.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Wednesday, January 23, 2013

TRẦN TRƯƠNG – TẠP CHÍ THƠ VIỆT NAM BẸO ĐÍT NHÀ VĂN Y BAN BẰNG 1 MẨU VĂN BE BÉT CHÍNH TẢ


Trang web Hội Nhà văn đã “độ” lại bài viết của Trần Trương – Tạp chí Thơ Việt Nam. Anh này suốt ngày ăn ngủ với thơ ở số 9 Nguyễn Đình Chiểu, hay viết nhăng cuội, 1 mẩu ngắn kiểu học sinh cấp 1, tư duy còn nhão.
Mấy lần cũng định “phang” nhà PBVH Nguyễn Hoàng Đức để lấy danh nhưng lực bất tòng tâm, viết được vài chữ rồi tịt. Bài đưa lên trang web nhưng nhà thơ Trần Nhương “đã phê” không biết Trần Trương có biết nhục “Chúng tôi tôn trọng cả bản đánh máy sai lỗi chính tả của người tham gia cho thật đúng nguyên bản...”, bởi đây không phải là lần đầu của Trần Trương.
Viết thì chẩm phảy tùm lum, câu cú còn non, nhưng Trần Trương lại cao đạo dạy dỗ Y Ban và các nhà văn Việt Nam rằng: "nhà văn chân chính thì mọi hành vi của mình trong mối quan hệ xã hội cần phải nằm trong phạm trù của Văn hóa và cái đẹp”.Đó là điều tiên quyết ,không thể nào khác được./." Đúng là Văn hóa và cái đẹp của Trần Trương - Tạp chí Thơ Việt.
Bài gốc trên trang Trần Nhương, Trần Trương viết “Đơn xin rút khen thưởng” đã bị trang web Hội Nhà văn tuýt còi, sửa lại thành “Thư xin rút khen thưởng”, chắc Trần Trương đếch biết nhục.
Người ta viết THƯ, ông bảo người ta viết ĐƠN, ngu hết cả phần người khác.
Lâm Bình
Trần Trương - Tạp chí THƠ HỘI định hô biến THƯ thành ĐƠN
TỰ HÀO QUÁ MỨC DỄ THÀNH TỰ KIÊU

