.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Wednesday, January 23, 2013

NGUYỄN VĂN DÂN: CHỈ CÓ NHÀ THƠ HỮU THỈNH TỪ CHỐI GIẢI THƯỞNG VÌ LÝ DO CÁ NHÂN, CÒN TẤT CẢ CÁC TRƯỜNG HỢP KHÁC ĐỀU LÀ TỪ CHỐI “TẶNG THƯỞNG VÀ BẰNG KHEN”

Các báo mạng còn đưa tin trước đây đã có nhiều người từ chối giải thưởng Hội nhà văn VN. Nhưng trong những ví dụ họ nêu ra thì chỉ có nhà thơ Hữu Thỉnh từ chối giải thưởng vì lý do cá nhân, còn tất cả các trường hợp khác thì đều là từ chối “tặng thưởng” chứ không phải là từ chối giải thưởng. Đây mới chính là vấn đề cốt lõi mà các báo đã không nhận ra mà chỉ đưa ra một nhận định chung chung dễ dãi là có sự “từ chối giải thưởng”, làm như thể việc trao giải thưởng của Hội NVVN luôn có vấn đề.


Ý KIẾN NGẮN VỀ CHUYỆN GIẢI THƯỞNG

Mấy ngày nay, rất nhiều trang mạng đưa tin với cái tít rất giật gân: “Hai nhà văn từ chối giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam”. Tôi ngạc nhiên vì thấy các tác phẩm dự giải năm nay đều đã được các tác giả có tác phẩm dự giải đồng ý gửi tác phẩm của mình để xét giải. Vậy tại sao khi được chấm giải họ lại từ chối? Đọc lại thông báo thì hoá ra họ từ chối bằng khen chứ không phải là “từ chối giải thưởng”.
Các báo mạng còn đưa tin trước đây đã có nhiều người từ chối giải thưởng Hội nhà văn VN. Nhưng trong những ví dụ họ nêu ra thì chỉ có nhà thơ Hữu Thỉnh từ chối giải thưởng vì lý do cá nhân, còn tất cả các trường hợp khác thì đều là từ chối “tặng thưởng” chứ không phải là từ chối giải thưởng. Đây mới chính là vấn đề cốt lõi mà các báo đã không nhận ra mà chỉ đưa ra một nhận định chung chung dễ dãi là có sự “từ chối giải thưởng”, làm như thể việc trao giải thưởng của Hội NVVN luôn có vấn đề. Và người ta cũng có thể đặt câu hỏi: Tại sao các tác giả đã đồng ý gửi tác phẩm dự giải mà lại từ chối giải? Có lẽ vấn đề chính là ở cái chuyện “tặng thưởng” và “bằng khen” này. (Ngày 20/1/2013, báo mạng Vietnamnet đưa tin: “Hai nhà văn từ chối giải thưởng, Hội nói gì?” Chỉ ít phút sau khi được một comment góp ý, Vietnamnet đã âm thầm sửa lại chữ “giải thưởng” thành chữ “bằng khen” nhưng không cho hiển thị comment đó. Đó cũng là một sự tiếp thu nhưng chưa dũng cảm công khai nhận lỗi.)
Trên thế giới, hầu hết các giải thưởng đều chỉ có một hạng hoặc hai – ba hạng chứ không có “tặng thưởng” hoặc “bằng khen”. Sau khi trao giải, nếu có ý kiến thì chỉ có ý kiến về việc tác phẩm được trao giải có xứng đáng hay không xứng đáng. Và cũng có những người từ chối giải thưởng vì những lý do cá nhân. Nhưng không vì thế mà họ được coi là có nhân cách cao hơn các nhà văn không từ chối giải thưởng.
Đối với Hội Nhà văn VN, trước đây Hội có lập ra giải thưởng và tặng thưởng. Nhưng vì có một số nhà văn được “tặng thưởng” khi khai lý lịch cứ ghi đại khái là “được giải thưởng”, cho nên gần đây Hội quyết định bỏ hình thức “tặng thưởng” và bỏ cả việc phân hạng giải thưởng A, B, C, chỉ còn lại duy nhất một giải thưởng đồng hạng là “giải thưởng Hội Nhà văn VN”.
Đến mùa xét giải năm 2010 (là năm tôi được tham gia Hội đồng chung khảo), khi thấy có một số tác phẩm sít soát quá bán, Hội đồng chung khảo cảm thấy tiếc nên đã xét thêm bằng khen cho những tác phẩm sít soát quá bán đó. Thế là lại xuất hiện một hình thức khen thưởng mới là “bằng khen” mà thực chất chẳng khác gì “tặng thưởng”. Về điều này, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đã có nhận xét: Bằng khen thường chỉ trao cho người chứ không trao cho vật. Ý kiến này theo tôi cũng có lý.
Tôi cho rằng Hội nhà văn cần chấn chỉnh lại việc xét giải; phải có một quy chế xét giải chặt chẽ và khoa học hơn nữa. Nếu quy chế đã quy định chỉ có giải thưởng thì chỉ xét giải thưởng, đừng vì cảm tính mà thêm bằng khen vào để lại gây rắc rối như với hình thức tặng thưởng. Nếu chỉ có giải thưởng thì chắc chắn chuyện “từ chối” sẽ chấm dứt. Vì khi có người từ chối thì người ta hay nghĩ đến cách làm việc của Hội có vấn đề. Và nếu chỉ có giải thưởng thì sẽ không có chuyện các tác giả bị nghi ngờ oan là tại sao đã đồng ý gửi tác phẩm dự giải mà lại từ chối!
NGUYỄN VĂN DÂN

