.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Saturday, January 19, 2013

SÓNG GIÓ NỔI LÊN RỒI: NHÀ VĂN PHẠM NGỌC CẢNH NAM TỪ CHỐI “GIẢI THƯỞNG BẰNG KHEN” CỦA HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM 2012


Nguyễn Quang Lập: Theo tôi được biết, tiểu thuyết Thế Kỷ Bị Mất của nhà văn Phạm Ngọc Cảnh Nam được hội đồng văn xuôi đánh giá rất cao, với 6/7 phiếu ( Một người không bỏ phiếu vì chưa đọc) cuốn tiểu thuyết được xếp đầu bảng giải văn xuôi năm nay. Nhà văn Nguyễn Khắc Trường đã phải thốt lên:” Lâu lắm rồi mới đọc được cuốn sách hay như thế này”. Thế nhưng lên  BCH, cuốn sách đã bị đánh tuột khỏi giải chính thức, chỉ được cái bằng khen.

Thực ra các nhà văn nước ta đều có con mắt xanh, bảo họ ngu là không đúng. Nhưng khi bình xét giải thưởng họ không dám dùng con mắt xanh trời cho mà dùng cái tai văn nô để nghe ngóng từ phía cấp trên. Vì thế nhiều giải thưởng văn chương không còn tính văn chương nữa, tính hay dở đã bị tư tưởng đúng sai ném vào sọt rác. Than ôi!
Sau đây là thư ngỏ của nhà văn Phạm Ngọc Cảnh Nam:
THƯ NGỎ GỬI HỘI NHÀ VĂN VN
 Tôi Phạm Ngọc Cảnh Nam, người vừa được HNV VN công bố  tặng bằng khen năm 2012 cho cuốn tiểu thuyết “Thế Kỷ Bị Mất” của tôi.
Tôi xin giành quyền được từ chối bằng khen nầy của HNV .
Lý do đơn giản, mà ai cũng thấy là giải thưởng đã không được xét đúng theo tiêu chí văn chương. Và, cũng là để cho sự trung thực còn có chỗ trú ngụ trong ngôi đền thiêng liêng của nó là Văn Học.
Phạm Ngọc Cảnh Nam

Tác giả gửi cho Blog Quê Choa
Ý kiến của nhà văn Trần Kỳ Trung
 Tôi được một nhà văn trong Hội đồng văn xuôi của HNV cho biết, khi bỏ phiếu để đề nghị Ban chung khảo HNV trao giải thưởng chính thức năm 2012, quyển tiểu thuyết ” Thế kỷ bị mất” của Nhà văn Phạm Ngọc Cảnh Nam với đa số phiếu của hội đồng văn xuôi đề nghị trao giải thưởng, còn tập truyện ngắn ” Thành phố đi vắng” của nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ được số phiếu thấp hơn. Không biết do nguyên nhân nào, quyển tiểu thuyết ” Thế kỷ bị mất”, như nhà thơ Văn Công Hùng cho biết, chỉ trao “bằng khen…”. Và giải văn xuôi về tiểu thuyết của HNV, năm 2012, không có giải thưởng chính thức!!!
 Nghĩ về nhà văn Phạm Ngọc Cảnh Nam, tôi thực sự khâm phục sức viết và sức sáng tạo của anh. Với cuốn tiểu thuyết ” Thế kỷ bị mất” anh “phục dựng” lại phong trào Duy Tân, những tính cách bất chấp, tầm tư tưởng vượt thời đại của các lãnh tụ lớn, lãnh đạo phong trào này. Một giai đoạn cam co lịch sử mà dân tộc phải tự vận hành tìm hướng đi, được Phạm Ngọc Cảnh Nam viết với bút pháp sinh động.
 Tính thời sự của cuốn tiểu thuyết rất lớn.
 Tôi nghĩ, đây là ý kiến cá nhân, quyển tiểu thuyết này trao giải thưởng chính thức của HNV là xứng đáng.
 Nhưng rất tiếc…!
 Tôi cũng nói thêm, tên cuốn tiểu thuyết là ” Thế kỷ bị mất” theo thông báo của HNV qua blog một Ủy viên ban chung khảo lại biến thành là ” Một thế kỷ bị mất ” khiến cho nhà văn Phạm Ngọc Cảng Nam cũng ngỡ ngàng. Tôi giải thích cho nhà văn biết: Ban chung khảo của HVN không phải ai cũng am hiểu văn xuôi như các anh, chị trong hội đồng văn xuôi, nên lẽ nhầm tên sách là thường!!!
 Tôi cũng đề nghị nhà văn Nguyễn Khắc Trường, chủ tịch hội đồng văn xuôi, nên có trong ban chung khảo của HNV . Nhà văn Nguyễn Khắc Trường đã nói: ” Không phải dễ có cuốn tiểu thuyết hay như cuốn ” Thế kỷ bị mất”, nhất là trong bối cảnh hiện nay.
 Nhiều người cũng ủng hộ quan điểm này.

