.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Tuesday, January 22, 2013

QUY CHẾ CHẤM GIẢI CỦA HỘI NHÀ VĂN KHÔNG ĐÚNG SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HỌC

Quy chế chấm giải của Hội không đúng sự phát triển văn học. Do quy chế cổ lỗ, nên cứ dựa vào giới thiệu từ dưới (như kiểu hành chính hóa)làm bộ máy cứng nhắc, không năng động, người chạy chọt quen biết thì được, người tài năng mà không có quan hệ tốt với BCH thì bị vứt sọt rác! Mấy năm vừa qua, văn học Việt Nam tuột dốc không phanh do những tôn vinh không đúng đối tượng.

Chị Y Ban thẳng thắn, trung thực. Đúng chị Y Ban nói, đây là lợi ích nhóm. Tập thơ Chất vấn thói quen của Phan Hoàng thật hay thì không chịu phát hiện. Tập thơ Giờ thứ 25 đúng là thơ dở nhưng … chạy giải giỏi.“Nhà thơ” Phạm Đương trả lời rất ngụy biện, bảo Giang Nam và Đỗ Trung Quân đều có bài Quê hương, sao không nói. Anh ta cố tình không hiểu Quê hương” chỉ là một từ, còn “Giờ thứ 25″ là một cụm từ độc đáo của một tác giả lừng danh.
Phạm Đương lí luận kiểu này, chắc dọn đường cho việc đặt các tập tiếp theo của PĐ là “Chiến tranh và hòa bình”;”Những người khốn khổ”…hoặc “Thương lượng với thời gian”;”Chất vấn thói quen”;”Dấu về gió xóa”;”Cánh đồng bất tận”;”Thế kỷ bị mất”…Nhắc nhỏ cùng “nhà thơ”, nếu muốn dựa hơi, chỉ cần chẻ đôi ra thì được, ví dụ một tập đặt tên”Thương lượng”, tập sau đặt “Với thời gian”, tập nữa đặt “Chất vấn”, tập nữa đặt “thói quen” thì xóa dấu vết.
Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cũng mượn tứ thơ “dối trá” của Phạm Đương để mắng khéo “nhà thơ” PĐ nữa kìa, trên blog nguyentrongtao. “Có người tiếc cho Phạm Đương đã “cóp” tên cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Giờ thứ 25” (The 25th hour) của nhà văn Roumanie Constantin Virgil Gheorghiu để đặt tên cho tập thơ đoạt giải thưởng Hội Nhà Văn 2012 vừa được công bố. Tôi cũng nghĩ thế, vì đó là một ý tưởng độc đáo của… người khác.” Nhà phê bình Nguyễn Hoàng Đức bảo phải thu hồi. Có lẽ nên cho “nhà thơ đạo từ ngữ” Phạm Đương này nhận tiền để kiếm chút chi phí vì chắc “nhà thơ” này cũng nghèo, nhưng trước khi nhận tiền xương máu của nhân dân, phải phê bình thẳng thắn để làm trong sạch “nhà thơ”.
Đói cho sạch rách cho thơm. Chị Y Ban và anh Phạm Ngọc Cảnh Nam (Tác giả Thế kỷ bị mất, Hội đồng GK chưa đọc nên ghi Một thế kỷ bị mất) giầu lòng tự trọng,khí khái.
Chả bù cái nhà anh Phạm Đương “nhà thơ đạo ý tưởng cụm từ “Giờ thứ 25″ của một nhà văn lừng danh, còn cãi chày cãi cối.
Hình như nhà thơ PĐ sống chết với cái giải thưởng phù du kia đến độ mất hết cả tư cách.
ĐỒNG THÁP

No comments:

Post a Comment