng cần có bài phân tích tác phẩm này được giải vì
sao, tác phẩm kia yếu ở chỗ nào để các tác giả không thắc mắc. Nhà thơ Vũ Quần
Phương so sánh chấm giải văn học cũng nên như chấm thi hoa hậu. Chấm hoa hậu
phải công bố số đo của thí sinh, rồi thi ứng xử, tài năng… tức là đánh giá trên
nhiều mặt và đều công khai. Chấm giải văn học cũng cần công khai đánh giá như
thế. Và Hội đồng giám khải cần lưu giám định lại để khi cần giải thích thì có
căn cứ để giải thích cho những người thắc mắc.
Song
nhà thơ Nguyễn Quang Thiều thì cho rằng việc thành lập hội đồng phản biện về
mặt khoa học thì chuẩn xác nhưng có thể chưa hiệu quả khi áp dụng vào xã hội
Việt Nam hiện tại vì nó có thể chỉ làm phức tạp thêm. Theo ông, thay vì hội
đồng phản biện, các giám khảo nên tham khảo thông thông tin dư luận nhưng là dư
luận có chọn lọc: là các nhà chuyên môn, bạn đọc “cao cấp”, hiểu biết văn
chương.
Theo
nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, việc thăm dò chỉ nên giới hạn trong phạm vi hẹp như
vậy vì thăm dò công khai là rất khó khăn và không chính xác. Thực tế cho thấy
những cuộc thăm dò công khai như việc đề cử Ban chấp hành Hội nhà văn không
được coi trọng và tiến hành nghiêm túc khi số lượng hội viên khoảng 600-700
người mà danh sách đề cử Ban chấp hành lên tới khoảng 300 người.
Ý
kiến đóng góp về việc chấm giải sao cho minh bạch, chuẩn xác của các nhà thơ có
tiếng, giàu kinh nghiệm vẫn còn nhiều mâu thuẫn với nhau như vậy nên hành trình
hoàn thiện cơ chế chấm giải thưởng của Hội Nhà văn chắc chắn vẫn còn nhiều trắc
trở./.
Nguồn: VOV
No comments:
Post a Comment