Mới đây, cuộc xét chấm giải thơ văn
năm 2012 của Hội Nhà Văn có khá nhiều khuất tất và sình lầy, đặc biệt có hay
không việc che chắn, lợi ích nhóm, tập hợp phiếu, đánh chặn cả tầm gần lẫn tầm
xa, tôi không muốn nói nhiều về việc này, vì như trên tôi đã viết, với ý định
không muốn tập trung những gì nặng nề vào ông, vì ông không phải là Ban giám
khảo. Nhưng tôi thấy cần chia sẻ một điều căn bản: việc thành viên ban giám
khảo cũng dự thi, quả là “phép lạ về danh dự” – vừa đá bóng vừa thổi còi mà chỉ
có văn học Việt Nam mới có.
Qua trao đổi với bạn bè của Hội Nhà Văn, tôi được biết muốn được chấm giải, các cuốn sách phải chạy đua nước rút đến trước tháng tám hàng năm, để còn đăng ký giải. Và bản thân tôi bỗng nhói lên nỗi nghi ngờ rằng: không biết các ông có đánh chặn tôi từ xa, không cấp giấy phép cho sách của tôi được xuất bản thì khi nào mới được dự thi? Thế là an toàn tuyệt đối!?
GIÁ ĐƯỢC ĐỌ THƠ VỚI TRẦN QUANG QUÝ
(Thư Ngỏ)
Nguyễn Hoàng Đức
Nhà thơ Trần
Quang Quí thân mến, việc đầu tiên tôi xin được chúc mừng ông mới nhận giải
thưởng Thơ 2012 của Hội Nhà Văn với tập thơ Màu tự do của đất. Ông và
tôi xưa nay vẫn có mối quan hệ giao hảo tốt đẹp bình thường, mới đây tôi còn
ngồi uống rượu cùng ông. Đã là quan hệ bình thường thì tại sao phải viết thư
ngỏ? Bởi vì với cương vị Phó giám đốc Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, và nhà thơ nhận
giải, tôi nghĩ rất xứng đáng để coi ông như một cánh cửa, một nhịp cầu đi tới
Hội Nhà Văn. Và những gì tôi viết ở đây không trực tiếp liên quan đến cá nhân
ông, mà chỉ liên quan một chút đến việc của ông. Tôi bất đắc dĩ mới phải viết
thư ngỏ thôi, bởi vì khi tôi hỏi nhiều lần, người ta cứ ấp úng không một lần
nói rõ nghĩa lý do tại sao, mà chỉ nói “để tôi hỏi chúng nó”. Tôi cứ chờ mãi mà
chưa thấy một “địa chỉ” nào. Vậy tôi bám được ông, một địa chỉ mới vừa nhận
giải, nếu phật ý ông, ông ráng chịu nhé.
Thế này, một
nhà bảo trợ thơ có hứa với tôi, sẽ in tập thơ “Ngước lên cao và những bài
thơ khác” của tôi trong mười lăm ngày kể từ trước tết Tân Mão. Tôi đã gửi
cả bản giấy và bản máy tính, nhưng chờ mãi cho đến nay đã ngót 2 năm, một ngày
đã kéo dài thành một tháng rưỡi( dài hơn 45 lần). Vào khoảng tháng 06/2012, nhà
văn Nguyễn Một khi ra mắt cuốn tiểu thuyết “Ngược mặt trời” đã mời bạn
bè ăn trưa tại nhà hàng ở hồ Ha-le. Bên bàn ăn lúc đó có các nhà văn Nguyễn
Đình chính, Sương Nguyệt Minh, Tạ Duy Anh, Văn Giá, nhiều người khác và tôi.
Nhà văn Tạ Duy Anh đã nói không ít hơn ba lần rằng “Tôi đã đọc và duyệt bản
thảo cuốn thơ ‘Ngước lên cao và những bài thơ khác’, nó hay như Sáng thế ký,
giấy phép phải có từ lâu rồi, bốn, năm tháng trước kia, anh bảo ‘họ’ in đi, hay
là ‘họ’ đố kỵ không dám in?”
Mới đây,
cuộc xét chấm giải thơ văn năm 2012 của Hội Nhà Văn có khá nhiều khuất tất và
sình lầy, đặc biệt có hay không việc che chắn, lợi ích nhóm, tập hợp phiếu,
đánh chặn cả tầm gần lẫn tầm xa, tôi không muốn nói nhiều về việc này, vì như
trên tôi đã viết, với ý định không muốn tập trung những gì nặng nề vào ông, vì
ông không phải là Ban giám khảo. Nhưng tôi thấy cần chia sẻ một điều căn bản:
việc thành viên ban giám khảo cũng dự thi, quả là “phép lạ về danh dự” – vừa đá
bóng vừa thổi còi mà chỉ có văn học Việt Nam mới có.
Qua trao đổi
với bạn bè của Hội Nhà Văn, tôi được biết muốn được chấm giải, các cuốn sách
phải chạy đua nước rút đến trước tháng tám hàng năm, để còn đăng ký giải. Và
bản thân tôi bỗng nhói lên nỗi nghi ngờ rằng: không biết các ông có đánh chặn
tôi từ xa, không cấp giấy phép cho sách của tôi được xuất bản thì khi nào mới
được dự thi? Thế là an toàn tuyệt đối!?
Tôi không
muốn tin vào điều này, dù sao nó cũng chỉ là suy nghĩ chủ quan của tôi. Vậy tôi
xin nhờ ông, với tư cách một Phó giám đốc Nhà xuất bản Hội Nhà Văn nơi tôi xin
giấy phép, ông hỏi giúp tôi, đặc biệt nhà văn Tạ Duy Anh là người mà tôi rất
tin tưởng vào trình độ, văn tài và nhân cách chỉ ngồi cách ông có mấy phòng,
rằng đã đọc và duyệt cuốn thơ đó chưa? Nếu tôi muốn có được tấm giấy phép đó
thì lấy ở đâu? (có lẽ khi lấy được tấm giấy phép đó, tôi sẽ ép plastic giữ làm
kỷ niệm về tấm lòng hào hiệp của NXB thôi). Việc này có lẽ quá nhỏ, nhưng có
khi nó lại thể hiện cả một cơ chế lớn. Vậy mong ông giúp đỡ tôi. Ở đời phải có
ganh đua thì giải mới có giá trị, chứ cứ một mình một ngựa phi đến ẵm giải thì
có ý nghĩa gì?
Mong ông dù
giúp hay không giúp hãy trả lời tôi nhé. Nếu ông trả lời công khai thì càng tốt
vì bạn đọc và bạn viết sẽ thấy cái minh bạch sáng giá của danh dự văn học Việt
Nam, còn thấy nó chẳng đáng gì xin ông nói thẳng với tôi cũng được. Xin cám ơn
ông!
NHÀ VĂN NGUYỄN HOÀNG ĐỨC
No comments:
Post a Comment