Lâu nay, chuyện các nhà văn từ chối nhận giải đã từng xuất hiện như Hồ Anh Thái, Hoàng Ly và ngay cả ông Chủ tịch Hội Nhà văn Hữu Thỉnh đã từng xảy ra. Lý do thì nhiều, nhưng ít ai trong số họ chịu phát biểu một cách thẳng thắn. Thế nên, sự từ chối này vẫn chỉ là để biết với nhau. Nhưng ít nhất sự từ chối của họ cũng không tạo nên scandal văn chương như lần trao giải thưởng văn học năm nay.
Nhà
văn, nhà thơ vốn là những người luôn bị định hình bởi lối nghĩ “văn mình vợ
người”. Hiếm và thật hiếm những ông (bà) tự nhận tác phẩm mình dở tệ hay chưa
đạt để cầm bút viết lại. Nói thế để thấy, trong giới văn chương nước ta, cái sự
phê bình vốn dĩ rất khó, khó đến mức đã từng có nhiều nhà văn, nhà thơ không
nhìn mặt nhau khi trót chê văn. Vậy nên, cái sự từ chối giải thưởng cũng là
chuyện thường tình trong giới cầm bút ở nước ta… Bởi đơn giản một điều là cái
sự từ chối này, nhiều lúc cũng chỉ là do cảm tính mà ra chứ không dựa trên bất
cứ cơ sở nào.
Tuy
nhiên cái cách từ chối vừa rồi của hai tác giả Y Ban và Phạm Ngọc Cảnh Nam thì
lại là điều đáng bàn. Nói gì thì nói họ cũng là những tác giả có tên, những con
người đại diện cho nền văn học nước nhà nhưng hành xử thì lại không văn chút
nào.
Trong
một phát biểu nhà văn Y Ban nói không phục hai “phiếu trắng” của thành viên Ban
Giám khảo (BGK) bởi theo bà: “Làm giám khảo mà không dám đối mặt với chỉ một
cái tên trên một tờ giấy? Vậy tại sao vẫn thích ngồi ở ghế BGK. Là vì oai?”.
Nhưng đây chỉ là nhận định chủ quan của nhà văn Y Ban. Bởi trong bất kỳ cuộc bỏ
phiếu nào cũng tồn tại phiếu trắng. Và bản thân phiếu trắng cũng không phải là
sự phủ định sạch trơn mà nó có ý nghĩa rõ ràng đó là thể hiện quan điểm của
giám khảo chưa thấy tác phẩm đạt. Cũng có thể hiểu tâm trạng của nhà văn Y Ban
để rồi thông cảm cho những phát ngôn của bà.
Ngay
cả nhà văn Phạm Ngọc Cảnh Nam cũng nói một cách rất quy chụp. Vẫn biết rằng
bằng chứng đâu ra khi nhân vật chính là quyển sách và những tờ lá phiếu. Tuy
nhiên, khi phát ngôn thì phải có sức thuyết phục, bởi trên thực tế, quyển tiểu
thuyết của nhà văn này cũng chưa tạo được một làn sóng, một cú hích mạnh mẽ để
công chúng phải nhìn vào văn học Việt. Mà một khi chưa làm được điều đó thì nên
chăng chúng ta chỉ nói nhỏ, chê nhỏ, khen nhỏ với nhau mà thôi.
Hơn
50 năm qua, giải thưởng Hội Nhà văn luôn là một giải thưởng mang tính xã hội
rộng lớn, là ham muốn, là động lực để phấn đấu của các nhà văn. Ai cũng muốn
mình một lần được ghi tên vào đó, đặc biệt là các nhà văn ở địa phương. Tuy
nhiên, kèm theo điều kiện đó là giải thưởng mà được BGK thẩm định chuẩn. Không
thể phủ nhận rằng trong những năm gần đây giải thưởng Hội Nhà văn có một số vấn
đề, không nhận được hưởng ứng tốt của công chúng, ngay cả những người được giải
cũng phản ứng. Điều đó chứng tỏ đã có những dấu hiệu không được chuẩn. Không
chuẩn ở đâu, có lẽ việc này Hội Nhà văn cũng phải ngồi lại và bàn tính kỹ để
làm sao việc trao giải và người nhận giải đều cảm thấy họ thực sự đáng được
vinh danh.
Câu
chuyện từ chối giải thưởng văn chương lần này cũng chỉ là bình thường, không có
gì đáng ngạc nhiên. Bởi không có giải thưởng nào tuyệt đối, nó chỉ tiếp cận với
giá giá trị chứ chưa phải là giá trị. Tuy nhiên, nói gì thì nói văn chương là
lĩnh vực rất nhạy cảm, cái ranh giới hay, dở gần như không dễ phân định. Đó là
lý do mà những giải thưởng liên quan đến nghệ thuật luôn có những lùm xèm đeo
bám xung quanh. Không chỉ ở địa hạt văn học, sân khấu, điện ảnh đều dình chàm
sau những buổi trao giải tôn vinh.
