.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Thursday, January 24, 2013

"NHỨC ĐẦU" VÌ GIẢI THƯỞNG HỘI NHÀ VĂN 2012: VÌ ĐÂU NÊN NỖI?


Mình được biết ở năm làm việc đầu tiên của BCH mới, Hội đồng Giám khảo chung khảo có 12/15 vị ủy viên, 3 vị có tác phẩm được xét thì không được tham dự. Đến năm nay thì quy chế lại thay đổi: chỉ có 9/15 người của BCH có mặt để chung khảo. Sự thay đổi hàng năm như thế cho thấy sự lúng túng của BCH khi phải “đối phó” với dư luận!
Trở lại với ban chung khảo năm nay, khi điểm về thành phần chuyên môn thì thấy có 3,5 nhà thơ (Hữu Thỉnh, Nguyễn Quang Thiều, Văn Công Hùng, Lê Quang Trang), 4 nhà văn (Nguyễn Trí Huân, Đình Kính, Vũ Hồng, Đào Thắng), 1,5 nhà lý luận phê bình (Phan Trọng Thưởng. Lê Quang Trang). Mình không dám cho rằng các anh này (không có chị nào cả) không có trình độ thẩm định văn chương, nhưng dù thế nào thì anh viết văn xuôi cũng có cách nghĩ khác anh làm thơ và ngược lại! Sao bắt họ phải có ý kiến “trái ngành nghề”, một hình thức làm khổ họ? (Thì đó, cả thông báo trên web Hội Nhà văn và web của nhà thơ Văn Công Hùng trong Ban chung khảo đều đã ghi tên tiểu thuyết của Phạm Ngọc Cảnh Nam, từ “Thế kỷ bị mất” thành ra “Một thế kỷ bị mất” khiến PNCN phải phàn nàn).
Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo và nhà văn Khôi Vũ
1. Mấy hôm nay mình theo dõi rất sát những gì diễn ra sau khi Hội Nhà văn VN công bố giải thưởng thường niên năm 2012. Trước đó vài tháng, dư luận đã lên tiếng về việc nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ sẽ được nhận giải thưởng với tập truyện “Thành phố đi vắng”, như một “thông lệ” ưu tiên trao giải cho các nhà văn trong Ban Chấp Hành. Dư luận không phải bao giờ cũng đúng. Nhưng lần này thì... không sai! Bất kể cuốn sách của NTTH có xứng đáng hay không thì sự việc “lần lượt trao giải cho UV BCH” cũng đúng về hiện tượng. Mà dư luận chỉ cần đến “hiện tượng” thôi, chẳng cần đi sâu vào “bản chất”!
Mình có ý nghĩ khác. Thường thì những người nổi trội trong một tập thể mới được các thành viên của tập thể đó bầu vào các “Ban chấp hành”, vì thế việc họ được nhận giải thưởng này kia vẫn chấp nhận được với điều kiện là tác phẩm (hay sản phẩm) của họ xứng đáng! Không nên vội phê phán khi người có chân trong một BCH nào đó được nhận giải thưởng nếu không chứng minh được chất lượng kém của sản phẩm (tác phẩm) được giải!
Nhưng... về phía những người trong cuộc, mình nghĩ rằng không thể cứ bất chấp dư luận. Là người trong cuộc, dẫu có không tham dự bỏ phiếu cho mình thì kết quả bầu phiếu cũng không thật chính xác đâu! Là con người ắt có tình cảm riêng tư, là đồng nghiệp cùng ngồi quanh bàn làm việc ắt có “ưu tiên”... Ai bảo là trong những lá phiếu thuận không có những trường hợp do “nể nang”, do “tình cảm”? Nếu là mình, mình sẽ cảm ơn và xin rút lui ngay từ đầu cho... đẹp! Thực ra điều này cũng hơi bị... khó đối với các “ứng viên”! Vậy thì mình đề nghị cách này: Các tổ chức (như Hội Nhà văn) ra quy định về việc xét các giải thưởng, trong đó nêu rõ: “Các ủy viên Ban Chấp hành không tham dự bất kỳ cuộc xét giải thưởng nào trong suốt nhiệm kỳ. Những tác phẩm có chất lượng nổi trội của họ sẽ có các hình thức khen thưởng khác”.
2. Hai nhà văn được trao “Bằng khen” là Y Ban và Phạm Ngọc Cảnh Nam đã gửi thư từ chối “vinh dự” mà HNV đã dành cho mình. Lý do mà hai nhà văn này đưa ra tuy có khác nhau nhưng vẫn có một điểm chung: Hội đồng văn xuôi đánh giá cao tác phẩm của họ nhưng Hội đồng giám khảo chung khảo lại đánh giá khác!
Mình được biết ở năm làm việc đầu tiên của BCH mới, Hội đồng Giám khảo chung khảo có 12/15 vị ủy viên, 3 vị có tác phẩm được xét thì không được tham dự. Đến năm nay thì quy chế lại thay đổi: chỉ có 9/15 người của BCH có mặt để chung khảo. Sự thay đổi hàng năm như thế cho thấy sự lúng túng của BCH khi phải “đối phó” với dư luận!