2 comments:

  1. Lỗ thủng lịch sử
    NGUYỄN HỮU HỒNG MINH
    .
    Nhiều khi hắn thấy dương vật hắn đang ở Sàigòn,
    Đầu hắn ở Hà Nội
    Và tay chân thì rơi rụng đâu đó ở Sóc Trăng
    Buổi sáng ở miền Trung, trưa ở miền Nam,
    Chiều ở miền Bắc, tối ở miền Tây
    Ly cà phê nhìn ra tháp Rùa đắng như máu hắn
    Cơn điên rồ chùa Mã Tộc, ngày tháng bạc Kênh Xáng
    Những người đàn bà Miên, ôi vóc dáng màu da muộn phiền biết bao nhiêu!
    Những sợi khói như những cái thòng lọng dụ hắn treo cổ
    Nhiều khi trong mơ thấy mình đã chết. Xác thối, diều cắt quạ tha. Hắn khoái trá cho điều ấy!
    .
    Linh hồn hắn treo đâu đó trên một cọng lông háng của em gái Hải Phòng làm điếm ở Trung Quốc
    Lảm nhảm ở Vĩnh Long, bợ đít ở Cần Thơ, dạng háng ở Cà Mau,
    Cạo mặt ở Bạc Liêu, quắn như điên ở Hà Khẩu, động cỡn ở Sa Pa, say ở Lào Cai
    Miệng còn kêu Đặng Thiều Quang, hãy chết đi Quang!
    Chửi rủa ở Huế, cúng bái ở Quảng Bình, bắc cặc đái ở Mỹ Sơn và đi ỉa ở Hội An
    Đụ trên sông Thu và bú lồn trên sông Hương
    Khạc nhổ trên sông Gianh, rượt đuổi chém nhau trên sông Hàn
    Khinh bỉ nòi Việt trên sông Hồng, miệt thị giống Hoa trên sông Nậm Thị
    .
    Hắn cắt mọi khoanh đời dấu vào tác phẩm
    Những suy nghĩ non tơ đã kịp mọc tóc trong hộp sọ rắn như đá của hắn
    Bản chất hắn là Cộng sản, là Cộng sản!
    Hắn cười cợt méo mó như một lỗ thủng của lịch sử
    Hoảng loạn và kinh sợ khi hắn phát hiện ra mình vẫn sống mà làm việc với những xác chết
    Đi đứng ngoằn nghèo như ma trơi, linh hồn quỉ nhập tràng luôn dụ khị hắn làm những trò mê cuồng và quái đản
    .
    HẮN MUỐN LÀM TÌNH VỚI NGUYỄN THỊ THU HUỆ - HẮN TÀN BẠO ĐIỀU ĐÓ
    Hắn muốn hiếp Lê Thị Mỹ Ý - Hắn thèm muốn điều đó
    Hắn không nứng trước Phan Thị Vàng Anh - Hắn khẳng định điều đó
    Hắn yêu Ly Hoàng Ly – Hắn mãi tôn thờ điều đó
    Hắn sợ hãi lỗ nẻ của Vi Thùy Linh - Hắn khiếp hãi điều đó
    Nhân loại chui ra từ háng - Hắn quả quyết điều đó
    Dân tộc Việt là một dân tộc mê lồn - Hắn xác tín điều đó
    .
    Nhưng khi hắn cần dương vật thì hắn biết bỏ quên ở Sài gòn
    Hắn cần đầu thì mới hay vứt ở Hà Nội
    Hắn cần khua khoắng chân tay thì đã rụng rơi đâu đó ở Cà Mau
    Trong giấc mơ hắn không rõ hắn đã nói điều gì với Bạc Liêu, Sóc Trăng, An Giang
    Dạng háng! Hãy dạng háng!
    Hắn kêu lên với những tiếng của lỗ đít...

    ReplyDelete
  2. NHÀ VĂN Y BAN CHO BIẾT:
    .
    Mùa kết nạp năm 2011 danh sách hội đồng văn xuôi đưa lên BCH, kiểm lại thấy thiếu một người, hội đồng phải bỏ thêm. Mùa kết nạp năm nay hội đồng thơ cũng phải làm điều tương tự. Vậy họ vì cái gì? Vì oai. Họ có quyền mưa móc và phán xét. Có thể tôi nhầm. Có thể được nhiều thứ nữa, không chỉ là oai. Vì họ đã phải đùng đến mọi thủ đoạn mánh lới, thậm chí tận diệt.
    .
    Tôi từ chối không nhận bằng khen. Điều đó đồng nghĩa với việc tôi không thừa nhận BGK này. Tại sao tôi lại phải chấp nhận một BGK không đủ Tâm đủ Tầm đủ Tài? Với một lý lẽ thông thường: Dám làm dám chịu các vị cũng không dám? Mà lại thích mưa móc ban ơn.
    .
    Lợi ích nhóm. Cụm từ tưởng rất xa lạ trong văn chương. Nhưng không ngờ nó lại gần gũi đến vậy. Và tôi đã nhìn thấy nó đang trói buộc các vị. Một câu cửa miệng của các vị, nghe rất buồn cười, tôi có muốn làm đâu, anh ấy cứ bắt tôi làm. Giời ạ, thế hệ chúng tôi đang còn sung sức đây để chúng tôi làm cho. Anh ấy ơi để chúng tôi làm cho. Chờ đấy, cái thế hệ gạch nối chúng mày. Cứ viết đi, cứ phấn đấu đi, cứ tâm huyết đi, cứ đổi mới đi...Trong các báo cáo thành tích chúng anh khen chúng mày lên tận mây xanh nhưng thực tế bọn chúng anh đè cho không ngóc đầu lên được đâu. Đừng có ti toe.. Không, tôi không ti toe. Tôi chối từ.
    .
    TUYỆT VỚI NHÀ VĂN Y BAN VÀ PHẠM NGỌC CẢNH NAM

    ReplyDelete