Nhưng
điều đáng nói là bản thân người được nhận giải thưởng. Họ hầu hết là những
người mà công chúng chỉ mặt biết tên. Thế nên, bất kỳ một câu nói, hay hành
động đều được quan tâm một cách sâu sát. Và thật buồn khi một bộ phận những
người từ chối đã không thể hiện được một thứ “văn hoá từ chối” cho xứng tầm với
những người có chữ nghĩa. Họ vô tình đã làm “tổn thương” tình cảm của công
chúng và cũng vô tình đánh mất hình ảnh của mình.
Chuyện
người trong nhà tố nhau lẽ ra chỉ là chuyện “nhỏ” nhưng chỉ vì cách xử sự hồ đồ
đã khiến cho Hội Nhà văn đau đầu và bản thân họ bị mất mát quá nhiều. Đây là
chuyện riêng của các nhà văn nhưng cũng là câu chuyện chung của những người làm
trong ngành nghệ thuật.
Giải thưởng văn học năm
2012 gồm các tác phẩm sau:
I. GIẢI THƯỞNG:
1. Văn xuôi:
- Tập truyện ngắn “Thành
phố đi vắng” của nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ.
2. Thơ:
- Tập “Trường ca Chân
đất” của nhà thơ Thanh Thảo.
- Tập thơ “Giờ thứ 25”
của nhà thơ Phạm Đương.
- Tập thơ “Màu tự do của
đất” của nhà thơ Trần Quang Quý.
3. Lý luận phê bình:
- Tập tiểu luận, phê bình
văn học “Đa cực và điểm đến” của nhà văn Văn Chinh.
II. Tặng BẰNG KHEN của
BCH Hội Nhà văn Việt Nam:
1. Văn xuôi:
- Tiểu thuyết “Trò chơi
hủy diệt cảm xúc” của nhà văn Y Ban.
- Tiểu thuyết “Thế kỷ bị
mất” của tác giả Phạm Ngọc Cảnh Nam.
2. Thơ:
- Tập thơ “Hoa hoàng đàn
nở muộn” của nhà thơ Khuất Bình Nguyên.
- Tập thơ “Chất vấn thói
quen” của nhà thơ Phan Hoàng.
|
Thanh Huyền
* Nhà văn Trần Thị
Trường:
HÃY CHẤP NHẬN MỌI THỨ CHỈ
LÀ TƯƠNG ĐỐI
Tôi không hiểu làm cách
nào mà Ban giám khảo, trong ngần ấy thời gian có thể đọc được hết 200 tác
phẩm dự thi. Vì vậy, chuyện có những tác phẩm không được đọc kỹ hay bỏ sót
lỗi này lỗi khác cũng là chuyện dễ hiểu. Bản thân tôi chưa đọc kỹ 2 tác phẩm
của nhà văn Y Ban và nhà văn Phan Ngọc Cảnh Nam... nên tôi cũng không dám nói
gì về chất lượng. Nhưng tôi nghĩ rằng, đối với người viết, thì chuyện giải
thưởng cũng không quan trọng lắm. Ngay đến giải Nobel vừa rồi cũng có nhiều ý
kiến cho rằng, Murakami Haruki xứng đáng được nhận giải Nobel hơn Mạc Ngôn.
Đối với tôi, cả hai nhà văn đó đều xứng đáng được giải Nobel. Giá mà có thêm
nhiều giải danh giá như Nobel thì cả làng đều vui. Vậy nên hãy chấp nhận mọi
thứ chỉ là tương đối cho vui. Còn nếu không chấp nhận thì chúng ta cũng không
nên dự vào đấy nữa.
* Nhà văn Đình Kính:
RÚT TRƯỚC KHI TRAO GIẢI
THÌ HAY HƠN
Nhà văn Đình Kính - một
trong 9 thành viên Hội đồng chung khảo, các nhà văn có quyền rút khỏi danh
sách đề nghị tặng bằng khen của hội, nhưng đáng lẽ việc rút diễn ra trước khi
Ban Chung khảo tổ chức xét giải thì hay hơn. Phát ngôn chính thức từ Hội Nhà
văn khẳng định: Giải thưởng Hội Nhà văn năm 2012 được xét đúng quy chế. Hoàn
toàn không có lợi ích nhóm và phiếu trắng như trong lá thư ngỏ của nhà văn Y
Ban.
|
No comments:
Post a Comment