.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Tuesday, January 29, 2013

TUYỆT VỜI BÁO LAO ĐỘNG: “KHÔNG THÀNH NHÀ VĂN SẼ LÀ NHÀ VĂN HÓA”

(Báo Lao động) Số 24 - Thứ ba 29/01/2013

Dù giải đã được công bố, dư luận vẫn chưa hết “ầm ĩ” về giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2012. Những người trong cuộc vẫn đang cố “bới lông tìm vết” để tố nhau trên công luận, thậm chí còn... buông lời xúc phạm.
Làm sao nhà văn Phạm Ngọc Cảnh Nam - tác giả tiểu thuyết lịch sử: “Thế kỷ bị mất” vừa được Hội Nhà văn Việt Nam trao “Bằng khen” - lại không buồn. Và điều gì đã khiến ông - một nhà văn - một thầy thuốc đông y - vốn đã rất “tiết kiệm” lời, buộc phải gửi thư ngỏ từ chối thì dư luận đã rõ.

Tác phẩm của ông đã bị không chỉ thành viên ban giám khảo “công bố” sai những hai lần tên, một lần là “Một thế kỷ bị mất”, sau dư luận lên tiếng, đã sửa mà vẫn sai mới thấy thật lạ “Một thế kỷ đã mất”, nên dư luận có quyền nghi ngờ về thông tin rằng có thành viên ban giám khảo lại chưa từng... đọc tác phẩm dự giải, nghe đâu... chấm theo tên. Và ngay cả quyết định công bố của Hội Nhà văn cũng... lại sai tên tác phẩm. Ông gửi thư ngỏ thì bị một nhà thơ “bẻ nghẹo” thành đơn. Ông quyết không nói thêm một lời nào nữa - “im lặng là vàng”. Với ông, tác phẩm sống trong lòng người đọc chứ không tồn tại bởi giải thưởng.

Nữ nhà văn Y Ban sau khi gửi thư ngỏ từ chối bằng khen nói rõ lý do và cũng chọn sự im lặng vì “con ong đã tỏ đường đi lối về”. Nhưng cây muốn lặng mà gió lại chẳng đừng. Bỗng nhiên, không chỉ các nhà văn mà cả dư luận xôn xao khi trên trang Web Sông Cửu Long được thành lập theo quyết định của Hội Nhà văn Việt Nam đã đưa một thông tin ngắn ngủi: “Vào lúc 22h51, biên tập WSCL có nhận được tin nhắn từ một số máy lạ, chữ viết không dấu với nội dung như sau: Thưa BCH, các ngài bị lừa vố to. Hãy đọc liền “Cưỡng cơn gió bấc” - Daniel Glattauer. Phải thu lại giải thưởng. Y Ban đạo văn trắng trợn. Kính chào”. Tiếp đó là tin nhắn thứ hai vào lúc 23h19: “Y Ban ăn cắp ý tưởng thư Online của “Cưỡng cơn gió bấc” - Daniel Glattauer”. Tin này WSCL chưa kiểm chứng nên không in chính thức ở mục Tin Văn. Quý bạn đọc, bạn viết có thể đọc tác phẩm “Cưỡng cơn gió bấc” sau khi vào Google để tìm và minh định đúng sai”. (Nguồn: WSCL - 23.1).

Chưa hết, trang web của Nhà văn TPHCM lại tiếp tục “tấn công”: Vào sáng 23.1, trên trang web Sông Cửu Long do nhà văn Vũ Hồng phụ trách có tin nghi vấn tiểu thuyết “Trò chơi huỷ diệt cảm xúc” (NXB Trẻ 2012) của nhà văn Y Ban đạo ý tưởng(?) từ tiểu thuyết “Cưỡng cơn gió bấc” của nhà văn Áo Daniel Glattauer viết năm 2006, do Lê Quang dịch, NXB Phụ Nữ ấn hành tháng 8.2010. Để giúp bạn đọc hiểu thêm về “Cưỡng cơn gió bấc”, xin giới thiệu bài viết của nhà văn Trần Nhã Thuỵ vốn đăng trên Tuổi Trẻ cuối tuần...”.

Độc giả Hoàng Chi Hương đã buộc lên tiếng chỉ ra vài cái sai trên Vanchuongplus rằng “đã chưa kiểm chứng mà đã vội đưa lên để hạ uy tín của nhà văn Y Ban thì thấy rõ ý đồ của một thành viên chung khảo xét giải thưởng năm 2012”. Chịu trách nhiệm hai trang web này chính là nhà văn Vũ Hồng và nhà thơ Lê Quang Trang - đều “nằm” trong hội đồng xét giải. Chi Hương còn khen tài dịch tin nhắn của nhà văn miền sông nước cuối trời. Tin không dấu mà dịch chuẩn như vậy. Thật tài.

Chiều muộn ngày 28.1, nữ nhà văn Y Ban đã quả quyết sẽ không im lặng khi bị vu cáo là đạo văn. Ai chứng minh được “Trò chơi hủy diệt cảm xúc” đã mượn ý tưởng của “Cưỡng cơn gió bấc” thì nữ nhà văn này sẽ chịu mọi hình phạt của dư luận và của cả... trời, đất. Bà nói: Trong một truyện ngắn có tên là “Danh dự” tôi đã viết: Mất danh dự là mất tất cả.

Nhà thơ, nhà văn hóa kiệt xuất Chế Lan Viên từng dạy con: “Con phải chịu khó học. Nếu tiến lên, con thành nhà văn, mà có lùi xuống, con cũng là nhà văn hóa”. Nhà thơ Trần Đăng Khoa “bình” về “lời dạy con”: Thật sâu sắc, thấm thía. Và như thế, không phải nhà văn hóa nào cũng thành được nhà văn. Nhưng đã là nhà văn, thì đồng thời bao giờ cũng phải là một nhà văn hóa. Mà không phải chỉ nhà văn, bất cứ nghệ sĩ nào, bất cứ trí thức nào cũng phải là một nhà văn hóa, nếu muốn thành một nghệ sĩ hay trí thức đích thực.

No comments:

Post a Comment