6 comments:

  1. Ở đây không có hiểu lầm gì đảu! Từ chối bất kỳ cái gì thì đều có nghĩa là tiếng nói "không!" dỏng dạc với nền văn học nô dịch và với tư cách thấp hèn của những kẻ cầm đầu nền văn học này.Tòa nhà chân đất sét đang bục lở từng mảng, vô phương cứu chữa, ông Dân đửng mang chuyện thủ tục, thể lệ linh tinh ra mà biện hộ.Muộn rồi ông GS ơi, bịp ai được nữa!

    ReplyDelete
  2. Hội nhà văn vốn dĩ đã không phải là một hội như tên gọi của nó mà chỉ là một ban của Đảng cộng sản Việt Nam. Nghĩa là không chính danh, mà đã không chính danh thì làm gì cũng là giả hết, mọi thủ tục đều là giả cả. Màu mè nữa mà làm gì?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Giang Hồ ngoan Đất Cảng.January 24, 2013 at 9:43 AM

      CHỦ TỊT HNVVN NGUYỄN HỮU THỈNH MUÔN... N...Ă...M!!!

      Trên một chuyến tàu chở các NV thế giới đi thực tế về tình hình Biển Đông, gồm 2 người Mỹ, hai người Cu Ba, hai người Đức và hai NV Việt Nam. Tối hôm đó mưa to gió lớn nên tàu cần hai người hi sinh để giảm trọng lượng tàu. Hai người Cu Ba la lớn: " Vì tinh thần Che vĩ đại " roài lao tòm xuống biển hi sinh anh dũng. Tối hôm sau mưa to, gió lại lớn hơn, tàu cần phải giảm tải thêm hai người nữa,hai NV Đức la lên: " vì Hit Le vĩ đại ", rồi cùng nắm tay nhau lao mình xuống dòng nước chết. Đêm tiếp theo, sóng biển ngày một hung dữ, tàu lại cần hai người hi sinh, lúc này hai nhà văn Việt Nam la lớn: " Vì Chủ tịch Nguyễn Hữu Thỉnh muôn...n...ă...m, chúng tôi thà chết chứ không chịu hi sinh ", rồi lao đến... Hết sức bình sinh... đẩy hai NV Mỹ xuống biển.

      Câu chiện trên nhà cháu hóng hớt được từ Nhà báo Lê Phương Dung, cháu cũng chỉ là người ọp pi lại, nếu có gì sơ sót, kính mong các đại văn hào VN lượng thứ, cứ nhè LPD mà mắng mỏ cho bõ nếu thấy bực bội.

      Delete
    2. HNV = Ban (của Đ) này còn lừa bịp và lấy cắp tiền dân để giở trò hòa hợp hòa điệu Á Phi quốc tế quốc tể toàn cầu nobel. Sắp sửa cong đít bỏ tiền để in tạp chí á phi hoa sen quốc tế để mấy đàn em mậu dịch sẽ phê lòi ra vì thơ văn của mình đã bay tra thế giới. Cũng từ tiền thí bố làm chính trị hội nhạp mà cứ nhắm tít mắt thủ dâm văn học với toàn cầu...