TNc: Sau khi chúng tôi đưa Thư ngỏ của nhà văn Y Ban có nhiều ý kiến đồng tình và không đồng tình. Hôm nay chúng tôi nhận bài của nhà thơ Trần Trương trao đổi. Trên tinh thần tôn trọng các ý kiến chúng tôi đăng tải cho khách quan. Chúng tôi tôn trọng cả bản đánh máy sai lỗi chính tả của người tham gia cho thật đúng nguyên bản....
Đọc trên mạng, tôi biết  tác giả  Phạm ngọc cảnh Nam và nhà văn Y Ban từ chối nhận bằng khen của Hội Nhà Văn Việt nam về tác phẩm của mình dự giải Văn học năm 2012.Tôi thấy việc từ chối nhận khen thưởng của 2 tác giả là việc hết sức bình thường, bởi đó là quyền của mỗi người trong cuộc.Ngay Bác Hồ cũng đã từng từ chối nhận Huân chương Sao Vàng cao quí của nhà nước trao tặng, và hai năm về trước ngay chủ tịch Hội Nhà văn VN cũng đã “xin” được không nhận giải thưởng tập thơ “Thương Lượng Với Thời Gian” của ông vì có những những ý kiến “xì xèo” ảnh hưởng tới uy tín của ông, và đó mọi người cho là một hành động, một thái độ ĐẸP được dư luận tán thưởng.
Đơn xin rút việc khen thưởng của anh Cảnh Nam tôi thấy đúng mực, có thể ẩn dấu ở đó sự không hài lòng về cái chưa “công bằng” của Hội đồng chung khảo, nhưng xét cho cùng thì đâu phải Hội đồng chung khảo “dốt” không nhận ra cái hay, cái trung thực của tác phẩm ấy với đề tài lịch sử, nhưng các bạn biết đấy,đã thi cử là có trượt có trúng mà sự trượt, trúng đôi khi có cả sự oan ức.Là nhà văn, chúng ta lại hiểu hơn ai hết về tính phức tạp trong xã hội,vậy nhà văn cần phải bình tâm xử lý cái “phức tạp” ấy, nếu cứ Xồn Xồn lên vỗ ngực ta đang oan ức đây là dễ mất khôn, mà theo các cụ dạy rằng: Mất khôn là dồn đến dại.Ta học Bác Hồ,(có thể ít ai biết chuyện này):Cả đời Bác Hồ không đi thi một cái gì cả, chỉ tự học mà nâng cao kiến thức và trí tuệ , thế mà kiến thức,đức tài của Bác khó ai sánh được.Chả thế Bác đã có lần đặt tên cho một cán bộ cao cấp tên là :Nguyễn chánh Thi (chữ chánh ở đây ta hiểu ngầm là Tránh),nghĩa là tránh mọi cuộc thi, nhưng là tránh thi thố chứ không thể là không thi đua.Lan man một chút để nói trở lại việc chấm giải thưởng văn học của Hội Nhà Văn VN,Tôi được biết là ban , hay hội đồng xét giải  đã có rất nhiều cố gắng, khách quan, tất nhiên cũng có anh thiên vị  một chút về “ông” này, chị kia chỉ vì cái “GU” của nhau, nhưng trên hết vẫn là đề cao cái HAY , cái  MỚI của tác phẩm.Hội nhà văn đã có ý kiến chính thức về trao giải thưởng lần này,vì thế có những anh thái quá đổ cho người ta ăn cắp văn với lý do thiển cận! Rồi cũng phải nói thật rằng:Cách trách móc , giận hờn,bức xúc của chị Y Ban cũng có một vài lý do đáng lưu ý, song cách thể hiện trong đơn hay thư của chị gửi ông chủ tịch Hội và 14 vị BCH Hội NhàVăn VN thì khi đọc người ta chỉ nhận thấy sự bực tức quá mức , dễ hiểu sang ý “Ghen ăn tức ở”.Có người hỏi :nếu chị ấy được giải thưởng chính thức thì liệu chị có phản ứng và từ chối giải thưởng không?Nhà Văn trước hết phải là nhà văn hóa.Văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp.Đâu cứ hô hoán lên thì ta mới là chân lý.Vài lần gặp chị Y Ban tôi vẫn thấy chị thẳng thắn và mạnh mẽ, vui vẻ và quả thực tôi không có ác cảm gì với chị, đọc văn chị tôi thấy chị luôn có sự tìm tòi và mới mẻ, không khuôn sáo,v..v..Song đọc trên mạng TN tôi thấy hơi “ghê ghê”bởi sự trì triết và có thể tưởng là “bóc mẽ” ông chủ thich Hội cũng như BCH để thấy TA mới là chân lý thì cái TÂM của chị đã tự mình đánh mất mình rồi, nhà văn tự bới móc hoặc “sát ván” nhau như thế thì có gì hay?có người hỏi tôi:Sao nhà văn các anh lắm chuyện thế? Vì thế , nếu ai đó cứ luôn mang trong mình một sự tự hào quá đáng nó dễ biến thành tự kiêu vô lối lúc nào không biết.Tôi viết mấy dòng này không phải để “bênh” ai hoặc tỏ vẻ “răn dạy”ai,vì kiến thức của tôi cũng còn hạn hẹp lắm,Và tôi chỉ tâm niệm rằng :Văn mình đã hay thì Hữu xạ tự nhiên hương, đâu chỉ hay ở cái “mác” Giải thưởng. Hơn nữa là nhà văn chân chính thì mọi hành vi của mình trong mối quan hệ xã hội cần phải nằm trong phạm trù của Văn hóa và cái đẹp”.Đó là điều tiên quyết ,không thể nào khác được./.