Trở lại với ban chung khảo năm nay, khi điểm về thành phần chuyên môn thì thấy có 3,5 nhà thơ (Hữu Thỉnh, Nguyễn Quang Thiều, Văn Công Hùng, Lê Quang Trang), 4 nhà văn (Nguyễn Trí Huân, Đình Kính, Vũ Hồng, Đào Thắng), 1,5 nhà lý luận phê bình (Phan Trọng Thưởng. Lê Quang Trang). Mình không dám cho rằng các anh này (không có chị nào cả) không có trình độ thẩm định văn chương, nhưng dù thế nào thì anh viết văn xuôi cũng có cách nghĩ khác anh làm thơ và ngược lại! Sao bắt họ phải có ý kiến “trái ngành nghề”, một hình thức làm khổ họ? (Thì đó, cả thông báo trên web Hội Nhà văn và web của nhà thơ Văn Công Hùng trong Ban chung khảo đều đã ghi tên tiểu thuyết của Phạm Ngọc Cảnh Nam, từ “Thế kỷ bị mất” thành ra “Một thế kỷ bị mất” khiến PNCN phải phàn nàn). Mình tin rằng không phải ai trong ban chung khảo cũng “hào hứng” với thực tế mình là nhà thơ phải đọc tiểu thuyết để bỏ phiếu, hoặc mình là nhà văn phải đọc thơ để bỏ phiếu...
Các Hội đồng chuyên môn thì sao? Mỗi Hội đồng đều gồm những người (9 người) được BCH chọn vào và được xem là có uy tín về chuyên môn. Họ đọc, đánh giá các tác phẩm theo “con mắt chuyên môn” rồi chuyển kết quả lên Ban chung khảo. Theo kết quả năm nay thì “ông nói xuôi, bà nói ngược”. Dư luận ì xèo, mà các vị trong Hội đồng chắc cũng chẳng vui gì! Mình e rằng có nhiều vị còn nghĩ: “Mình không được tôn trọng” (Như trường hợp nhà văn Y Ban trong Hội đồng văn xuôi đã lên tiếng và tuyên bố từ chức ủy viên Hội đồng văn xuôi).
Để tránh “làm khổ” các ủy viên ban chấp hành hoặc các thành viên Ban chung khảo “trái ngành nghề”, mình nghĩ chỉ cần trao lại quyền quyết định cho các Hội đồng chuyên môn – về phần đánh giá tác phẩm; còn  phía Ban chấp hành (không cần lập ra ban chung khảo) chỉ chuẩn y kết quả từ các Hội đồng, sau khi xét thêm về phần tác giả, có “vấn đề” gì về pháp luật và đạo đức hay không?
3. Trình bày quan điểm về vụ việc giải thưởng năm nay, nhà văn Đình Kính – người phát ngôn của Hội Nhà văn - trả lời báo chí: “Quyền rút khỏi giải thưởng là quyền của mỗi người. Việc trao giải thưởng là quyền của Hội và Ban chấp hành. Việc từ chối nhận giải thưởng không có gì đáng ngạc nhiên, đó là hiện tượng bình thường, bởi đến giải Nobel còn có người từ chối”.
Mình chưa thật đồng quan điểm với anh ở ý cuối cùng. Việc xét giải Nobel văn học bao năm nay đều theo một quy chế, trong đó giao quyền cho những người có uy tín chứ đâu có thay đổi xoành xoạch (cả về nhân sự và về phương pháp) như ở ta!
4. Giả sử hai ý kiến của mình được thực hiện, thì tất nhiên rồi cũng sẽ có thể có dư luận sau mỗi lần công bố kết quả về tác phẩm này, tác phẩm nọ. Nhưng đó sẽ là tranh luận về học thuật, về chuyên môn (với các Hội đồng chuyên môn) chứ không còn là về “phương pháp” xét giải của Ban chấp hành nữa. Khi ấy, việc so sánh “đến giải Nobel còn có người từ chối” mới thực sự thuyết phục.
5. Vài người bạn nói với mình, mùa giải thưởng nào cũng có chuyện lùm xùm, chuyện thường ngày ở Hội, ông quan tâm làm gì cho mệt óc. Mình cũng muốn thế lắm, nhưng nghĩ đi nghĩ lại, thấy mình vẫn còn là hội viên của Hội Nhà văn, thì làm sao không băn khoăn suy nghĩ đến “nhức đầu”! Lờ đi như người ngoài cuộc thì e chẳng khác nào mình đã ra khỏi Hội?
NHÀ VĂN KHÔI VŨ
(Blog KV)

4 comments:

  1. Thì ra quách đi cho rồi, dây làm gì với hủi? Hay còn tiếc chút đỉnh chung liếm láp trước sau cũng đến lượt mình? Xương máu của dân nghèo cả đấy ông ạ, chẳng phải tiền túi nhà anh hữu thỉnh đâu đấy! Nợ dân ngàn lần không trả nỗi, nhớ nhé!

    ReplyDelete
  2. Cái giải này mà giống giải Trịnh Hoài Đức của Đồng Nai thì không phải " nhức đầu" đâu nhà văn Khôi Vũ hè ? He hee...!!!

    ReplyDelete
  3. Mấy lão nhà dzăng chả làm được cái gì ra hồn... (trừ những người mà tôi tôn kính, rất ít)

    ReplyDelete
  4. Ừ, có nhiều nhà dzăng viết nhạt như nước ốc, chả bao giờ nghe danh, cầm "tác phẳm" của họ mà cứ thấy bốc mùi thum thủm... Vậy mà họ kiêu hãnh lắm đó, nhảm...

    ReplyDelete