      Delete
  3. "Ý kiến ngắn về chuyện giải thưởng "-Nguyễn Văn Dân"
    Có hai mức khen khác nhau trong một "Trò chơi giải thưởng", trong một "Câu chuyện giải thưởng ", đó là Giải thưởng và Bằng khen, và chính ông Nguyễn Văn Dân vẫn gọi chung đó là "chuyện giải thưởng". Nay ông bảo các nhà văn đang từ chối Bằng khen, chứ không phải từ chối giải thưởng ; lại còn bảo xưa nay chỉ có một mình Hữu Thỉnh từ chối giải thưởng ( vừa là tên một Trò chơi , vừa trùng với tên một mức giải thưởng) là cố tình lợi dụng sự nhập nhằng chữ nghĩa ( Trò chơi giải thưởng và tên gọi một Mức giải thưởng trong Trò chơi giải thưởng ) để đánh lừa người đọc, xuất phát từ động cơ không ngay thẳng.






    KHÔNG NÊN CỐ TÌNH LẬP LUẬN MẬP MỜ ĐÁNH LẬN KHÁI NIỆM NƠI ĐÂY:
    1-HẰNG NẰM, HỘI NHÀ VĂN ĐỀU CÓ ĐỢT HỌP XÉT "GIẢI THƯỞNG" (1) THƯỜNG NIÊN CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG THAM GIA TỪ NHIỀU NGUỒN KHÁC NHAU.
    2-TRONG KHUÔN KHỔ GIẢI THƯỞNG (1) THƯỜNG NIÊN NÀY, CỤ THỂ NƠI NĂM NAY, ĐƯỢC THIẾT CHẾ 2 CẤP BẬC, MANG 2 TÊN GỌI KHÁC NHAU. ĐÓ LÀ "GIẢI THƯỞNG" (2) VÀ "BẰNG KHEN".
    NÓI RÕ HƠN, TRONG KHUÔN KHỔ ĐỢT XÉT “GIẢI THƯỞNG” (1) THƯỜNG NIÊN NĂM NAY, "GIẢI THƯỞNG" (2) LÀ “TÊN GỌI” CHO CẤP CAO NHẤT, KẾ ĐẾN LÀ “BẰNG KHEN”; CÒN ... "GIẢI THƯỞNG" (1) LÀ TÊN GỌI THƯỜNG NIÊN CỦA MỘT CHỦ TRƯƠNG, CỦA MỘT ĐỢT XÉT (GIẢI) THƯỞNG (THƯỜNG NIÊN) DO HỘI NHÀ VĂN ĐẶT RA KỂ TỪ NĂM NÀO ĐÓ...
    3-DO VẬY, VIỆC NHÀ VĂN A HAY B, SAU KHI ĐÃ THAM DỰ VÀO ĐỊNH KỲ XÉT "GIẢI THƯỞNG" (1) HẰNG NĂM CỦA HỘI NHÀ VĂN RỒI, NHƯNG BẤT NGỜ TỪ CHỐI CÁI MÀ MÌNH VỪA ĐẠT ĐƯỢC, DÙ ĐANG Ở CẤP "GIẢI THƯỞNG" (2) HAY CHỈ Ở CẤP "BẰNG KHEN" , THÌ AI CŨNG CÓ THỂ BẢO NHÀ VĂN A HAY B ĐÓ VỪA TỪ CHỐI GIẢI THƯỞNG (1) CỦA HỘI NHÀ VĂN ĐƯỢC! GIỐNG NHƯ THỜI PHONG KIẾN, TỪ CHỐI “GIẢI NGUYÊN” HAY “ GIẢI X ” , “GIẢI Y” -THẤP HƠN TRONG MỘT KHOA THI HƯƠNG, CŨNG ĐỀU LÀ TỪ CHỐI “GIẢI” , TỪ CHỐI "SỰ CÔNG NHẬN " NƠI BGK CỦA KHOA THI ẤY CẢ.

    ReplyDelete
  4. Dẹp cái trò hề cấp giải mì chính, tem phiếu này đi là vừa! Chỉ có những giải thưởng đích thực từ nhân dân, từ trí thức độc lập mới lâu bền và vẻ vang. Hãy xem Giải Thưởng Văn Hóa Phan Châu trinh và Giải sách Hay người ta làm thế nào có được uy tín lớn như thế!

    ReplyDelete