Phạm Đương
Ở PHỐ KHÂM THIÊN
Nguyên bản:
từng khối người lao về phía trước
như thể có sóng thần đang đuổi sau lưng
bịt mũi bịt mặt không bịt tai bịt mắt
chửi rủa văng tục quạu quọ đủ các kiểu
khói bụi khói xe khói búa xua loại khói
táp vào mặt những ngôi nhà giả cổ
nhuộm đen hai cây đại ở số nhà 95
những khối người vẫn lao về phía trước
mỗi ngày đen đặc mưu toan
đếch cần biết có trận bom rải thảm
từ ba mươi ba năm trước
đếch cần biết có hai cây đại
sần sùi trong nỗi ấm ức
những khối người vẫn lao về phía trước
phía mù mờ phía không có đích
chẳng một ai ngoái lại
nhìn hai cây đại ở số nhà 95…
Đỗ Hoàng dịch ra thơ Việt
như thể có sóng thần đang đuổi sau lưng
bịt mũi bịt mặt không bịt tai bịt mắt
chửi rủa văng tục quạu quọ đủ các kiểu
khói bụi khói xe khói búa xua loại khói
táp vào mặt những ngôi nhà giả cổ
nhuộm đen hai cây đại ở số nhà 95
những khối người vẫn lao về phía trước
mỗi ngày đen đặc mưu toan
đếch cần biết có trận bom rải thảm
từ ba mươi ba năm trước
đếch cần biết có hai cây đại
sần sùi trong nỗi ấm ức
những khối người vẫn lao về phía trước
phía mù mờ phía không có đích
chẳng một ai ngoái lại
nhìn hai cây đại ở số nhà 95…
Đỗ Hoàng dịch ra thơ Việt
Ở PHỐ KHÂM THIÊN
Từng khối người lao về phía trước
Như sóng thần đuổi ngược sau lưng
Tai trơ, mặt mũi bịt bùng
Văng tục quau quọ vẫy vùng đủ chiêu
Búa xua tung xe nhiều bụi khói
Ngôi nhà xưa lở lói thương tâm
Nhà 95, đại tím bầm
Khối người chết lặng ầm ầm lao lên
Mưu toan những ngày đen đậm đặc
Đếch thiết gì bom giặc rải giăng
Đã từ ba mươi ba năm
Đếch cần cây đại tứ thân bên hè.
Sần sùi trong nỗi nghe ấm ức
Khối người kia hừng hực lao lên
Mù mờ không đích, không tên
Chẳng ai ngoái lại nhìn thêm nhà mình
Đại nhà 95 lặng im ./.
Khâm Thiên ơi! Quá tội tình
Chiến tranh
(Đỗ Hoàng thêm 1 câu)
Phạm Đương
Nguyên bản:
CHỊ THÙY TRÂM
chắc chị không nghĩ
sau những hiệp chính
dài đến ba mươi lăm năm
mình vẫn còn kịp cứu một bàn thua
cho những cầu thủ từng mặc áo đội tuyển
nhiều người trong số họ
giờ không muốn đá bóng
chỉ thích bán độ
và nhận huy chương
khó mà tin được
đám cháy ngày ấy
ba mươi lăm năm sau
vẫn còn ngút khói
trước nấm đất bị chìm khuất dưới ngàn cây
từng rơi vào quên lãng
tất cả những cao dày
đều thấy mình nhỏ lại
Đỗ Hoàng dịch ra thơ Việt
VÈ CHỊ THÙY TRÂM
Vè vẻ vè ve
Nghe vè chống Mỹ
Chắc chị không nghĩ
Sau hiệp chính dài
Ba mươi năm ngoai
Bàn thua kịp cứu
Đội tuyển thủ cựu
Không muốn đá ban
Thích cược nhận vàng
Khó mà tìm được
Đám cháy xưa trước
Ba mươi năm sau
Khói nghi ngút đầu
Nắm đất chìm khuất
Quên lãng làm mất
Tất cả cao dày
Đều là bụi bay
Vè vẻ vè ve
Nghe vè chống Mỹ...
Hà Nội, ngày 24 – 1 – 2013
Đ – H
Phạm Đương
Nguyên bản:
Như sóng thần đuổi ngược sau lưng
Tai trơ, mặt mũi bịt bùng
Văng tục quau quọ vẫy vùng đủ chiêu
Búa xua tung xe nhiều bụi khói
Ngôi nhà xưa lở lói thương tâm
Nhà 95, đại tím bầm
Khối người chết lặng ầm ầm lao lên
Mưu toan những ngày đen đậm đặc
Đếch thiết gì bom giặc rải giăng
Đã từ ba mươi ba năm
Đếch cần cây đại tứ thân bên hè.
Sần sùi trong nỗi nghe ấm ức
Khối người kia hừng hực lao lên
Mù mờ không đích, không tên
Chẳng ai ngoái lại nhìn thêm nhà mình
Đại nhà 95 lặng im ./.
