“Còn các nhà văn, nhà thơ hiện giờ ra
sao? Ở Việt Nam hiện nay đang có tình trạng cả khoa đều làm bằng thạc sĩ bằng
cách tự chấm cho nhau, mà nhân gian vẫn nói đùa “chín phẩy năm” điểm tức là
“nắm phải chim”. Có nhiều nhà thơ ẵm hết giải bé đến giải to, nhưng rút cục vẫn
phải thừa nhận “chúng ta là tép”.
Giải thưởng không có tiêu chí, chỉ loanh quanh chấm và trao cho các đồng đội thuộc hệ “nước phở mậu dịch” giống mình, thì làm sao có thể phát hiện ra nhân tài. Thật ra nói đích xác, người ta đánh chặn hiền tài nhiều hơn là phát hiện. Nhưng than ôi ống kính mậu dịch bé lắm, giải thưởng thì ít, nhưng hội viên đông nghìn nghịt đang kéo đàn kéo đống đòi qua cửa hẹp mỗi năm, làm sao đòi đến lượt đây?”
Việc nữ
nghệ sĩ Kim Chi từ chối nhận giải thưởng từ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có lẽ là
một trường hợp xưa nay chưa từng có ở Việt Nam. Để bình bầu có lẽ chị cũng đứng
vào hàng vĩ nhân lương tâm của thế giới. Kim Chi chỉ là diễn viên điện ảnh, có
nghĩa là, chị chỉ là người dùng ngoại hình để thể hiện nghệ thuật. Chị hiển
nhiên là phận đàn bà – nữ nhi – chân yếu tay mềm, vậy mà dám dấn thân dũng cảm
sống theo tiêu chí của lương tâm mình, phù hợp với ý chí chung của công ước
quốc tế và dân chúng lương thiện, đủ thấy đáng chiêm ngưỡng đến mức nào!
Vậy mà
hãy nhìn đa số các nhà thơ, nhà văn, văn nghệ sĩ, hay trí thức của nước Việt
ta, dù là những tác giả có tư duy và sáng tạo bởi bộ não, cảm xúc đòi hỏi phải
tinh tế, vấn đề trọng đại và vĩ mô của tinh thần, đã có vị nào dám từ chối giải
thưởng lớn đến thế chưa, hay là các vị còn bận chen chúc nhau lách qua kẽ cửa
hẹp của Hội Nhà văn, rồi đua nhau kiễng gót hái giải thưởng từ cấp làng, cấp
xã, cấp tỉnh, rồi trung ương?
Việc chị
Kim Chi từ chối giải thưởng của thủ tướng, xét về mặt lý thuyết là đứng hàng
đầu nhân phẩm, cũng như lương tâm nhân loại. Đó là cách Bất thừa nhận, hay Bất
cộng tác một cách bất bạo động. Từ chối gía trị quan diện của nhà nước bất xứng
để xác định giá trị theo lẽ phải thường trực của loài người.
Lý
thuyết đó về mặt nhân phẩm đứng chót vót trên đỉnh cao nhân loại. Nhà tư tưởng
Mỹ, ngài Thoreau đã không đóng thuế để chịu vào tù. Ông nói: tôi không thể đóng
thuế cho một chính quyền mà nó dùng đồng tiền đó vào những việc làm sai trái
nhằm chống lại nhân dân. Lý thuyết của ông được gọi là “Bất hợp tác”
(non-contact). Ngài Gandhi đã không mất một viên đạn nào để đòi độc lập cho dân
Ấn Độ, khiến không chỉ dân tộc Ấn phong thánh cho ngài với cái tên thánh Gandhi,
mà còn khiến nhiều chính phủ ở Âu Mỹ trọng nể. Gandhi thừa nhận đã lấy Thoreau
làm người thầy của mình, và học tập cái “Bất cộng tác” của Thoreau để biến
thành cái “Bất bạo động” (non-violence) của ông.
Hãy thử
nhìn Kim Chi, với mức độ rụp một cái từ chối giải thưởng từ tay thủ tướng đương
thời, chẳng phải là bất cộng tác ở tầm vóc cao nhất sao? Thủa xưa hai bà Trưng
Trắc và Trưng Nhị tuy là niềm tự hào của nước Việt, nhưng đó là niềm tự hào bất
đắc dĩ, vì hai bà quần hồng phải đứng lên đánh ngoại xâm thử hỏi những mày râu
sức dài vai rộng đi đâu? Giờ hãy nhìn vào đội ngũ đàn ông Việt Nam, cả nghìn
người mỗi năm vẫn còn lo chen chúc đòi vào hội. Vận nước đâu có lo, danh dự thì
xa lắc, hoài bão thì bò quanh chiếu thơ ú ớ mấy thán từ biến thể về tình dục…
so với Kim Chi có sỉ nhục không?
Chuyện
của Kim Chi khiến chúng ta nhớ đến học giả Nguyễn Hiến Lê (1912-1984), cách nay
đúng 40 năm (1973) tại Việt Nam Cộng Hoà khi từ chối nhận Giải tuyên dương Văn
học Nghệ thuật của báo Tiền Tuyến thuộc chính phủ. (Giải 1 triệu đồng tương
đương 25 lượng vàng).
Ông để
lại một câu nói thật nhân văn: “Mỗi người đã phải đóng vai trò trong xã hội thì
tôi lựa vai trò thư sinh. Sống giữa sách và hoa, được lòng quí mến, tin cậy của
một số bạn và độc giả, tôi cho là sướng hơn làm một chính khách được hàng vạn
người hoan hô. Nhưng làm nhà văn thì phải độc lập, không nên nhận một chức tước
gì của chính quyền…” (Nguyễn Hiến Lê)
Còn các
nhà văn, nhà thơ hiện giờ ra sao? Ở Việt Nam hiện nay đang có tình trạng cả
khoa đều làm bằng thạc sĩ bằng cách tự chấm cho nhau, mà nhân gian vẫn nói đùa
“chín phẩy năm” điểm tức là “nắm phải chim”. Có nhiều nhà thơ ẵm hết giải bé
đến giải to, nhưng rút cục vẫn phải thừa nhận “chúng ta là tép”. Giải thưởng
không có tiêu chí, chỉ loanh quanh chấm và trao cho các đồng đội thuộc hệ “nước
phở mậu dịch” giống mình, thì làm sao có thể phát hiện ra nhân tài. Thật ra nói
đích xác, người ta đánh chặn hiền tài nhiều hơn là phát hiện. Nhưng than ôi ống
kính mậu dịch bé lắm, giải thưởng thì ít, nhưng hội viên đông nghìn nghịt đang
kéo đàn kéo đống đòi qua cửa hẹp mỗi năm, làm sao đòi đến lượt đây?
Xin hãy
nhìn bài học của Kim Chi và Nguyễn Hiến Lê. Còn nếu ngoảnh mặt đi, ta mãi mãi
chỉ là nhà thơ trên chiếu rách nỉ non, nếu có chút kiêu hãnh thì chỉ là thứ
hãnh diện trong xó tối, làm sao có thể là niềm tự hào của ánh sáng vinh quang
nhân loại?
17/01/2013
NGUYỄN HOÀNG ĐỨC
No comments:
Post a Comment