Nguồn: TNc
_________________________

DƯỚI ĐÂY LÀ BÀI VIẾT CỦA TRẦN TRƯƠNG ĐƯỢC TRANG WEB HỘI NHÀ VĂN “ĐỘ” LẠI CHO ĐÚNG CHÍNH TẢ

Tự hào quá mức dễ thành tự kiêu

Nhà thơ Trần Trương - 22-01-2013 12:14:28 PM
VanVN.Net – Nhà thơ Trần Trương (Tạp chí Thơ, Hội Nhà văn VN) trong bài viết của mình, đã bày tỏ quan điểm: “…là nhà văn chân chính thì mọi hành vi của mình trong mối quan hệ xã hội cần phải nằm trong phạm trù của Văn hóa và cái đẹp. Đó là điều tiên quyết, không thể nào khác được.” Để rộng đường dư luận, VanVN.Net xin đăng tải ý kiến của nhà thơ Trần Trương bình luận về thái độ và cách ứng xử của nhà văn Y Ban và tác giả Phạm Ngọc Cảnh Nam trong việc từ chối nhận Bằng khen của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012.
Đọc trên báo và các trang mạng cá nhân, tôi biết tác giả Phạm Ngọc Cảnh Nam và nhà văn Y Ban từ chối nhận Bằng khen của Hội Nhà Văn Việt Nam về tác phẩm của mình dự giải Văn học năm 2012. Tôi thấy việc từ chối nhận khen thưởng của 2 tác giả là hết sức bình thường, bởi đó là quyền của mỗi người trong cuộc. Ngay Bác Hồ cũng đã từng từ chối nhận Huân chương Sao Vàng cao quí của nhà nước trao tặng, và hai năm về trước Chủ tịch Hội Nhà văn VN cũng đã “xin” được không nhận giải thưởng tập thơ “Thương Lượng Với Thời Gian” của ông vì có những những ý kiến “xì xèo” ảnh hưởng tới uy tín của ông, và đó mọi người cho là một hành động, một thái độ ĐẸP được dư luận tán thưởng.
Thư xin rút việc khen thưởng của anh Cảnh Nam tôi thấy đúng mực, có thể ẩn giấu ở đó sự không hài lòng về cái chưa “công bằng” của Hội đồng chung khảo, nhưng xét cho cùng thì đâu phải Hội đồng chung khảo “dốt” không nhận ra cái hay, cái trung thực của tác phẩm ấy với đề tài lịch sử, nhưng các bạn biết đấy, đã thi cử là có trượt có trúng mà sự trượt, trúng đôi khi có cả sự oan ức. Là nhà văn, chúng ta lại hiểu hơn ai hết về tính phức tạp trong xã hội, vậy nhà văn cần phải bình tâm xử lý cái “phức tạp” ấy, nếu cứ sồn sồn lên vỗ ngực ta đang oan ức đây là dễ mất khôn, mà theo các cụ dạy rằng: Mất khôn là dồn đến dại. Trở lại việc chấm giải thưởng văn học của Hội Nhà Văn VN, tôi được biết là ban, hay hội đồng xét giải đã có rất nhiều cố gắng, khách quan, trên hết vẫn là đề cao cái HAY, cái  MỚI của tác phẩm. Hội Nhà văn đã có ý kiến chính thức về trao giải thưởng lần này. Rồi cũng phải nói thật rằng: Cách trách móc, giận hờn, bức xúc của chị Y Ban cũng có một vài lý do đáng lưu ý, song cách thể hiện trong đơn hay thư của chị gửi ông chủ tịch Hội và 14 vị BCH Hội Nhà văn VN thì khi đọc người ta chỉ nhận thấy sự bực tức quá mức, dễ hiểu sang ý “ghen ăn tức ở”. Có phóng viên hỏi: nếu chị ấy được giải thưởng chính thức thì liệu chị có phản ứng và từ chối giải thưởng không? Nhà văn trước hết phải là nhà văn hóa. Văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp. Đâu cứ hô hoán lên thì ta mới là chân lý. Vài lần gặp chị Y Ban tôi vẫn thấy chị thẳng thắn và mạnh mẽ, vui vẻ và quả thực tôi không có ác cảm gì với chị, đọc văn chị tôi thấy chị luôn có sự tìm tòi và mới mẻ, không khuôn sáo,v..v.. Song đọc trên mạng TN tôi thấy hơi “ghê ghê” bởi sự chì chiết và có thể tưởng là “bóc mẽ” ông Chủ tịch Hội cũng như BCH để thấy TA mới là chân lý, thì cái TÂM chị đã tự mình đánh mất mình rồi, nhà văn tự bới móc hoặc “sát ván” nhau như thế thì có gì hay? Có người hỏi tôi: Sao nhà văn các anh lắm chuyện thế? Thiết nghĩ, nếu ai đó cứ luôn mang trong mình một sự tự hào quá đáng nó dễ biến thành tự kiêu vô lối lúc nào không biết. Tôi viết mấy dòng này không phải để “bênh” ai hoặc tỏ vẻ “răn dạy” ai, vì kiến thức của tôi cũng còn hạn hẹp lắm. Và tôi chỉ tâm niệm rằng: văn đã hay thì Hữu xạ tự nhiên hương, đâu chỉ hay ở cái “mác” Giải thưởng. Hơn nữa là nhà văn chân chính thì mọi hành vi của mình trong mối quan hệ xã hội cần phải nằm trong phạm trù của Văn hóa và cái đẹp. Đó là điều tiên quyết, không thể nào khác được
Nguồn: Vanvn

2 comments:

  1. Tranh thủ nịnh bác Hồ tý để kiếm cháo!

    ReplyDelete
  2. Thử trưng ra vài bài viết của Lâm Bình xem có cái lỗi nào không. Nhân vô thập toàn. Hơn nữa, mỗi anh giỏi ở một một lĩnh vực riêng. Anh Lâm Bình này viết hạ nhục người khác không biết vì có quan hệ bà con gì với Y Ban hay không hay có ý gì khác. Cha ông dạy rồi, "cười người hôm trước hôm sau ngươi cười".
    Những từ ngữ như thế này: "Anh này suốt ngày ăn ngủ với thơ ở số 9 Nguyễn Đình Chiểu, hay viết nhăng cuội, 1 mẩu ngắn kiểu học sinh cấp 1, tư duy còn nhão." hay "Viết thì chẩm phảy tùm lum, câu cú còn non, nhưng Trần Trương lại cao đạo dạy dỗ Y Ban và các nhà văn Việt Nam" là không chấp nhận được vì như thế là đẩy người ta vào con đường "chết" trong sự nghiệp của họ.
    Ông Phương đưa ra một vài nhận định cũng chính xác mà, có nhất thiết phải nặng lời với ông ấy vậy không? Nhưng qua vời lời của Lâm Bình, tôi thấy anh này
    thiếu tố chất của một nhà văn chân chính.

    ReplyDelete