Ngày
23.01.2013-21:00, trong chuyên mục Dọc đường văn học, trang web Nhà văn TPHCM
tung tin bậy một cách khéo léo, mưu mẹo vô cùng. Bản tin 96 chữ trên một trang
web của Hội Nhà văn TPHCM do nhà thơ Lê Quang Trang – người chịu trách nhiệm
chính, ông Trang là Phó Chủ tịch HNV VN, đồng thời là thành viên Hội đồng chung
khảo xét giải thưởng văn học năm 2012.
“NVTPHCM- Vào sáng 23.01, trên trang web Sông Cửu Long do nhà văn Vũ Hồng phụ trách có tin nghi vấn tiểu thuyết Trò chơi huỷ diệt cảm xúc (NXB Trẻ 2012) của nhà văn Y Ban đạo ý tưởng (?) từ tiểu thuyết Cưỡng cơn gió bấc của nhà văn Áo Daniel Glattauer viết năm 2006, do Lê Quang dịch, NXB Phụ Nữ ấn hành tháng 8.2010. Để giúp bạn đọc hiểu thêm về Cưỡng cơn gió bấc, xin giới thiệu bài viết của nhà văn Trần Nhã Thuỵ vốn đăng trên Tuổi Trẻ cuối tuần…”.
Nói
bản tin trên tầm bậy, trước hết cùng xem lại bản tin cũng tầm bậy trên trang
web Sờ Cờ Lờ (Sông Cửu Long) của Hội Nhà văn Việt Nam. Hồi 9 h ngày 23/1/2013,
trong mục MÁI NHÀ VĂN THÁNG 1.2013, trang web sờ cờ lờ, “con nuôi” của Hội Nhà
văn VN do nhà văn Vũ Hồng, thành viên Hội đồng chung khảo xét giải thưởng năm
2012 quản lý và đưa tin bêu xấu nhà văn Y Ban:
“Vào
lúc 22h51 (ngày 22.1), biên tập WSCL có nhận được tin nhắn từ một số máy lạ,
chữ viết không dấu với nội dung như sau: "Thưa BCH, các ngài bị lừa vố to.
Hãy đọc liền "Cưỡng cơn gió bấc" - Daniel Glattauer. Phải thu lại
giải thưởng. Y Ban đạo văn trắng trợn. Kính chào". Tiếp đó là tin nhắn thứ
hai vào lúc 23h19: "Y Ban ăn cắp ý tưởng thư Online của "Cưỡng cơn
gió bấc" - Daniel Glattauer". Tin này WSCL chưa kiểm chứng nên không
in chính thức ở mục Tin Văn. Quý bạn đọc, bạn viết có thể đọc tác phẩm
"Cưỡng cơn gió bấc" sau khi vào Google để tìm và minh định đúng sai”.
(Nguồn: WSCL - 23.1).
Xem:
NHƯ
VẬY, TRANG WEB NHÀ VĂN TPHCM ĐÃ ĐƯA TIN RẤT XỎ LÁ, NHỮNG CÁI SAI RÕ NHƯ BAN
NGÀY, PHƠI RA BỘ MẶT TĂM TỐI CỦA LÊ QUANG TRANG, THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG XÉT GIẢI
THƯỞNG VĂN HỌC NĂM 2012, SAU KHI BỊ NHÀ VĂN Y BAN VỖ MẶT “BAN GIÁM KHẢO KHÔNG
ĐỦ TÂM ĐỦ TẦM ĐỦ TÀI”:
-
Nêu rõ và dí súng trách nhiệm (nếu có) vào đầu nhà văn Vũ Hồng, trang web Nhà
văn TPHCM ghi “trên trang web Sông Cửu Long do nhà văn Vũ Hồng phụ trách
có tin nghi vấn”. Trong khi đó, trang web Sông Cửu Long nêu rõ “nhận
được tin nhắn từ một số máy lạ, chữ viết không dấu”.
-
Trang web Nhà văn TPHCM đã rất tráo trở khi đưa tin “có tin nghi vấn tiểu
thuyết Trò chơi huỷ diệt cảm xúc (NXB Trẻ 2012) của nhà văn Y Ban đạo ý tưởng
(?) từ tiểu thuyết Cưỡng cơn gió bấc của nhà văn Áo Daniel Glattauer viết năm
2006”, trong khi đó trên trang Sông Cửu Long, do Vũ Hồng phụ trách chỉ
ghi “Y Ban ăn cắp ý tưởng thư Online của "Cưỡng cơn gió bấc" -
Daniel Glattauer”. Trang web Nhà văn TP HCM đã không ngoan bỏ đi cụm từ
“THƯ ONLINE”, nếu đưa cụm từ này vào học sinh tiểu học nó cũng cười sặc gạch vì
thấy rõ tính quy chụp, vớ vẩn, u tối, ngu muội của một trang web lớn.
-
Đưa tin với ý đồ cứ như sự việc rất đúng, bằng cách lập lờ đánh lận con đen “Để
giúp bạn đọc hiểu thêm về Cưỡng cơn gió bấc, xin giới thiệu bài viết của nhà
văn Trần Nhã Thuỵ vốn đăng trên Tuổi Trẻ cuối tuần”, nhưng lại không hề
đưa nội dung cuốn tiểu thuyết Trò chơi hủy diệt cảm xúc của nhà văn Yban để bạn
đọc thấy rõ.
Trước
đó, là bộ mặt khỉ của ông Vũ Hồng, chụp giựt đưa tin không thèm kiểm trứng,
trên trang web Sờ Cờ Lờ:
Ý
đồ và động cơ của nhà thơ Lê Quang Trang nhằm hạ nhục, bêu xấu nhà văn Y Ban đã
rõ. Ông đã bêu tro trấu vào gương mặt đội ngũ nhà văn TP HCM tuy thật kín đáo,
nhưng quá dã man và bất nhân.
TPHCM
28/1/2013
HOÀNG
CHI HƯƠNG
Chưa xong đâu Y Ban ơi! Vài bữa nữa thêm tin Y Ban bị bệnh..tâm thần hay nhận tiền nước ngoài (bằng chứng: tên tác phẩm I'm đàn bà không phải sặc mùi..Mẽo thì là gì?!).Rứa là xong om!
ReplyDeleteDù ko muốn msf mình cũngc phải buột mồm kêu lên:Tiên sự bọn lưu manh núp danh trí thức !
ReplyDeleteTrí thức gì nhỉ ? Tự phong chức cho nhau , ghét nhau phang nhau như phang < chóa >.Còn hơn mấy bà ,cô hàng xén
ReplyDeleteĐồng chí đồng chóe choảng nhau
ReplyDeleteCái ngày mạt vận cảng mau đến gần
Phường vô sỉ, lũ bất nhân!
Kéo nhau xuống hố cho dân đỡ phiền