Khâm Thiên ơi! Quá tội tình
Chiến tranh
(Đỗ Hoàng thêm 1 câu)
Phạm Đương
Nguyên bản:
CHỊ THÙY TRÂM
chắc chị không nghĩ
sau những hiệp chính
dài đến ba mươi lăm năm
mình vẫn còn kịp cứu một bàn thua
cho những cầu thủ từng mặc áo đội tuyển
nhiều người trong số họ
giờ không muốn đá bóng
chỉ thích bán độ
và nhận huy chương
khó mà tin được
đám cháy ngày ấy
ba mươi lăm năm sau
vẫn còn ngút khói
trước nấm đất bị chìm khuất dưới ngàn cây
từng rơi vào quên lãng
tất cả những cao dày
đều thấy mình nhỏ lại
Đỗ Hoàng dịch ra thơ Việt
VÈ CHỊ THÙY TRÂM
Vè vẻ vè ve
Nghe vè chống Mỹ
Chắc chị không nghĩ
Sau hiệp chính dài
Ba mươi năm ngoai
Bàn thua kịp cứu
Đội tuyển thủ cựu
Không muốn đá ban
Thích cược nhận vàng
Khó mà tìm được
Đám cháy xưa trước
Ba mươi năm sau
Khói nghi ngút đầu
Nắm đất chìm khuất
Quên lãng làm mất
Tất cả cao dày
Đều là bụi bay
Vè vẻ vè ve
Nghe vè chống Mỹ...
Hà Nội, ngày 24 – 1 – 2013
Đ – H
Phạm Đương
Nguyên bản:
Ý NGHỸ RÁCH
Anh cứ ước ao
giá như có thể và được ý nghĩ
bị rách
như vá chiếc áo lính
thời mỗi năm một bộ rưỡi quân phục
nhưng mà thôi!
em đã nghĩ rách về anh
toạc một vết trong đầu
chiếc áo giấc mơ anh lành lặn thế
rạch một đường dao mà không thấy lưỡi
kim chỉ nào vá được ơi em?
Sài Gòn chằng chịt mạng nhện người
Sài Gòn luôn lao về trước
Anh như chiếc đồng hồ ngược
Mượn thời gian vá vết thương khuya
Ai đã rạch một đường hư ảo
Để anh khâu những nhát đầm đìa?
Đỗ Hoàng dịch ra thơ Việt:
Ý NGHĨ BƯƠM
Luôn luôn anh những ước ao
Vá lành ý nghĩ tào lao của mình
Vá như áo lính che hình
Bộ quân phục đã đóng đinh trên người!
Nhưng mà thôi! Nhưng mà thôi.
Ý em nghĩ rách về người của anh
Toạc đầu một vết lạnh tanh
Giấc mơ chiếc áo đang lành tôi mang
Lờ mờ một vệt dao lam
Chỉ nào khâu với kim vàng ơi em!
Sài Gòn mạng nhện chằng xiên
Lao về phía trước khó quên Sài Gòn.
Anh đồng hồ nước mỏi mòn,
Mượn thời gian vá cho tròn vết thương
Ai kia rạch một đường gươm?
Khâu anh những nhát rách bươm đầm đìa!
Hà Nội, ngày 24 – 1 -2012
Đ - H
giá như có thể và được ý nghĩ
bị rách
như vá chiếc áo lính
thời mỗi năm một bộ rưỡi quân phục
nhưng mà thôi!
em đã nghĩ rách về anh
toạc một vết trong đầu
chiếc áo giấc mơ anh lành lặn thế
rạch một đường dao mà không thấy lưỡi
kim chỉ nào vá được ơi em?
Sài Gòn chằng chịt mạng nhện người
Sài Gòn luôn lao về trước
Anh như chiếc đồng hồ ngược
Mượn thời gian vá vết thương khuya
Ai đã rạch một đường hư ảo
Để anh khâu những nhát đầm đìa?
Đỗ Hoàng dịch ra thơ Việt:
Ý NGHĨ BƯƠM
Luôn luôn anh những ước ao
Vá lành ý nghĩ tào lao của mình
Vá như áo lính che hình
Bộ quân phục đã đóng đinh trên người!
Nhưng mà thôi! Nhưng mà thôi.
Ý em nghĩ rách về người của anh
Toạc đầu một vết lạnh tanh
Giấc mơ chiếc áo đang lành tôi mang
Lờ mờ một vệt dao lam
Chỉ nào khâu với kim vàng ơi em!
Sài Gòn mạng nhện chằng xiên
Lao về phía trước khó quên Sài Gòn.
Anh đồng hồ nước mỏi mòn,
Mượn thời gian vá cho tròn vết thương
Ai kia rạch một đường gươm?
Khâu anh những nhát rách bươm đầm đìa!
Hà Nội, ngày 24 – 1 -2012
Đ - H
No comments:
Post a Comment